GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

LONG ĐIỀN - BÀ RỊA VŨNG TÀU

Cập nhật lúc 04:45:27 19-11-2016 (GMT+7) Lượt xem:3369

TINH THẦN LỄ BÁI TRONG ĐẠO PHẬT

DẪN NHẬP: 1- Ý nghĩa và Lý do chọn đề tài. Đại trí và đại bi là hai mặt của tâm Bồ Đề. Đó là chất liệu duy nhất để hoàn thành công hạnh tu tập của mọi hành giả. Điều đó đã được chỉ dạy trong “Phát Bồ đề tâm văn”:



“Làm các việc lành mà bỏ quên tâm chí mong cầu tuệ giác vô thượng thì đó chỉ là làm việc của ma”.
       Nếu đánh mất tâm Bồ đề ấy, dù có làm các việc lành cũng chẳng khác nào việc làm của những kẻ do sự thúc đẩy của tâm bất thiện. Tất cả mọi sự thực hành dễ rơi vào hình thức mà trốùng rỗng về nội dung. Muốn đạt được kết quả thì đòi hỏi hành giả phải có chánh tri kiến trên mọi hành động, lời nói và ý nghĩ của mình.
       Đối với sự phát triển của nhân loại trong thời đại hiẹân nay, Đạo Phật đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Bởi lẽ một quốc độ muốn được phát triển ổn định cần phải được quân bình trên hai phương diện là tinh thần và vật chất. Tinh thần giúp ta nghệ thuật sử dụng vật chất sao cho hướng thượng, hướng thiện và bổ ích thực sự. Trái lại, vật chất phải chuyển tải một ý nghĩa cao thượng và lợi lạc. Nói đúng hơn, cuộc sống phải có văn hóa; tôn vinh văn hóa là hoàn toàn nhân bản. Theo Encydopedia Britanvica: “Văn hóa là những hình thức tổng hợp các kiến thức, niềm tin và hành vi của con người, có nghĩa là bao gồm ngôn ngữ, tư tưởng, tín ngưỡng, phong tục, cấm kỵ, luật lệ, giáo dục, kỹ thuật, nghệ thuật, nghi thức, lễ bái và những yếu tố liên hệ khác”. Lại nữa, các nhà xã hội học như A. Krocher và C. Khuckholm phát biểu: “Trọng điểm của văn hóa bao gồm những tập truyền tư tưởng. Hệ thống văn hóa một mặt được coi như là sản phẩm của hành động, mặt khác là điều kiện thực thi các hành động”. [17-357] Qua những lời phát biểu trên chứng tỏ văn hóa không thể thiếu trong mỗi dân tộc, cộng đồng. Nó hầu như là một hệ thống vận hành của xã hội. Văn hóa là nền tư tưởng liên hệ giữa cuộc sống con người với tạo hóa, từ đó những liên hệ giữa con người với con người được thiết lập. Với tầm quan trọng như vậy, chúng ta dễ dàng nhận biết rằng bất luận vấn đề nào, mỗi khi tầm quan trọng của nó càng cao, nếu không thận trọng thì sự hủy diệt của nó càng lớn. Như Khổng tử nói: “Làm thầy thuốc mà sai lầm thì chỉ giết một người, làm chính trị mà sai lầm thì tàn hại cả đất nước, làm văn hóa mà sai lầm thì gây tai họa cho muôn đời”. Bởi vậy trong lãnh vực văn hoá bất luận phát triển mặt nào cũng cần sự chính xác mới đem đến lợi ích lớn.
       Mỗi dân tộc là mỗi đơn vị đặc thù, mỗi tôn giáo, mỗi trường phái tư tưởng có nét riêng của nó, nét riêng đó được đánh giá qua các sự giao lưu với nhau. Tuy nhiên tất cả phải được đánh giá dưới ánh sáng trí tuệ và chánh kiến. Đức Phật dạy: “Đừng tin tưởng vào những gì vì dựa vào tập quán lưu truyền. Đừng tin tưởng bất cứ một điều gì chỉ vin vào uy tín và thẩm quyền của một người nào đó. Đừng tin tưởng điều gì vì có được nhiều người nói đi nhắc lại. Nhưng hãy tin tưởng vào những gì mà người ta từng trãi nghiệm, thấy là đúng, thấy có lợi cho mình và người khác”. F .L. Woodward, một trong những dịch giả nỗi tiếng về lời dạy của Phật, nói: “Phật giáo là tôn giáo tự mình làm lấy”.
Ở môi trường sinh sống, thế giới tự nhiên không thể đáp ứng hết nhu cầu của con người. Săn băùn rồi cũng hết thú, mùa màng thì bị thiên tai, bệnh tật, chết chóc phát sinh. Từ đó con người có cảm giác bất lực, trông mong một sức mạnh khác giúp đỡ hộ trì. Tôn giáo là yếu tố thiết thực được xem như đời sống tinh thần của con người. Trong quan niệm hiện nay, tôn giáo có vai trò rất lớn. Kant xem tôn giáo như lời đáp cho câu hỏi “Tôi có thể trông mong cái gì?”. “Dù triết học hay khoa học cũng đều thoát thai từ sự ức đoán về bản tính của vạn vật, sự nghiên cứu về con người và xã hội, từ những tính toán mang tính tôn giáo về linh hồn và về phương diện thích hợp tư cách đạo đức của con người. Còn đạo Phật là một tôn giáo với những sắc thái huyền nhiệm lung linh; ở điểm khác, Đạo Phật lại là một thức thuyết sắc bén thực tiễn, có khả năng ứng dụng vào cuộc sống. Ở tôn phái này thì Đạo Phật chấp giữ giáo pháp như một chân lý tuyệt đối và nghiêm ngặt, ở tôn phái kia Đạo Phật phá chấp không nhìn nhận giáo pháp là một chân lý tuyệt đối mà giáo pháp chỉ có giá trị như một phương pháp hướng dẫn con người trong công cuộc tu chứng mà thôi. Tóm lại đạo Phật là sự thể hiện của cuộc đời phồn tạp khúc mắc đa diện, nên cũng có thể nói đạo Phật là đạo của con người nhân đạo. Với đầy những trái ngược phức tạp nhưng vẫn chỉ là một “con người” sống thực với những nhu yếu phức tạp đó, Đạo Phật là tất cả”.
Qua một vài lần mục kích khung cảnh lễ nghi, hình thức lễ bái, người viết không khỏi ưu tư cho sự mất mát về giá trị của lĩnh vực này. Chỉ e rằng mỗi ngày nó sẽ trở thành một phương tiện hay hình thức phục vụ cho mê tín và những tâm hồn bệnh hoạn. Đạo Phật vốn dĩ là đạo trí tuệ, luôn hướng dẫn nhân sinh đến giải thoát, phát huy tự giác để đi đến giác tha. Theo quan điểm Phật giáo, mỗi cá nhân tự thiết lập cuộc sống an lạc cho mình và nhận lấy tất cả những kết quả do hành động, lời nói và suy nghĩ của mình tạo nên.
2- Phạm vi đề tài.
Với tập luận văn này, người viết không dám lạm bàn đến những lĩnh vực cao xa mà chỉ tìm hiểu một phần nhỏ bé trong kho tàng văn hóa đó là “Tinh thần lễ bái”, đặc biệt là tinh thần lễ bái Phật giáo. Do đó, công trình luận văn tập trung thảo luận một số vấn đề sau đây:
      Đối tượng tôn kính trong một số các tôn giáo và Phật giáo.
      Hình thức lễ bái được tìm thấy trong một số tôn giáo và Đạo Phật.
      Ý nghĩa lễ bái được nhấn mạnh trong Đạo Phật.
3- Phương pháp nghiên cứu.
Để làm sáng tỏ các vấn đề trên, người viết tổng hợp nhiều nguồn tài liệu liên quan và vận dụng phương pháp phân tích bình giải đối với các tiêu chí được đề cập trong luận văn. Thực hiện thiên tiểu luận này, người viết chỉ mong chấm phá một nét nhỏ cho nếp sống văn hóa thêm thi vị, góp phần tạo thành ngọn gió mát giữa bầu trời oi bức của mùa hè cháy bỏng mà thôi.
 
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
ĐỐI TƯỢNG TÔN KÍNH
Cho đến nay, khi nói đến khởi thủy của một vài tôn giáo người ta chỉ xây dựng lý thuyết trên ước đoán. Bằng chứng về đức tin của người tiền sử thì quá mong manh. Một vài trường phái chịu ảnh hưởng của thuyết tiến hóa, đã cố gắng dựng lại các giai đoạn của đời sống tôn giáo để tìm ra các tôn giáo có lịch sử. Tuy nhiên dù ở hình thức sơ khai tôn giáo vẫn mang mục đích phô diễn tri giác con người về sự huyền bí hay thánh thiện qua thi ca, nghi lễ, biểu tượng và triết lý. Tri giác thánh thiện đó được xây dựng chặt chẻ với giá trị đạo đức và cơ cấu xã hội. Hiện nay một số dân tộc trên thế giới vẫn duy trì lối sống ở trình độ nguyên thủy, thời kỳ đồ đá. Họ không phải thiếu tinh tế mà phải hiểu các tín ngưỡng và các phong tục đó như một phần kết cấu xã hội được xác định bởi những kỹ thuật thời kỳ nguyên thủy. Họ tin có một lực vô hình vây quanh mình. Lực đó có thể là linh hồn thần thánh hay mara. Lực vô ngôi đó đã thâm nhập khắp mọi nơi, mọi vật, huyền bí và năng động như người. Tôn giáo được thể hiện dưới dạng vật tổ, tín ngưỡng vật linh như thú vật cây cối. Có một số học giả giải thích tôn giáo như một nhu cầu xã hội và tâm lý cá nhân. Nhu cầu và áp lực này nhằm mục đích giải thích về cảm giác của con người về sự huyền bí và giá trị đạo đức. Bên cạnh đó, nó nói lên sự sáng tạo của con người, cho thấy khả năng tự vệ trong những trường hợp cấp bách và khủng hoảng của đời sống. Ở đây chỉ đề cập đến một số tư tưởng và đối tượng được tôn vinh của một số tôn giáo, trường phái trước hay trong thời Đức Phật mà thôi.
Trước hết là sơ lược về định nghĩa của từ ngữ lễ bái:
Lễ: Là những quy tắc nhất định của cung cách qua sự đi, đứng, nói năng trong những Quan hôn tang tế nhằm thể hiện sự tôn kính.
Bái: nghĩa là quỳ lạy bằng cách hạ mình xuống đất trước những bậc Hiền Đức mà mình tôn kính.
Lễ Bái tiếng phạn là Vandana, Tàu dịch âm là Ban Đàm, còn gọi là Hòa Nam, hoặc gọi là Na Mô Tất Yết La, nghĩa là lễ nghi cung cách với hình thức cúi đầu quỳ lạy trước những bậc tiền nhân và Thánh Đức mà mình đã đặt trọn niềm tin quy ngưỡng hướng về, như lạy chư Phật, chư Bồ tát, chư Hiền thánh tăng, lạy cha mẹ, Thầy tổ… Chúng ta quỳ lạy những vị đó nhằm biểu lộ đức tánh khiêm tốn và để tỏ lòng tri ân, báo ân, cũng như học theo và trau dồi những đức tính cao quý ấy.[10,75]
1.1- Đối tượng lễ bái trước thời Đức Phật
Để khảo sát tinh thần lễ bái nói trên người viết xin lược qua một vài hình thức trước và sau thơi Đức Phật để làm sáng tỏ ý nghĩa của nó hơn.
ử     Theo Ấn độ giáo: Cách đây khoảng 4000 năm, nhóm du mục Aryan (Ấn Âu) từ trung Á tràn qua Bắc Ấn. Họ chinh phục các thổ dân trên đường đi qua và đã định cư tại bình nguyên Bắc Ấn. Tôn giáo của họ được truyền và thể hiện ở kinh Vệ đà. Về nghi lễ, họ hiến tế súc vật cho thần linh, theo thời gian việc cúng tế càng trở nên phức tạp. Qua một thời gian quan niệm này được thay thế bằng Brahma. Nghĩa là chiêm nghiệm về vũ trụ, tăng bước tiến của con người đi tìm một hữu thể thần linh duy nhất làm nguồn gốc và đối tượng thờ cúng. Vị thần đó là Brahma. Bên cạnh đó thánh ca thể hiện niềm tin vào một trật tự vũ trụ goi là rta, vừa là quy luật tự nhiên kiểm soát các biến cố, vừa là quy luật đạo đức kiểm soát các hành vi con người. Theo họ Brahman là sức mạnh che chở vũ trụ. Toàn thể vũ trụ hiện hữu do một sức mạnh thần bí. Như vậy Brahman là tên của một thực thể nằm sau thế giới hữu hình. Họ còn quan niệm rằng bên trong của một cá nhân có một Atman hay còn gọi là linh hồn ngự trị trong mỗi cá nhân. Riêng dân bản địa tại xứ này gọi là Druda, theo tín ngưỡng thần mẹ, thần cây. Khi dân Aryan xâm chiếm Ấn Độ, họ tiếp thu và làm phong phú thêm các tín ngưỡng ở đây. Họ tôn thờ mặt trời (surya), mặt trăng (canda), thần chết (yma), thần lửa (Agni). Kinh vệ đà cho thấy họ còn thờ hệ thống thần thánh vệ đà, những vị thánh gần gũi và trực tiếp với họ.
Tóm lại, đa số Hindu giáo tin ở một thượng đế duy nhất, mặc dù họ tín ngưỡng đa thần nhưng chỉ tin ở một vị thượng đế duy nhất. Tuy nhiên theo Shankara (788-820), một nhà thần học vĩ đại nhất của Ấn Giáo, thì con người chỉ giải thoát tinh thần khi đạt tới sự trải nghiệm nội tại nhờ đồng nhất với tuyệt đối thể. Ông cho rằng: “Biểu hiện thông thường giữa chúng ta với Brahman và với một người khác dựa trên sự ngu tối và ảo tưởng. Dưới ánh mắt giác ngộ, vũ trụ là ảo tưởng, đấng sáng tạo cũng là ảo tưởng. Dưới ánh mắt thấp hơn, chúng ta có thể coi vũ trụ là thực và được tạo dựng bởi Brahma (khía cạnh nhân tính của Brahman). Do đó, với thường nhân, tôn kính và nghi lễ là đúng, nhưng với cao nhân, phải vượt qua trình độ đức tin thường để có cái nhìn cao hơn”.[14,32] Đó là Hindu giáo, nhưng đối với Nho Giáo thì sao?
1.2- Đối tượng lễ bái theo quan niệm Nho giáo:
Nho giáo là một trường phái tư tưởng quan trọng của Trung Quốc hơn 2000 năm lịch sử. Người đặt cơ sở đầu tiên là Khổng tử thời Xuân thu. Về sau Mạnh tử thời Chiến quốc và Đổng Trọng Thư thời Tây Hán cũng như các nhà nho đời Tống phát triển học thuyết này hoàn chỉnh hơn.[18,125]. Trong hệ thống tư tưởng của họ chủ yếu là thi, lễ, nhạc, dịch, xuân thu. Đối với Khổng Tử, ông ta ít quan tâm đến nguồn gốc của vũ trụ. Ông cho rằng trời chỉ là giới tự nhiên bốn mùa thay đổi, trăm vật sinh trưởng, nhưng bên cạnh đó ông cũng tin rằng trời là một lực lượng có thể chi phối số phận và hoạt động của con người. Do đó con người phải theo mệnh trời, Ông nói: “Người quân tử có ba điều sợ: sợ mệnh trời, sợ người có đức lớn, sợ lời nói của thánh nhân. Kẻ tiểu nhân không biết mệnh trời nên không sợ. Khinh thường người có đức lớn, khinh rẻ lời nói của thánh nhân”. “Mắc tội với Trời không thể cầu xin ở đâu được”. Khổng Tử rất coi trọng việc cúng tế, tang ma. Ông nói: “Tế thần coi như có thần”. Khi xét về đạo đức con người Khổng Tử coi trọng các mặt như nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, trong đó nhân là quan trọng. Tuy nhiên, theo Khổng Tử, lễ không phải là nội dung hoàn toàn độc lập mà là một biểu tượng đạo đức luôn gắn liền với nhân. Mối quan hệ của nhân và lễ được biểu hiện như sau: Nhân là gốc, là nội dung, lễ là biểu hiện của nhân. Khổng Tử nói: “Người không có lòng nhân thì thực hành lễ sao được. Lễ không có nghĩa là lụa ngọc, cúng phẩm mà phải thể hiện sự cung kính hết mực”. Ở điểm khác Khổng Tử nói: “Cung kính mà không biết lễ thì mệt nhọc, cẩn thận mà không biết lễ thì nhút nhát, dũng cảm mà không lễ thì làm loạn, thẳng thắn mà không biết lễ thì làm Phật ý người khác”. (Thái Bá). Các môn đệ của Khổng Tử thường quan niệm rằng: Chữ lễ của Khổng gia chính là việc hiến tế tổ tiên. Họ chỉ ra rằng các nghi lễ ấy giúp cho việc chuyển hóa và cách tân đời sống. Các nghi thức là thuộc về phép tắc của trời đất. Thực hiện các nghi thức là phụng sự trời đất, là liên thông giao tiếp với các tổ tiên và làm cho xã hội hòa hợp. Trong một gia đình nho giáo, theo lệ thường có một bàn thờ bài vị tổ tiên cùng hình ảnh vị thần quan trọng của họ. Họ thường dâng cúng thức ăn, vàng mã, với hành xử cung kính như cúi lạy, phủ phục và cầu khẩn trong những dịp lễ. Giấy tiền vàng mã được dâng ở bàn thờ, bạc cho tổ tiên, vàng cho thần linh. Khấu lạy là hành vi chủ yếu bày tỏ sự cung kính. Số lần khấu lạy tùy theo vị đang được dâng cúng. “Bốn lần trước linh vị của tổ tiên, trước thần bếp chỉ hai lần, lại tới hàng trăm lần trước Ngọc Hoàng thượng Đế”.[6,179] Tóm lại Khổng Tử là người coi trọng mệnh trời (úy thiên mệnh), đồng thời ông kính trọng quỷ thần nhưng chỉ kính từ xa (kính quỷ thần nhi viễn chi) vì ông cho đó là một thế giới khó có thể hiểu và suy xét. Về con người ông cho rằng tri thiên mệnh là điều kiện thiết yếu để trở thành hoàn thiện. Con người hoàn toàn bị chi phối bởi thiên mệnh.
1.3- Đối tượng lễ bái trong Đạo Phật.
Đối với một Phật tử, khi nói đến đối tượng tôn kính của họ không gì khác là Tam Bảo, tức là Phật Pháp Tăng. Tuy nhiên, để có lợi ích trong sự tôn kính đó đòi hỏi người Phật tử phải có quan niệm về tam bảo như thế nào và thể hiện ra sao cho có nhân bản cũng như tăng trưởng được thiện pháp. Ở đây chỉ nói một cách khái quát mang tính gợi ý hơn là đào sâu và nghiên cứu. Do đó chỉ phác họa một vài nét như sau:
1.3.1- Tôn kính về Phật bảo:
Ngài được xem như là một đấng giáo chủ, một nhà cách mạng xã hội… Ngoài thập hiệu của Ngài (Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điệu Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn), còn có một định nghĩa ngắn gọn như sau: “Cho đến khi nào, này các Tỷ kheo, đối với sáu nội xứ (6 căn) ta đã như thật liểu tri vị ngọt là vị ngọt, nguy hại là nguy hại, xuất ly là xuất ly thì khi ấy đối với thế giới gồm có thiên giới, ma giới, phạm thiên giới, đối với quần chúng gồm sa môn, bà la môn, chư thiên và loài người ta xác chứng vô thượng chánh đẳng giác”[8,21] Với ý nghĩa đó Ngài là người đã được an ổn trước các khổ ách, đã nhận chân sự thật khổ đau hay tác hại của thế giới cảm quan và ý thức cũng như con đường thoát ly khỏi thế giới ấy.
Lại nữa, kinh Tương ưng nêu định nghĩa: “Như Lai, này các Tỷ kheo, là bậc A-la-hán chánh đẳng giác, do yểm ly sắc (thanh, hương, vị) ly tham, đoạn diệt được gọi là bậc giải thoát không chấp thủ” [7,122]. Ở một số bản kinh Ngài được gọi là bậc A-la-hán, nhưng là bậc A-la-hán chánh đẳng giác, bậc đạo sư của loài trời loài người.
Ở Bắc tạng Đức Phật được hiểu như là thực tướng, thực tánh, thực nghĩa của các pháp. Thực tướng ấy thì vô ngã tướng, rời hết thảy các tướng (ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả) rời hết tướng bị chấp thủ hay rời khỏi mọi chấp thủ. Kinh kim cương định nghĩa “Vô sở tùng lai diệc vô sở khứ”, “Như lai tức nhất thiết pháp như nghĩa”, “Nhất thiết pháp giai thị Phật pháp”. Dù ởũ Nam hay Bắc tạng, Phật là đồng nghĩa với giác ngộ, rờụi khỏi ái, thủ, vô minh, hiện thân của sự giải thoát khổ đau.[16,45]
Người Phật tử tôn kính Ngài tức là biểu lộ lòng khao khát được giác ngộ giải thoát như ngài, một con người đã giải thoát không nhờ vào gì khác ngoài nỗ lực và trí tuệ của bản thân.
1.3.2- Tôn kính đối với pháp bảo:
Pháp bảo hay lời Phật dạy là một chân lý tối thượng đối với người cần cầu giải thoát. Các bản kinh Pali thường nhấn mạnh về lời dạy của Phật: “Này các Tỷ kheo, đây là pháp của ta đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, vượt ra ngoài lý luận, dẫn người thực hành đến đoạn tận khổ đau, để người trí tự mình chứng nghiệm”. Người Phật tử bày tỏ sự tôn kính pháp bảo tức là biểu lộ lòng mong muốn đi theo con đường giải thoát ấy. [21,134]
1.3.3- Hình ảnh Tăng già:
Theo Phật học khái luận của TT Thích Chơn Thiện thì: Tăng hay Tăng già là dịch âm từ chữ Sangha của pàli, sanstrit có nghĩa là một nhóm người, một hội chúng sinh hoạt trong cùng một mục đích, một quy luật chung. Về sau, khi đoàn thể đệ tử của Thế Tôn ra đời, danh từ Tăng già thường dùng để chỉ hội chúng xuất gia của Thế Tôn, gồm Tỷ kheo, Tỷ kheo ni, Thức xoa ma na, Sa di, Sa di ni. Có khi chỉ gọi bốn chúng xuất gia. Do đó Tăng hay Tăng già còn được gọi là Tăng bảo, ngôi báu thứ ba trong ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng. [21,359]
Dù định nghĩa như thế nào thì hình ảnh Tăng già mãi mãi vẫn là viên ngọc quý giữa cuộc đời. Tăng già là người trực tiếp đem ánh sáng Phật pháp vào đời, là đại biểu duy nhất gìn giữ và xiển dương giáo pháp Đức Như Lai. “Những bậc đạt rõ ràng các thánh đế mà bậc trí tuệ thậm thâm đã giao truyền”[11]. Tăng già là nơi nương tựa an ổn cho thế gian. Một vị Tăng giữ giới, một vị Tăng thanh tịnh là ruộng phước cho nhân thiên. Chính vì vậy, Phật nêu lên ý nghiệp ban đầu cho người cư sĩ là kính trọng tin tưởng Tăng già. Thái độ này đủ để đưa họ về thiên giới. Chỉ đơn giản, tâm kính trọng phát khởi thì tâm ngã mạn biến mất, điều đó nói lên sự lợi lạc của lòng tôn kính. Vì tâm ngã mạn là độc tố khiến con người trở thành thấp hèn, người Phật tử xây dựng nếp sống cao thượng bắt đầu bằng thái độ khiêm hạ trong cuộc sống. Tâm khiêm hạ đó có được là nhờ vào sự kính trọng của minh đối với bậc đáng kính trọng. Không thể có tâm khiêm hạ khi lòng kính trọng vắng bóng. Khi tâm khiêm hạ đặt đúng nơi, đúng đối tượng thì một công đức lớn đã thành tựu. Trong Kinh tăng chi II, Đức Phật nói đến năm lợi lạc do thân cận với một vị xuất gia như sau:
“Khi nào, này các Tỷ kheo, các người xuất gia giữ giới đi đến với gia đình cư sĩ, tại đây do năm trường hợp người cư sĩ được nhiều công đức. Thế nào là năm?
Khi nào, này các Tỷ kheo, các người xuất gia giữ giới đi đến với nhà cư sĩ, khi trông thấy những vị xuất gia giữ giới này tâm họ được tịnh tín. Này các Tỷ kheo, như vậy trong lúc ấy gia đình kia đã đặt chân trên con đường đến cõi trời.
Khi nào, này các Tỷ kheo, các người xuất gia giữ giới đi đến với gia đình cư sĩ, khi trông thấy những vị xuất gia giữ giới này, họ đứng dậy đảnh lễ và mời ngồi. Này các Tỷ kheo, như vậy trong lúc ấy gia đình kia đặt chân lên con đường đưa đến sự cao sang.
Khi nào, này các Tỷ kheo, các người xuất gia giữ giới đi đến với gia đình cư sĩ, khi trông thấy những vị xuất gia giữ giới này, họ từ bỏ cấu uế của xan tham. Này các Tỷ kheo, như vậy trong lúc ấy gia đình kia đã đặt chân trên con đường đưa đến đại uy lực.
Khi nào, này các Tỷ kheo, các người xuất gia giữ giới đi đến với gia đình cư sĩ, khi trông thấy những vị xuất gia giữ giới này, họ tùy theo khả năng, tùy theo năng lực liền san sẻ vật bố thí. Này các Tỷ kheo, như vậy trong lúc ấy gia đình kia đã đặt chân trên con đường đưa đến tài sản lớn.
Khi nào, này các Tỷ kheo, các người xuất gia giữ giới đi đến với gia đình cư sĩ, khi trông thấy những vị xuất gia giữ giới này, họ thưa hỏi những câu hỏi, lắng nghe chánh pháp. Này các Tỷ kheo, như vậy trong lúc ấy gia đình kia đã đặt chân trên con đường đưa đến đại trí tuệ.
Khi nào, này các Tỷ kheo, các người xuất gia giữ giới đi đến với gia đình cư sĩ, tại đây do năm trường hợp, học được nhiều công đức”.[1,246]
Tục ngữ có câu “Trọng thầy mới được làm thầy”, điều này muốn nói lên luật nhân quả. Nếu đối xử với người khác bằng tâm khinh miệt thì sẽ trở thành kẻ hèn kém. Nếu khởi ác tâm thì sẽ trở thành chúng sanh xu hướng về địa ngục ngạ quỷ. Nếu nuôi dưỡng thiện tâm thì trở thành chúng sanh sinh về cõi trời. Ở đây chúng ta phải hiểu rằng bên trong chiều sâu tâm linh tác động nhân quả rất sâu sắc, những cảnh giới an lạc hay đau buồn luôn hiện hành từ tâm.
Nói tóm lại, nếu chúng ta hiểu đúng giá trị và ý nghĩa của Tam Bảo, mỗi khi chúng ta cung kính, lễ bái, tất cả việc làm ấy đều nhắm đến giải thoát và hoàn thiện nhân tính. Để thấy được ý nghĩa đó chúng ta thường xem một vài lời dạy của Thế tôn qua bản kinh Thiện sanh.
1.3.4- Đức Phật dạy qua kinh Thiện sanh.
Khi đức Thế Tôn đi khất thực ở thành La Duyệt Kỳ, ngài trông thấy con trai của một trưởng giả tên Thiện Sanh đi đến khu vườn công cộng hướng đến các phương Đông, Tây, Nam, Bắc, Trên, Dưới lễ lạy khắp cả. Ngài hỏi lý do việc làm ấy và chàng thanh niên Thiện Sanh cho biết ông làm đúng theo di chúc của người cha. Phật Bảo Thiện Sanh: “Này con trai trưởng giả! Quả có cái tên các phương đó chứ không phải không, nhưng trong pháp của bậc hiền thánh chẳng phải lễ sáu phương như thế là cung kính đâu”. Thiện Sanh thưa: “Cúi xin Đức Thế Tôn thương dạy cho con cách lễ sáu phương theo pháp của hiền thánh”. Thế Tôn dạy…” ngươi nên biết ý nghĩa sáu phương. Sáu phương là gì?
1.     Phương Đông là cha mẹ
2.     Phương Nam là sư trưởng
3.     Phương Tây là thê thiếp
4.     Phương Bắc là bạn bè thân thích
5.     Phương trên là các bậc trưởng thượng, Sa môn, Bà la môn.
6.     Phương dưới là tôi tớ”
Đức Thế tôn muốn chỉ dạy cho Thiện Sanh sự cung kính một cách thiết thực và ý nghĩa.
Đảnh lễ phương đông: Ở đây Đức Phật dạy phương Đông là Cha Mẹ. Điều đó không gì khác là sự hiếu thuận và phụng dưỡng cha mẹ. Đạo Phật thường nói “Cha mẹ tại tiền như Phật tại thế”. Đối với Ấn Độ giáo, quan niệm cha mẹ như thượng đế, là đấng tối cao nhất của nhân sinh. Đức Thế Tôn dạy phương pháp đảnh lễ đó bằng những việc làm thiết thực nhất, có ý nghĩa và lợi lạc ngay hiện tại. “Những ai đền ơn cha mẹ bằng cách nuôi dưỡng dâng cúng với của cải vật chất tiền bạc thì không bao giờ đủ để đáp đền ơn cha mẹ. Nhưng này các Tỷ kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin Tam Bảo thì khuyến khích cho có lòng tin Tam Bảo, đối với cha mẹ sống tà giới, thì khuyến khích vào chánh giới, đối với cha mẹ sinh khởi tham, thì khuyến khích bố thí, đối với cha mẹ tà kiến thì khuyến khích vào chánh kiến, cho đến như vậy này các Tỷ kheo, là làm đủ và đáp ơn đủ cho cha mẹ”[2,75] Những yếu tố sau đây được Đức Thế Tôn dạy trong kinh Thiện sanh:
       Con cái phải có năm bổn phận đối với cha mẹ:
       Cung phụng không để thiếu thốn
       Muốn làm gì thưa cha mẹ biết
       Không trái điều cha mẹ làm
       Không trái điều cha mẹ dạy
       Không cản chánh nghiệp cha mẹ làm
Đảnh lễ phương Nam là đảnh lễ sư trưởng:
Đức Phật chỉ dạy phương pháp thiết lập mối quan hệ hiếu đạo giữa thầy và trò. Bởi lẽ, sinh ta là cha mẹ, tác thành cho ta nên người, có lợi ích, có địa vị trong xã hội không nơi đâu khác là học đường, là bậc sư trưởng. Chính nơi đó tạo cho ta nghề nghiệp vững vàng để mưu sinh, dạy cho ta nhân cách làm người. Điều đó được thể hiện qua những yếu tố sau:
       Hầu hạ cung cấp điều cần
       Kính lễ cúng dường
       Tôn trọng quý mến
       Thầy có dạy bảo điều gì, không trái nghịch
       Thầy có dạy bảo điều gì, nhớ kỹ không quên. Kẻ làm đệ tử cần phải thờ kính sư trưởng với năm điều ấy.
Đảnh lễ phương Tây là đối xử tốt với thê thiếp:
Đây là mối quan hệ giữa vợ và chồng. Mỗi gia đình là một xã hội thu nhỏ, mỗi cá nhân là một tế bào của xã hội, mối quan hệ này nếu tốt đẹp thì xã hội sẽ tốt đẹp. Đạo Phật có đặc thù khác với các tôn giáo khác là xây dựng tình thương bằng hành động thiết thực và từ tâm. Hạnh phúc vợ chồng không thể có ở sự miễn cưỡng, bắt ép. Nó phải được xây dựng qua những nghĩa cử sau:
Chồng đối với vợ:
       Lấy lễ đối đãi nhau
       Oai nghiêm không nghiệt
       Cho ăn mặc phải thời
       Cho trang sức phải thời
       Phó thác việc nhà
Đáp lại người vợ dùng năm cách để đối đãi với chồng:
       Dậy trước
       Ngồi sau
       Nói lời hòa nhã
       Kính nhường tùy thuận
       Đón trước ý chồng
Đó là những yếu tố tôn trọng lẫn nhau giữa vợ chồng, tuyệt đối cần thiết cho hạnh phúc lứa đôi và hạnh phúc gia đình nói chung. Thay vì chỉ là một lời nói suông hay thực thi theo một phong tục tập quán mơ hồ như Thiện sanh, nếu con người sống thực tế như lời Đức Phật dạy thì cuộc sống sẽ hòa ái, an ổn, thanh bình,  không còn lo sợ.
Đảnh lễ phương Bắc là đối xử tốt với bạn bè, thân thích:
Dù sống ở đâu con người cũng phải theo quy luật cộng sinh mới tồn tại, cả loài vật cũng vậy. Theo nghĩa này, Đức Phật dạy về mối quan hệ với bạn bè cũng như người thân trong gia đình, họ hàng làng nước của chúng ta. Mối quan hệ này có giá trị rất lớn cho sự tồn tại và thăng tiến của mỗi cá nhân. Nhờ có mối quan hệ bạn bè mà cuộc sống trở nên có ý nghĩa và thi vị. Tục ngữ có câu “Giàu nhờ bạn, sang nhờ vợ”. Cuộc sống có tốt đẹp hay không một phần nhờ vào sự thực hiện tốt các mối quan hệ giữa con người và con người. Đối với bạn bè, thân thích, Đức Phật khuyên như sau:
       Chu cấp
       Nói lời hiền hòa
       Giúp đạt mục đích
       Đồng lợi
       Không khi dối
Ngược lại bạn bè thân thích cũng có năm điều đối lại:
       Che chở cho mình khỏi buông lung
       Che chở cho mình khỏi hao tài vì buông lung
       Che chở khỏi sự sợ hãi
       Khuyên răn nhau lúc ở chỗ vắng người
       Thường ngợi khen nhau
Đảnh lễ phương dưới là đối xử tốt với tôi tớ:
Đây là mối quan hệ giữa người chủ với người giúp việc, tôi tớ, giữa người lãnh đạo với công nhân của mình. Nhất là trong xã hội hiện đại hóa, nhiều công ty doanh nghiệp đang phát triển. Gia đình nào cũng có người giúp việc. Thiết nghĩ đây là một phương pháp bảo tồn mối quan hệ trên tốt đẹp lợi lạc nhất. Trong lịch sử, từ ngàn xưa cho đến nay, các cuộc thay ngôi đổi vị, bất đồng chính kiến, mâu thuẩn xung đột là do mối quan hệ này không được đảm bảo. Chủ và tớ, chủ doanh nghiệp với công nhân, người thi hành luật pháp với nhân dân, nếu xẩy ra xung đột thì tổ chức sẽ sụp đổ hay tồn tại một cách èo uột. Do đó, muốn giữ vững tổ chức đòi hỏi phải thiết lập mối quan hệ đó trên phương diện đạo đức. Về phương diện này, Đức Phật dạy như sau:
Năm điều sai bảo của chủ đối với tớ:
       Tùy khả năng mà sai sử
       Phải thời cho ăn uống
       Phải thời thưởng công lao
       Thuốc thang khi bệnh
       Cho có thời giờ nghỉ ngơi
Bên cạnh đó người làm cũng có năm điều thiết yếu để cung kính đối đãi phụng sự chủ của mình:
       Dậy sớm
       Làm việc chu đáo
       Không gian cắp
       Làm việc có lớp lang
       Bảo tồn danh giá chủ.
Đức Phật dạy rằng “Này Thiện Sanh, nếu chủ đối với tớ được như vậy thì phương ấy an ổn không điều chi lo sợ”.
Đảnh lễ phương trên là đảnh lễ các bậc trưởng thượng, sa môn, bà la môn:
       Đây là yếu tố để giữ vững mối quan hệ tốt đẹp giữa tu sĩ với cư sĩ.
Tăng già, những bậc chân tu, là người kế thừa mạng mạch của Như lai, là người truyền bá chánh pháp của Chư Phật. Đời sống của chư Tăng là đời sống của pháp, mỗi cử chỉ hành động, lời nói của họ đều khế hợp với Phật pháp và mang ý nghĩa phụng sự đạo pháp. Cuộc sống tu sĩ giản dị nhưng thanh cao, là suối nguồn cho dòng chảy Từ Bi. Chính vì vậy kính lễ tu sĩ là kính lễ chánh pháp, hộ trì tu sĩ là hộ trì chánh pháp. Được như vậy là đóng góp vào việc xây dựng an lạc cho cuộc đời và cho tự thân người hộ trì. Phương pháp đó được đức Thế Tôn dạy như sau:
       Người cư sĩ đối với tu sĩ:
       Thân hành từ ái
       Khẩu hành từ ái
       Ý hành từ ái
       Đúng thời cúng dường
       Không đóng cửa khước từ
Ngược lại người cư sĩ được chỉ dạy những điều sau:
       Ngăn ngừa chớ để làm ác
       Chỉ dạy điều lành
       Khuyên dạy với thiện tâm
       Cho nghe những điều chưa nghe
       Những gì đã được nghe làm cho hiểu rõ
       Chỉ vẽ con đường sanh thiên.
Tóm lại, đối tượng thờ lạy của con người rất đa dạng, từ tín ngưỡng vật linh của những bộ tộc nguyên thuỷ đến thuyết đa thần của các dân tộc sơ khai, chủ trương nhất thần và thuyết thiên mệnh của các xã hội văn minh… tất cả đều trở thành đối tượng nương tựa và tuân phục của con người. Phần lớn các tôn giáo trên thế giới đều được xây dựng trên cơ sở lòng tin. Nhìn chung, mỗi hình thức tín ngưỡng hay tôn giáo đều có đối tượng tôn kính riêng, thể hiện lòng khát ngưỡng hoàn thiện của con người. Riêng với Đạo Phật, đối tượng tôn kính là tam bảo; Phật, Pháp, Tăng, biểu trưng tính chân thiện trong cuộc đời mà mỗi con người đều có khả năng hoàn thiện. Người Phật tử thể hiện sự tôn kính tam bảo tức là họ đang quay về với chính mình và phát huy khả năng hoàn thiện ấy trong mỗi sắc thái và hành động.
  
CHƯƠNG 2
HÌNH THỨC LỄ BÁI
       Đi đôi với đối tượng tôn kính những hình thức lễ bái được tìm thấy trong các tôn giáo. Tuy nhiên, tùy phong tục tập quán của mỗi quốc độ, mỗi tôn giáo, mỗi địa phương mà có nhưng hình thức lễ bái khác nhau. Chính vì vậy trong xã hội không ít hình thức lễ bái mang tính dị đoan, thiếu trí tuệ và không lợi ích gì cho cuộc sống. Đạo Phật không chủ trương sự cầu khẩn, mặc khải hay dựa vào thế lực khác mà chính mỗi người phải nhận lấy trách nhiệm trước lời nói, ý nghĩ và hành động của mình. Đạo Phật xem hình thức lễ bái chỉ là phương tiện, vận dụng phuơng tiện ấy để đạt đến thanh tịnh và giác ngộ. Hình thức và nội dung, hay phương tiện và mục đích phải tương thích mới đạt đến kết quả cao. Để hiểu được điều đó, người viết trình bày sơ lược một vài hình thức lễ bái được tìm thấy trong một số tôn giáo.
2.1 - Hình thức lễ bái trước thời Đức Phật:
       Ở Ấn Độ, như chúng ta biết, có nhiều tôn giáo và tín ngưỡng mà đấng tối cao là đối tượng tôn kính tuyệt đối của các tín đồ. Người Ấn biểu lộ sự tôn kính của mình dưới nhiều hình thức. Về sau, Đạo Phật cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi các hình thức này. Một vài hình thức lễ lạy cơ bản trong Đạo Phật giúp chúng ta hình dung được cách lạy của người Ấn Độ. Lúc đức Thế Tôn còn tại thế, các đệ tử khi gặỉp Ngài đều quỳ xuống đặt đỉnh đầu lên hai bàn chân của Ngài. Hai bàn tay trãi ra như đang nâng chân đức Thế Tôn, thể hiện sự chí kính của mình. Người Ấn có các cách lạy tiêu biểu sau:
       Tồn cứ lễ: nghĩa là lễ bái bằng cách một chân quỳ lạy. Thỉnh thoảng ta cũng gặp một vài kinh hay hình ảnh trong tượng cổ mô tả cách lạy này.
       Khởi cử lễ: Nghĩa là dùng nghi thức bước một bước lễ một lạy. Sau này ở Trung Quốc thường xử dụng và có tên gọi là “Nhất bộ nhất bái” hay “Tam bộ nhất bái”
       Hữu nhiễu tam thất lễ: Nghĩa là lễ một lạy rồi đi nhiễu ba vòng về phía bên hữu của đối tượng cung kính đó.
       Tạ lễ: Nghĩa là lễ bái bằng cách ngồi xuống đất cúi đầu lạy, tức là lạy bằng cách ngồi.[9,82]
Trong Phật giáo Tây Tạng, lạy Phật là một pháp mơn tu căn bản. Trước khi nhập thất các vị Lạt Ma lạy một trăm ngàn lạy, trong ba tháng mười ngày. Đây là một sự chuẩn bị cho thời gian hạ thủ cơng phu trên hai phương diện thân và tâm. Cách lạy của người Tây Tạng cũng khác với chúng ta là họ lạy nằm dài hết cả người xuống đất. Cĩ nhiều người dùng tấm ván lót lạy, tấm ván trở nên bĩng nhống, hai chỗ bàn tay chạm lỏm xuống sâu. Ở nước ta, cĩ đạo Cao Đài cũng có nhiều cách lạy đáng chú ý chẳng hạn như lạy nhất kỳ, nhị kỳ, Tam kỳ, lạy đức Chí tơn, lạy đức Phật Mẫu, lạy thần thánh… nhìn chung các hình thức lễ lạy như sau: Đứng thẳng người, mắt hướng vào thiên bàn, tay bắt ấn tý, xá sâu ba xá, chân trái bước tới, chân phải quỳ xuống, chân trái quỳ theo. Đưa ấn tý lên trán niệm Nam mơ Phật, đưa qua bên trái niêm Nam mơ Pháp, đưa bên phải niệm nam mơ Tăng. Cơ bản là như vậy.
2.2- Hình thức lễ bái trong Nhân gian:
       Thờ cúng và lễ bái là một đạo lý truyền thống của các dân tộc trên thế giới. Trong các triều đại quân chủ, thờ cúng lễ bái được xem là nghĩa cử cao đẹp nhất mà con người thể hiện đối với tiền nhân. Bởi vậy trong cơ cấu triều chính có riêng một bộ đặc trách việc thờ cúng lễ bái gọi là bộ lễ. Tuy vậy cách lạy của họ thường rơi vào ba động cơ sau:
1.     “Ngã mạn lễ: Nghĩa là người lạy vì hồn cảnh bắt buộc phải hành lễ nhưng thâm tâm của họ khơng muốn lạy, do đĩ họ lạy với cử chỉ ngạo nghễ, thái độ kiêu căng, khơng phải là lễ độ cung kính. Đầu lạy khơng sát đất, đứng lên cúi xuống cẩu thả cho qua việc. Cĩ thể họ vì sợ mất thể diện với bạn bè hoặc sợ dơ bẩn quần áo quý giá của mình nên buộc lịng phải lễ bái theo kiểu ngã mạn. sợ chê là bất hiếu, bất trung… cũng như quý trọng quần áo và bạn bè hơn ơng bà tổ tiên. Cách lạy đĩ gọi là ngã mạn lễ.
2.     Cầu danh lễ: Nghĩa là người lạy vì cầu danh vọng, quyền tước qua sự chú ý và ngợi khen của cấp trên cũng như lấy lịng quần chúng ủng hộ. Khi cĩ cấp trên hay quần chúng chú ý thì họ lễ lạy cịn khơng thì họ biếng nhác và giải đãi. Như vậy họ lễ lạy vì mọi người chứ khơng phải cho chính họ.
3.     Thân tâm cung kính lễ: Nghĩa là người lễ lạy thể hiện thân tâm cung kính thật sự”.
Nghi thức là một yếu tố quan trọng cho cuộc sống, bởi vậy từ ngàn xưa Trung Hoa đã hình thành nên cuốn kinh lễ. trong Khổng gia xưa nay, người ta rất coi trọng nghi thức và nghi lễ. Họ xem xét kỹ lưỡng việc dùng các lễ nghi và hiểu rằng lễ nghi giúp cho việc chuyển hĩa, cách tân đời sống. Họ cho rằng nghi thức là thuộc về phép tắc của trời đất, thực hiện nghi thức tức là phụng sự trời đất, là liên thơng giao tiếp với các tổ tiên và làm cho xã hội hịa hợp. Đây cũng là mặt tiêu biểu của đời sống gia đình và cộng đồng, một đời sống gắn với nguyên tắc hệ thống thứ bậc và quan hệ xã hội. Lễ bái cịn là một đạo nghĩa nhằm tiêu biểu ý chí tơn kính, tưởng niệm đến ân đức sâu dày của tổ tiên ơng bà, nhắc nhở mọi người làm trịn bổn phận con cháu tơng mơn. Dưới đây là một vài hình thức tiêu biểu:
       Theo Khổng giáo, hình thức con người đứng thẳng là tiêu biểu cái uy của kẻ sĩ. Hai tay cung thủ nghĩa là hai tay nắm lại nhau tiêu biểu cho cái dũng của thánh nhân. Trước khi lạy hai tay cung thủ đưa lên trán, kế đến đưa sang phải, rồi đưa sang trái là tiêu biểu cho tam tài (trời, đất và người). Khi lạy, hai tay cung thủ chống lên đầu gối chân mặt và quỳ chân trái xuống trước là tiêu biểu cho sự tơn kính mà khơng mất tư thế cái uy dũng của kẻ sĩ. Cúi đầu xuống đất là tiêu biểu cho sự cung kính những bậc mà mình đảnh lễ. Đĩ là cung cách và ý nghĩa tổng quát mà khổng giáo quan niệm.
2.3 - Hình thức lễ bái trong Đạo Phật:
       Lễ bái là một nghĩa cử cao đẹp trong việc đặt niềm tin và quy ngưỡng hướng về Chư Phật, chư Bồ Tát và chư Hiền Thánh Tăng. Quỳ lạy tức biểu lộ đức tánh khiêm tốn và để tỏ lòng tri ân, báo ân mà người Phật tử hằng tạc dạ ghi tâm, ân triêm công đức. Bên cạnh đó, trong Phật giáo sự lễ bái còn tiêu biểu nhiều ý nghĩa khác như chánh quán lễ, phát trí thanh tịnh lễ, thật tướng bình đẳng lễ và biến nhập pháp giới lễ. Trước hết chúng ta chỉ đề cập đến cách lễ bái của hàng Phật tử, còn những cách trên sẽ được trình bày ở chương ý nghĩa.
2.3.1-  Cách lạy của người Phật tử:
       Trong Đại Đường Tây vức ký quyển 2 ghi; Ấn Độ có 9 cách lạy được gọi là Tây vức cửu nghi như sau:
       Phát ngôn úy vấn lễ: Nghĩa là lễ bái bằng cách mở lời vấn an
       Phủ thủ thi kính lễ: Lễ bái bằng cách cúi đầu xuống
       Cử thủ cao ấp lễ: Nghĩa là lễ bái bằng cách dơ tay cao vái chào
       Hiệp chưởng bình cung lễ: Nghĩa là lễ bái bằng cách chấp tay ngang bằng vái chào đối tượng thi lễ.
       Khuất tất lễ: Nghĩa là lễ bái bằng cách quỳ gối.
       Trường quy lễ: Nghĩa là lễ bái bằng cách quỳ nằm dài ra.
       Thủ tất cứ địa lễ: Nghĩa là lễ bái bằng cách hai tay và hai đầu gối quỳ sát đất.
       Ngũ luân cu khuất lễ: Nghĩa là lễ bái bằng cách năm vóc đều cúi xuống.
       Ngũ thể đầu địa lễ: Nghĩa là lễ bái bằng cách năm vóc gieo xuống đất.
Chín cách lạy này về sau đã đi vào Phật giáo, thỉnh thoảng vẫn thấy sử dụng ở một số tông phái.
 
2.3.2- Cách lạy của bậc Đại Thừa Bồ Tát:
Cách lạy này còn gọi là cách lạy của thánh giáo, thuộc về lý. Mục đích là thể nhập pháp giới tánh của chư Phật. Tức là thế giới thuộc về pháp tánh của chư Phật an trụ và thấy thẳng được Phật thân, thấy được pháp thân thanh tịnh của chư Phật.
       Chánh quán lễ: Nghĩa là quán chiếu pháp thân chân chính của chư Phật hiện ra trước mặt. Vận dụng thiền quán chiếu soi Phật thân hiện ra trước mặt để lễ lạy.
       Phát trí thanh tịnh lễ: Với người thực hành thiền định phải tu tập thiền quán cho đến khi trí tuệ thanh tịnh phát sanh từ nơi chân tâm mà không phải trí tuệ thanh tịnh phát sanh từ nơi thức tâm. Khi trí huệ thanh tịnh phát sanh từ chân tâm là Phật trí trong bản tâm thanh tịnh của mình và dùng nó để đảnh lễ pháp thân chư Phật trong mười pháp giới. Pháp thân của chư Phật trong mười pháp giới đều phát sanh từ nơi bản tâm thanh tịnh, trí tuệ thanh tịnh của mình cũng phát sanh từ nơi bản tâm thanh tịnh chung của mười pháp giới. Do đó, người lễ bái một đức Phật là lạy tất cả chư Phật trong mười phương không ngăn ngại.
       Thật tướng bình đẳng lễ: Cách lạy này phải dùng trí tuệ để quán chiếu thật tướng của vạn pháp thể hiện một cách bình đẳng, không sai biệt. Không có nhân, ngã, bỉ và thử. Người lễ bái không thấy có mình lạy và người để cho mình lạy. Dùng trí tuệ quán chiếu thật tướng vạn pháp để nhận thấy rằng: Mình và người, thể và dụng, phàm và thánh thảy đều vắng lặng không hai.
       Biến nhập pháp giới lễ: Tức là vận dụng trí tuệ bát nhã thanh tịnh của mình quán chiếu thân và tâm nơi chính mình biến nhập vào pháp giới tánh của vạn pháp một cách dung thông. Pháp giới tánh không bờ mé, là nơi Chư Phật thường an trụ để hiện thân hóa độ chúng sanh.
Mỗi tôn giáo, tín ngưỡng hay xã hội đều có những hình thái lễ nghi tôn kính khác nhau, thể hiện ước vọng tôn kính của con người đối với những đối tượng mà họ nhận thấy đáng tôn kính, trân trọng và tri ân. Đối với Đạo Phật, lễ bái, nghi lễ được xem là một phương tiện, vừa thể hiện nghĩa cử cao đẹp trong cuộc sống, vừa phản ánh một động thái chánh niệm của người Phật tử trong quá trình tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ.
 
 
 
Chương 3
Ý NGHĨA LỄ BÁI
       Khổng Tử nói: “Trị dân bằng quyền hành, chỉnh dân bằng hình phạt, dân tránh điều lỗi nhưng không biết hổ thẹn. Trị dân bằng đức hạnh, chỉnh dân bằng lễ, dân biết khổ hạn mà sửa mình”. Cuộc sống nếu không có nguyên tắc đạo đức thì tất cả sẽ bị rối loạn và hủy diệt. Nguyên tắc đạo đức không những giúp cho xã hội thanh bình mà còn bảo đảm sự phát triển và tồn tại lâu dài hơn. Nguyên tắc ấy bắt nguồn từ ý niệm tôn kính và nó bao trùm tất cả các mối quan hệ khác. Khổng Tử đã đặt chữ lễ vào trung tâm của hệ thống đạo đức mà ông đề xướng, nó còn có giá trị xứng hợp trong phạm vi các quan hệ xã hội. Truyền thống nho giáo cho rằng cả trời đất cũng nhờ lễ mà tồn tại, cũng là khuôn mẫu cho các quan hệ xã hội. Theo nguyên tắc này người ta luôn luôn cư xử một cách kính trọng đối với người khác. Mỗi con người đều có liên hệ với tất cả những người khác trong xã hội, do đó vai trò và bổn phận của cá nhân rất quan trọng. Khổng Tử nói: “Vua phải ra Vua, bề tôi ra bề tôi, cha ra cha con ra con”[15,126]. Khổng giáo không viện đến luật của Thượng Đế mà tìm thấy ở những hành vi đạo đức và nghi lễ trong đời sống xã hội. Đây là những công cụ đầy quyền năng cho sự tự chuyển hóa mình và môi trường xung quanh. Cả nghi lễ và phép tắc về lễ, thực ra đều được rứt ra từ những mô hình phổ biến trong toàn bộ thực tại. Tuân Tử nói rằng: “Thông qua lễ mà trời và đất hòa hợp, mặt trăng và mặt trời tỏa sáng, bốn mùa tuần tự và tinh tú giữ đường đi của chúng, các dòng sông trôi chảy và vạn vật nảy nở, lòng yêu lòng hận bốc lên, lòng vui lòng giận kềm chế. Lễ khiến cho kẻ dưới phục tùng và kẻ trên có danh tiếng… chẳng phải lễ là chỗ tột cùng của văn hóa đó sao?” hoặc “Lễ nghĩa liêm sĩ là bốn cái giường để duy trì giữ vững quốc gia. Bốn giường vó ấy nếu không căng được lên, nghĩa là người trong nước vô lễ, vô nghĩa, vô liêm sỉ thì quốc gia sụp đổ và diệt vong” [13,309]
       Đối với người học Phật, vấn đề lạy Phật là một phương tiện hết sức thù thắng, giúp cho hành giả tăng trưởng thiện pháp và thể nhập Phật tánh. Lại nữa, pháp môn này nếu được xây dựng trên niềm tin, thì có thể phát sinh tất cả công đức mà người học Phật đang mong cầu.
                   “Tín vi đạo nguyên công đức mẫu
                   Trưởng dưỡng nhất thiết chư thiện căn
                   Thoát ly sanh tử, xuất mê lưu
                   Trực vãng niết bàn vô thượng đạo”
                   (Tín là nguồn đạo, là mẹ công đức
                   Nuôi dưỡng căn lành làm cho lớn mạnh
                   Giải thoát sanh tử, ra khỏi dòng mê
                   Đến thẳng niết bàn, chứng vô thượng tuệ)
       Việc lễ Phật với lòng chí thành chí tín khiến cho hành giả phát triển hạnh lành và loại bỏ tà niệm. Lạy Phật ở đây không phải van xin tha tội hay cầu một sự cứu rỗi nào đó, mà lạy Phật sẽ thu nhận được những thiện pháp như sau:
3.1- Sự tôn kính trong lễ bái:
       Mỗi con người sống trong xã hội phải có sự tương duyên. Trong sự tương duyên đó con người được tồn tại và phát triển. Do đó, cuộc sống hay sự tồn tại của mỗi người đã mang ý nghĩa hàm ơn. Nếu thiếu sự tôn kính thì đạo đức không còn và muôn vật không tồn tại. Nhưng nếu con người chỉ biết bảo vệ bản ngã, tự cao, cứ cho ta là trung tâm của vũ trụ, không biết thừa nhận bản chất duyên sinh của hiện hữu thì không thể tiếp nhận sự tiến bộ về đạo đức tâm linh và dễ rơi vào các hành động bản năng. Nếu một người biết tôn kính điều tốt thì ngay từ ý niệm ban đầu họ đã phát sinh thiện pháp và nhất định sẽ đạt được điều đó. Chẳng hạn như khi lạy Phật, chư vị bồ tát, các bậc tôn túc thì nghĩ rằng mình không bì kịp các ngài, động lòng trắc ẩn, cảm thấy hổ thẹn, bấy giờ tâm lý ngã mạn biến mất. Thấy được mình quá ư nhỏ bé, thấp hèn thì lòng khiêm hạ phát sanh, đó chính là công đức. Bên cạnh đó, sự cung kính vì nhớ ân trọng nghĩa thì linh khí kẻ mất người còn giao cảm nhau, hổ tương và chuyển hóa cho nhau. Như vậy người tôn kính đó sẽ dễ thành tựu được những gì như đấng họ tôn kính đã thành tựu. Vì không nắm bắt được ý nghĩa của sự tôn kính và lễ lạy, không ít Phật tử thường hiểu chư Phật, Bồ tát, thánh hiền như một vị thần linh có quyền ban phước giáng họa và do đó họ tỏ lòng tôn kính chỉ vì mục đích cầu xin. Chúng ta phải hiểu chư Phật là bậc giải thoát, bậc toàn trí chứ không phải toàn năng. Cảm cái ân của ngài vì lòng từ bi muốn cho nhân loại nhận chân thực tại để thoát ly ràng buộc khổ đau mà ta kính lễ ngài. Bởi vậy sự tôn kính, sự lễ lạy phải hợp với lý vô thường, luật nhân quả nghiệp báo, chứ không thần thánh hóa hay mê tin dị đoan; có vậy mới có cơ hội sửa mình và noi gương ngài.
Đối với Phật Pháp, tôn kính hay lạy pháp chính là tỏ lòng biết ơn và thành kính trước những lời dạy của Phật, vì đó là kim chỉ nam giúp chúng ta thoát khỏi khổ đau. Trong cuộc sống nếu thực thi lễ lạy theo tinh thần đó thì sẽ thoát ly được sanh tử và nhất định đạt được trạng thái niết bàn ngay trong đời hiện tại.
Lạy và tôn kính Tăng vì đó là hình ảnh lý tưởng, là hàng ngũ tình nguyện thay Phật dẫn dắt chúng sanh trên đường đạo. Hơn nữa Tăng là mẫu người lý tưởng của xã hội, sống xả ly, ly dục, bất vị kỷ để bảo tồn chân hạnh phúc và ánh đạo cho đời. Chính vì hiểu như vậy nên chúng ta kính lễ và tôn vinh. Đạo Phật chủ trương tự giác và cũng có nghĩa là giác tha. Một văn hào Tây phương đã nói: “Phật giáo là một phương thức làm sao để đạt được lợi lạc cao nhất từ cuộc sống. Phật giáo là một tôn giáo của trí tuệ mà ở đây kiến thức và thông minh chiếm ưu thế. Đức Phật không thuyết giảng để quy nạp mà là để soi sáng người nghe”[17,22]. Tuy nhiên, hoặêc quá tôn kính Phật và hiền thánh mà nghĩ rằng Phật giáo là một học thuyết cao siêu, nhiệm mầu kẻ thường nhơn không thể đem ra thực hành trong đời sống hằng ngày được, thì đó là một quan niệm sai lầm do không hiểu biết Phật và giáo lý của ngài. Giáo lý của Đức Phật rất nhân bản, rất gần gũi, có thể áp dụng cho mọi người học Phật và là quy tắc thiết lập an lạc hạnh phúc chung cho tất cả nhân sinh. Kinh trường Bộ dạy: “Một người cao quý cần đối đãi với các ẩn sĩ, Bà La Môn thuộc phương trên theo năm cách; cử chỉ dịu dàng, lời nói hiền hòa, ý tứ tế nhị, không đóng cửa khi vị ấy đến, cúng dường thức ăn”. Đó là nghĩa cử cao đẹp và thái độ cao quý.
       Đối với một nhà lãnh đạo lý tưởng, Đức Phật dạy: “Phải y theo chính pháp, trọng pháp, kính pháp, suy nghĩ về pháp, tôn vinh pháp, ca tụng pháp, dựng phương pháp, cờ pháp, y vào pháp mà bảo hộ các thể nữ, quần thần, quân nhân, sát đế lợi, cư sĩ, làng xóm, thành thị, sa môn, Bà la môn, cho đến chim chóc thú vật”[3,353] Như vậy, sự hiêỉn diệân của Phật cũng như giáo pháp của Ngài có giá trị rất lớn, không chỉ trong lĩnh vực thanh lọc thân tâm mà ngay cả việâc ổn định xã hộâi và an dân trị quốc. Sự tôn vinh Phật và giáo pháp của ngài cần phải có cách nhìn chính xác, nhân bản, không nên hiểu theo cách qúa máy móc hoặc thờ ơ. Nhìn lại các triều đại hoàng kim của nước ta dưới thời Đinh, Lê, Lý, Trần, nhờ biết tôn vinh Phật và giáo pháp của ngài, khéo áp dụng giáo pháp đó vào sự nghiệp kiến thiết quốc gia mà toàn sứ sở đã đạt được thái bình thịnh trị. Quay về với Asoka, một hoàng đế có lịch sử và sự nghiệp vô tiền khoán hậu, thì Ông chính là vị vua đã từng tôn vinh và sống theo pháp trong suốt hơn nữa cuộc đời của mình. Khiến quốc gia được thái bình, toàn dân an cư lạc nghiệp. Geoffrey Mortiner, một nhà văn Tây phương, đã xem Asoka như một tấm gương lớn: “Quay về Phật Giáo, bạn sẽ đọc thấy Asoka (A Dục Vương) không những thuyết giảng đạo đức cao thượng mà đã sử dụng quyền uy của một đế vương trong một phương pháp, làm các bậc đế vương hiện đại của các niềm tin khác phải hổ thẹn”[18,79] Biết tôn vinh,  kính lễ và học theo Phật cũng như giáo pháp của ngài còn được nhiều lợi ích khác mà dưới đây chúng ta tiếp tục đề cập.
3.2- Ý nghĩa về sám hối:
       Một số nhà phê bình thiếu hiểu biết cho Phật giáo là bệnh hoạn, yếm thế, lẩn quẩn bên khía cạnh đen tối, u ám của cuộc sống, là kẻ thù của các lạc thú vô hại, dững dưng chà đạp lên các thú vui hồn nhiên của cuộc đời. Họ xem Phật giáo như bi quan, nuôi dưỡng thái độ vô vọng về cuộc đời, khuyến khích một cảm giác mơ hồ chung chung. Có lẽ họ chưa nhận chân được hệ thống giáo lý của Đức Phật, mà chỉ nhìn một cách sơ sài ở các khái niệm. Ngài không dừng lại ở chỗ chỉ cho ta thấy đời là khổ, nguyên nhân của khổ, sự chấm dứt khổ đau mà còn dạy cho chúng ta biết thực hành con đường chấm dứt khổ đau. Có nhiều người cho rằng hình ảnh của Đức Phật là hiện thân của hòa bình, tịch tịnh, ly vọng và thiện chí, nụ cười rạng rỡ của ngài là cái toát yếu của giáo lý. Nếu một khi trong tâm trạng lo lắng và thất vọng thì nụ cười của ngài là liều thuốc bổ hiệu nghiệm và niềm an ủi vô song. Quả thực là như vậy, với những gì ở ngài khi ta đối diện, đảnh lễ ngài, chắc chắn thiện tâm sẽ phát sinh và sẵn sàng loại bỏ tam độc tố tham, sân, si, những vọng tưởng bất thiện pháp, nhân đau khổ tội lỗi không còn điều kiện để trỗi dậy nữa.
       Từ sám hối trong đạo Phật có nghĩa là loại trừ những lỗi lầm trước và kiên quyết đoạn tận những nguyên nhân gây tội về sau. Đảnh lễ ngài chính là tôn vinh những nét chân, thiện, mỹ và làm suy yếu những hạt giống xấu xa. Chân, thiện, mỹ tăng trưởng thì ý niệm phi đạo đức, vong bản sẽ yếu dần. Đức Phật dạy: “Những câu hỏi siêu hình không đem lại lợi ích, không liên quan gì đến Pháp, không đưa đến giới hạnh, đến buông bỏ, đến chuyển hóa tham dục, hay đưa đến trầm lặng, an lạc, đến hiểu biết thực sự hay tuệ giác cao thâm, niết bàn”..[4,205] Đó cũng chính là lợi ích và mục đích của pháp. Theo đó người ta có thể xác định được cách chuyển hóa và thăng hoa cho chính mình. Thân chúng sanh chính là kết quả của vọng niệm trong quá khứ, thân chúng sanh cũng chính là kẻ thừa tự của nghiệp, vì vậy ở đời không ai dám khẳng định là không có tội lỗi, tham, sân, si luôn ngự trị trong mỗi chúng sanh. Sám hối cũng là điều thiết yếu nhất để tiêu trừ tội chướng, thông qua lễ lạy con người tự nhắc nhở mình làm lành lánh ác và lưu giữ hình ảnh của đấng toàn giác luôn ở trong tâm. Đức Phật cũng dạy nên tôn kính những bậc đáng được tôn kính. Ngài chỉ rỏ nên thi lễ với lòng thành kính, chú tâm như thiền định, tự huấn luyện, tự kỹ luật và tự kiểm soát tâm của mình. Việc thực tập đó rất cần đến đối tượng để an trú tâm, nếu không có thì việc định tâm, tập trung tư tưởng sẽ rất khó khăn. Người Phật tử thường dùng hình ảnh đức Phật như một đối tượng để nuôi lớn thiện tâm hay như một đề mục thiền định. Nhờ vào đó mà họ dễ dàng tập trung tư tưởng và phát khởi tâm từ bi. Do thường xuyên đảnh lễ chiêm nghiệm như vậy, hình ảnh đức Thế Tôn hoàn hảo sẽ đi sâu vào tàng thức, kìm hãm được những động cơ tạo nghiệp.
       Theo luật nhân quả, tội lỗi không thể được diệt trừ bởi một động lực bên ngoài mà chỉ sửa sai bằng một pháp đối trị là không tạo nhân ác và làm những việc phước thiện “chỉ ác, tác thiện”. Đối với Phật Giáo, tội lỗi không phải gây ra do vi phạm hay bất tuân những luật định của một đấng tối cao nào đó mà do hành động sai lầm của con người qua thân, khẩu, ý được tác động bởi phiền não tham sân si. Do đó, Không có vấn đề cầu nguyện trong Phật giáo theo nghĩa thông thường, tức là cầu xin ban ơn tha tội, vì con người phải chịu trách nhiệm với chính mình chứ không ai khác chịu thay cho mình về những hành động tội phước đó.
       Trong kinh Abhayaparittagatha dạy: “Niệm tưởng uy đức tam bảo để xua tan những âu lo, sợ hãi ở trong tâm. Ở đâu có phước lành ở đó là chốn hội tụ của các thiện thần. Nhờ vậy tiêu trừ điều bất tường. Cầu nguyện an lành cho tha nhân và xưng tán uy lực của Chư Phật toàn giác, độc giác và thánh chúng cũng là cách đem lại sự an lành thanh thản và không sợ sệt”. Đặc biệt trong Phật giáo có một phương pháp tu tập gọi là Hồng danh sám hối. Nghi sám hối này thuộc về sự, do ngài Bất Động pháp sư đời Tống Trung Hoa biên soạn. Ngài rút 53 danh hiệu Phật trong kinh “Ngũ thập tam Phật”, từ ngài Phổ Quang đến ngài Nhất thiết Pháp Tràng Mãn Vương, cộng với 35 hiệu Phật trong kinh quán Dược Sư, Dược Thượng, với Pháp thân Đức A Di Đà. Sau cùng thêm vào kệ Phổ Hiền đại nguyện thành nghi sám hối. Về giá trị của Pháp sám hối này, Hòa thượng Thiện Hoa viết: “Nghi thức sám hối này nếu ai chí thành kính lễ thì sẽ diệt trừ những phiền não và tội lỗi đã tạo trong đời hiện tại cũng như nhiều đời về quá khứ. Đức Phật Tỳ Bà Thi nói ‘Nếu chúng sanh nào nghe danh hiệu 53 vị Phật này, thì trăm ngàn ức kiếp không đọa vào ba đường ác’. Đức Thích Ca nói ‘Thuở xưa, đời Phật Diệu Quang, ta đi tu nhằm đời mạt Pháp, nhờ nghe danh hiệu 53 vị Phật này và thành tâm lễ bái mà tránh khỏi những đau khổ trong đường sanh tử luân hồi nhiều kiếp’. Còn 35 danh hiệu Phật sau, từ ngài Thích Ca cho đến ngài Bảo Liên Hoa Thiên Trụ Ta La Thọ Vương thì trong kinh Bảo Tích nói: ‘Nếu tất cả chúng sanh hoặc phạm tội ngũ nghịch hay thập ác đến muôn kiếp không thể sám hối, chỉ xưng danh hiệu 35 vị Phật này và lễ bái thì nhiều tội chướng đều tiêu trừ’”.[10,112].
       Tóm lại, lễ bái với tinh thần sám hối không phải để cầu cạnh van xin được tha tội. Vì trong pháp môn lạy Phật có dụng ích thiết thực cho thân và tâm, điển hình như những mục đích sau:
1.     Tìm cách thiết thực làm cho tâm tánh con người được trong sạch, hết sự lỗi lầm ở trong đời hiện tại, mà cũng tiêu trừ tội ác trong đời quá khứ.
2.     Tìm cách phát triển những hạnh cao cả, noi theo những gương mẫu sáng suốt của các bậc thánh hiền. Nhờ 2 phương pháp này sẽ thu được những lợi ích như sau:
ở      Làm phát triển tánh thành thật.
ở      Trau dồi đức tánh kiên quyết trong sự diệt trừ tánh xấu.
ở      Dứt được tội và sanh được phước.
ở      Mau thẳng đến chỗ giải thoát an vui.
Hiện nay, các tự viện ở nước ta có các hình thức tu tập như lạy sám hối hằng tháng, lạy thủy sám, lương hoàng sám. Tại tu viện Quảng Hương Già Lam, vào lúc 4 giờ đến 4 giời 30 mỗi ngày, Tăng chúng thực hành lạy pháp môn lễ sám do cố Hòa Thượng Trí Thủ biên soạn, không ngoài mục đích chiêm ngưỡng, tưởng niệm, quán chiếu để giúp tín, hạnh, nguyện tăng trưởng và thanh lọc thân tâm vậy.
3.3- Tính nhân bản trong lễ bái Phật giáo:
       Xét về bản chất, Phật Giáo được xem là một tôn giáo hợp lý nhất trong các tôn giáo. Lúc còn tại thế Đức Phật đã bác bỏ cách luận lý, vì nó không cần thiết đối với sự tu tập giải thoát cơ bản dựa trên sự thực nghiệm nội tâm. Sau này, lập trường lý luận của các vị luận sư thuộc đại thừa cũng như tiểu thừa cũng không ngoài tiêu chuẩn thực tu và thể nghiệm, hoặc chỉnh lý lại các quan niệm về thực tu và thể nghiệm ấy. Lập trường của Phật giáo chính là thực tiễn đầy lý tính và không hề thừa nhận có một linh hồn cố định nên không có một khái niệm nào về sự cứu rỗi được đặt trong quan hệ giữa thần và người. Trên thực tế, những đệ tử của Phật đối với ngài như một vị cứu thế theo ý nghĩa một bậc đạo sư. Nghĩa là một bậc thầy chỉ đường, theo những lời chỉ dạy thực tiển của ngài để tự giác tự ngộ. Đức Phật đối với Phật tử quyết không phải là một vị thần siêu nhiên như các thần của tôn giáo khác mà họ mong chờ được cứu vớt. Người Phật tử không nhờ một sức mạnh thiêng liêng nào bên ngoài phù hộ mà họ phải tự nỗ lực để thành Phật. Đức Phật dạy:
“Nhược dĩ sắc kiến ngã,
Dĩ âm thanh cầu ngã
Thị danh hành tà đạo
Bất đắc kiến Như Lai”
       Ngài lại dạy: “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, hãy nương tựa nơi chính mình, hãy nương tưạ chánh pháp, đừng nương tựa vào một gì khác”.
Việt nam, một dân tộc có nền văn minh lúa nước và truyền thống văn hoá lâu đời. Ở đây ta cần hiểu dân tộc theo nghĩa mang nhiều tính đặc thù; tính đặc thù văn hóa của một dân tộc không phải đơn điệu mà vừa tế nhị, vừa phức tạp qua sự giao lưu với các dân tộc khác, với những nền văn minh khác. Văn hóa Việt nam cũng vậy, được kết tinh qua nhiều sự giao lưu, mở mang, tiếp cận với những nền văn hóa khác, như Ấn Độ, Hy Lạp, Trung Hoa. Chính vì vậy sự thờ cúng Ông Bà tổ tiên không phải là sự kiện đơn thuần hay máy móc. Trong mỗi gia đình, ai cũng có ông bà tổ tiên và sự thờ cúng càng rõ nét hơn qua quá trình tiếp cận và ảnh hưởng của Nho giáo. Tựu trung vẫn là xuất phát từ lòng hiếu kính, biết ơn đối với tổ tiên. Điều đó đã được biểu hiện qua ca dao:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Uống nước nhớ nguồn”
“Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Nguyễn Du từng viết:
“Tâm thành đã thấu đến trời
Bán mình là hiếu, cứu người là nhân”.
       Qua đó chúng ta thấy, sự thờ kính cũng chính là thể hiện lòng tri ân, cũng là đạo hiếu, vì đạo hiếu cũng chính là đạo tâm, đạo làm người, làm cho con người hiếu thảo đối với cha mẹ, thành kính đối với tiền nhân. Nuôi dưỡng cha mẹ và tôn thờ tổ tiên mà không có hiếu thảo, nghĩa là không có tâm thì không thể gọi là hiếu. Luận ngữ viết: “Sống thì lấy lễ mà thờ, chết thì lấy lễ mà táng, lấy lễ mà tế” (luận ngữ, vi chính II). Tăng Tử nói: “Thận chung, truy viễn, đức quy hậu hỷ” (cẩn thận lúc cha mẹ chết, nhớ đến tổ tiên xa, thì cái đức của dân trở nên sâu dày). Chính vì vậy việc thờ cúng tổ tiên, tế lễ am đình miếu vũ là bảo tồn nét văn hóa, thể hiện sự tôn kính, tri ân, thể hiện hiếu đạo, hoàn toàn nhân bản, không hề mê tín dị đoan.
       Đối với đạo Phật thì sao? Lúc đức Phật còn tại thế, mỗi lần Ngài thuyết pháp xong có chư thiên rãi hoa, trổi nhạc để tỏ lòng quy kính và tán dương chân lý cao siêu nhiệm mầu. Về sau các nước Phật giáo lập chùa thờ Ngài, cúng dường và đảnh lễ Ngài qua ảnh tượng. Có nơi thờ Xá lợi hay trồng một gốc cây Bồ đề để tưởng nhớ về Thế Tôn. Điều đó hết sức nhân bản, tạo nên một sắc thái văn hóa. Luật Sa Di sớ chép: “Giá biên na biên, ứng dụng bất khuyết”. Bên sự bên lý tất cả đều là phương tiện đưa người vào đạo, người học Phật hãy tùy duyên mà ứng dụng, đừng có cái nhìn cục bộ, tự tôn, cố chấp để rồi phải mất đi những giá trị cao quý của bao đời dày công xây dựng.
       Truyền thống này gợi ý sự tôn kính, bảo tồn văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc. Nghĩa cữ đó là điều kiện thiết yếu giúp tăng trưởng thiện pháp, tạo an bình cho tự thân và sự tồn vinh cho xã hội. Nó hoàn toàn không bị động và cũng không bị chi phối bởi tín điều ảo tưởng, mang tính áp đặt. Nó hoàn toàn thực tế, thực tại, không hề không tưởng hay không tính. Đạo Phật không công nhận sự hiện hữu một thượng đế tối cao, một thượng đế chủ tể, hay đấng sáng tạo có quyền năng điều khiển và chi phối cuộc đời. Đạo Phật càng không phải vô thần theo như cách hiểu của các nhà duy vật. Tất cả khái niệm duy vật hay duy tâm đều không thể áp dụng cho giáo lý Đạo Phật.
Đức Phật dạy: Không nên tôn kính Ngài bằng cách cúng dường và lễ bái một cách máy móc hay yếu hèn. Ngài khuyên các đệ tử xuất gia và tại gia của mình nên tôn kính ngài bằng cách thực hành theo những điều ngài đã dạy, vì đó là cách tôn kính cúng dường cao quý nhất. Đây là một luồng tư tưởng nhân bản và mới mẻ thổi vào xã hội Ấn lúc bấy giờ cũng như đến hôm nay. Ở đời có những nguyên lý hiển nhiên không cần chứng minh mà vẫn tồn tại qua thời gian và không gian. Cũng vậy việc lễ bái đề cập ở trên có những lợi ích thiết thực mà chỉ người trong cuộc mới cảm nhận được, còn kẻ bàng quang thì thường đòi hỏi sự chứng minh vì chưa bao giờ thực nghiệm được lợi lạc. Người Phật Tử tôn kính chư Phật, thánh tích, xá lợi hay bảo tồn chùa tháp, một thái độ tôn trọng văn hóa vật thể và phi vật thể, vì họ thấy rỏ giá trị đích thực của việc mình làm và cảm nhận được lợi lạc của thiện pháp từ việc làm ấy.
Về phương diện tôn trọng và phát huy văn hoá, Phật giáo nhấn mạnh các yếu tố sau đây:
1.     Thường xuyên tụ họp và tụ họp đông đảo với nhau
2.     Tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, làm việc trong niệm đoàn kết.
3.     Không ban hành những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với quy pháp đã được ban hành từ xưa.
4.     Tôn sùng kính trọng đảnh lễ, cúng dường các bậc trưởng lão và nghe theo lời dạy của các vị này.
5.     Không bắt cóc cưỡng ép phụ nữ hay thiếu nữ phải sống với mình.
6.     Tôn sùng kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các tự miếu của Vajjì ở tỉnh thành và ngoài tỉnh thành, không bỏ phế các cúng lễ đã cúng từ trước, đã làm từ trước đúng với quy pháp.
7.     Bảo hộ che chở, ủng hộ đúng pháp các bậc A-la-hán khiến các vị A-la-hán chưa đến sẽ đến, các vị đã đến được sống an lạc.
Trên đây là 7 yếu tố mà Đức Phật từng giảng dạy cho dân tộc Vajji, khiến cho dân tộc này được hưng thịnh hùng mạnh đến độ vua A Xà Thế buộc phải chùng chân trước ý đồ xâm lăng.
Điểm lại 7 yếu tố trên theo cách nói ngày nay ta có thể hiểu vì sao dân tộc Vajji trở nên cường thịnh, bởi:
      Nó thể hiện và phát huy sức mạnh tập thể
      Nó kêu gọi và phát huy tinh thần đoàn kết nhất trí của mọi người dân trong sinh hoạt hội họp và trong mọi hoạt động mang tính cộng đồng.
      Nó kêu gọi và khuyến khích việc tuân thủ các luật lệ mang tính truyền thống.
      Nó phát huy và giáo dục đạo lý kính trên nhường dưới.
      Nó đề cao và phát huy truyền thống tôn trọng quyền tự do hôn nhân của mọi công dân, đặc biệt đối với phụ nữ.
      Nó bảo vệ  và phát huy các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc.
      Nó phát huy và giáo dục truyền thống yêu quý đạo đức tâm linh của dân tộc.
Đây là đường lối phát huy sức mạnh tinh thần của một dân tộc, vừa như một sách lược bảo vệ xứ sở. Một lần nữa khẳng định sự tôn kính và lễ bái chính là việc làm nhân bản giúp cho nhà nhà bình an, xã hội hưng thịnh và quốc gia vững bền.[12]
3.4- Sự an lạc và giải thoát trong lễ bái:
    Trong quá trình tu tập, bất luận với pháp môn nào, điều chính yếu là ly dục, ly ác pháp và tăng trưởng thánh pháp. Do đó trong vấn đề lễ bái như trước đã nói, người biết lễ bái, biết tôn vinh điều đáng tôn vinh chắc hẳn trong họ đã biết hướng thượng và cầu giải thoát. Bản thân họ là mẫu người lý tưởng, biết tôn trọng đạo đức và là hạt nhân tốt của xã hội rồi. Họ biết nhận chân được những nét huyền diệu lung linh ở Phật, Bồ tát và thánh nhân thì chắc chắn họ sẽ được như Phật, sẽ giải thoát như Phật.
     Một hành động thắp nhang cúng Phật, cúng Tam Bảo với hàm ý dâng lên cúng Tam Bảo với hương giới, hương định, hương huệ, hương giải thoát và giải thoát tri kiến thì đó là việc làm có trí tuệ, một tư duy có trí tuệ. Nhưng nếu dâng hương cúng Tam Bảo với tâm niệm cầu đảo van xin, không những không có lợi ích, trái lại tạo cho ta một tâm hồn bệnh hoạn, thiếu tự lực và không có chánh kiến, chánh tư duy. Bản kinh Đại bát niết bàn cho hay, trong những giờ phút trụ thế cuối cùng của đức Thế Tôn, trước lúc nhập niết bàn, tại rừng Sa La, mặc dù trái mùa nhưng hoa vẫn nở bời bời và rải khắp thân thể của Như Lai để cúng dường, hoa mạn thù trên không rụng xuống, bột chiên đàn, nhạc trời vang lừng, những bản thiên ca từ hư không trổi lên để cúng dường Như Lai. Trước giây phút chia ly ấy, vị thân tín thị giả của Ngài là Ananda mong muốn bày tỏ lòng sự cung kính, tôn trọng của tăng chúng đối với tang lễ của Ngài. Nhưng Đức Thế tôn dạy: “Này Ananda không phải như vậy là tôn kính, sùng bái cúng dường làm vẽ vang Như Lai đâu. Này Ananda, bất luận Tỷ kheo, Tỷ kheo ni thiện nam hay tín nữ nào thực hành đúng chánh pháp, sống chơn chánh trong chánh Pháp, giữ gìn phẩm hạnh thanh cao ấy là người tôn kính sùng bái, cúng dường và làm vẽ vang Như Lai bằng cách cao thượng. Thế nên này Ananda, phải gắng công tu tập thực hành theo chánh pháp, sống chơn chánh trong chánh pháp, giữ gìn phẩm hạnh thanh cao”.
Hình tượng không phải là vật thờ cúng mà là hình ảnh tượng trưng khiến người Phật tử tưởng nhớ đến Đức Phật, hình ảnh giải thoát, hạnh nguyện độ sanh, lời dạy đầy từ bi trí tuệ của ngài để rồi noi theo, nhờ vậy họ hưởng được hương vị an lạc giải thoát ngay trong việc kính lễ của họ. Khi sự quán chiếu đó lớn mạnh trong tâm thì mặc nhiên nó kìm hảm được những động cơ tạo nghiệp bất thiện. Khi ấy tâm chúng ta từ một trạng thái trạo cử, căng thẳng, tán loạn đi đến trạng thái hoan hỷ, hân hoan, an tịnh. Một con người với tâm hoang mang, nếu không có nơi nương tựa, không có thú hướng chơn chánh và lợi lạc thì họ sẽ gá tâm vào bất thiện pháp, đó là điều tất yếu. Trong nhà không có niềm vui, không có điều kiện tạo niềm vui, thì người ta sẽ tìm niềm vui bên ngoài. Trong Một nền văn hóa, những yếu tố được coi là nền tảng đạo đức mà bị khép kín thì chắc chắn xã hội sẽ không phát triển, dần đến loạn ly và băng hoại về đạo. Đức Phật dạy: “Khi nào, này các Tỷ kheo, các người xuất gia giữ giới đi đến với gia đình cư sĩ, khi trông thấy..họ thưa hỏi về những câu hỏi (về giáo lý), lắng nghe chánh pháp. Này các Tỷ kheo, như vậy trong lúc ấy gia đình kia đặt chân trên con đường đưa đến đại trí tuệ” [1,246]
Mặt khác chúng ta thường nghe “Tâm ấn sắc, sắc ấn tâm”. “Tâm ấn sắc” nghĩa là khi tâm của con người in sâu vào một vật nào đó khiến cho vật đó trở thành có giá trị thì được gọi là tâm ấn sắc. Kinh Sơ Điển áo sao quyển 2 nói rằng: “Tâm ấn là nơi tự thân thực hiện được tất cả Phật tâm khiến cho nó có tác dụng”. Đại Nhật kinh sớ nói: “Tâm ấn là biểu thị vạn đức ở trong tâm”. “Sắc ấn tâm”, tức vật đó được in sâu vào trong tâm linh của con người và hình bóng nó là khởi điểm trợ duyên cho tâm ấy hình thành và phát triển. Vì vậy người thờ Phật, thờ ông bà thì đã thể hiện được ý sống và nghĩa sống ở đó. Họ đã tạo được một giao tình tâm linh qua tầng số từ trường, ý sống và nghĩa sống xuất từ vật thể biểu tượng chuyển qua tâm nguyện hướng thượng của họ. Duy thức có câu: “Dĩ tâm duyên tâm chơn đới chất”. Nghĩa là đem tâm mình duyên với tâm người qua sự nương tựa vào vật thể làm khởi điểm giao cảm một cách chân thành. Khi họ tôn thờ thánh tượng thì chắc hẵn họ sẽ học được tấm gương đó, vì Phật là biểu tượng cho trí tuệ giác ngộ, cho đức hạnh từ bi, cho ý chí dũng mãnh. Tuy nhiên muốn cho những đức tính đó in sâu và trở thành đức tính của mình thì người hành lễ phải hết lòng chí kính, chí thành, lâu ngày họ sẽ đào luyện cho tự thân có đầy đủ sáng suốt, đầy đủ tình thương, đầy đủ nghị lực giống như Phật. Với những thành quả đó, họ sẽ thông hiểu được mọi vấn đề mê ngộ, chân giả để khỏi bị lầm lạc, nhận chân được giá trị đích thực của cuộc đời, giải thoát được những ảo tưởng và không còn sanh tử luân hồi nữa.
       Lễ bái còn là một đạo lý có tính cách quy hướng chánh giác, với mục đích diệt trừ mọi phiền não, sanh tử, loại bỏ tánh cống cao ngã mạn trong mỗi tự thân con người, khiến được nhứt tâm, thể nhập được Phật tánh và trở thành một vị hoàn toàn giải thoát như chư Phật.
       Có những ý kiến cho rằng: Giới Phâỉt tử cầu nguyện các đấng thần tượng vô hồn, cho đến đảnh lễ các thánh tích và tôn tượng, việc làm đó không lợi ích thực sự. Họ nghĩ vậy bởi họ đã bị ý thức hệ duy vật trói buộc, hoặc họ hiểu sự kính lạy theo quan điểm hữu thần. Một Phật tử đảnh lễ trước thánh tượng mang ý nghĩa đặc trưng khác. Họ không phải “Sùng bái” mà “Nhất tâm thành kính đảnh lễ”. Họ thành tâm, thành kính hình tượng được tạo lập với nội dung đánh giá cao về sự thành đạt tột bực của bậc giác ngộ, sự thanh tịnh và hoàn hảo của đấng tối thượng. Nhờ vậy họ hồi tưởng được đức Phật bằng da, bằng thịt đã từng hiện hữu ở đời này và lưu giữ các đức tính giác ngộ của Ngài ở trong tâm. Họ nhận được nguồn cảm hứng từ cá tính cao quý của ngài và nỗ lực để được hoàn hảo như Ngài. Hành động đảnh lễ đó không phải là một hành động dựa trên sợ hãi, hay cầu xin thành đạt về vật chất, mà đó là một hành động gieo trồng căn duyên phước lành, huân tập chủng tử Phật tánh. Họ làm cho tâm mình trong sạch, được an lạc, dễ dàng chứng đắc trạng thái giải thoát mà không hề phụ thuộc hay nương nhờ vào hình thức thụ động. Đức Phật khuyên: “Các ngươi hãy nỗ lực tu tập, chư Như lai chỉ là bậc đạo sư”. Tuy nhiên, cũng có một số người hiểu nhầm, khi lễ lạy trước hình tượng đức Như lai, họ đổ hết tất cả mọi rối rắm, sự bất hạnh, khó khăn, ưu tư phiền muộn của mình vào Đức Phật để cầu xin Ngài giải quyết những vấn đề trên. Một việc làm như vậy hoàn toàn không đúng chánh Pháp và chẳng được lợi ích gì. Cũng có một số người thực hiện lễ bái không mang tính Phật Giáo thực sự, nhưng việc làm đó phần nào đã giúp họ làm giảm đi sự đau khổ về mặt tình cảm tâm lý, củng cố niềm tin và đủ nghị lực vượt qua sợ hãi. Có hình thức lễ bái như quý thầy ở Tu Viện Già Lam, mỗi khi quý Thầy lễ Phật vào buổi sáng sớm thường đọc lên một bài kệ ca ngợi những phẩm hạnh cao quý của chư Phật. Bài kệ này không đòi hỏi Chư Phật rữa sạch tội lỗi mà chỉ một phương tiện giúp chúng ta thành tâm trong khi đảnh lễ một bậc đạo sư lớn, hồi tưởng những kinh nghiệm tu tập, giác ngộ của Ngài, làm sanh tâm hoan hỷ và gạt bỏ tạp niệm đi đến thanh tịnh, hân hoan hỷ lạc.
       Cung kính lễ bái là sự kính trọng được thể hiện ra bên ngoài thân tướng và trong sâu thẳm của tự tâm. Năm vóc gieo xuống đất, thân và tâm an trú trong giờ phút hiện tại. Giây phút đó chúng ta rõ được mình đang thực hành lễ lạy, đồng thời hiểu rõ đối tượng lễ lạy với tất cả công hạnh, trí tuệ, từ bi của đối tượng. Từ đó ta phát sinh niềm tin, lòng khao khát, tôn kính muốn học theo. Nhờ vậy tâm nguyện vị tha phát sinh và lớn mạnh, tâm vị kỷ hẹp hòi chấp ngã được điều phục. Khi lễ lạy như vậy ta tựa hồ đã quy phục hoàn toàn, đánh đổ hoàn toàn tất cả những gì thấp hèn nhất của một chúng sanh thường tình và để tôn vinh những gì cao quý nhất của Đức Phật, bậc tối thượng. Lễ lạy với ý nghĩa đó, tâm xôn xao lắng xuống, bản ngã, vị kỷ, ảo tưởng về cái tôi dần biến mất. Khi ấy dễ dàng thấy được lỗi lầm của mình, đó cũng là làm cho tuệ phát sinh. Trí tuệ phát sinh khi tâm định tỉnh (phát trí thanh tịnh lễ), bản ngã nhỏ dần, bấy giờ hành giả đi vào quán chiếu tính vô ngã của vạn pháp để hòa nhập và cảnh giới an nhiên tự tại. Với dụng tâm như vậy, một lạy sẽ cảm thấu tới chư Phật đó cũng là lúc sanh phước diệt tội như trong kinh lương hoàng sám đã nói.
Ngoài ra, ta thường nghe “Chánh quán tu thành lễ” và “Thật tướng bình đẳng lễ” cũng là một trong những pháp lạy quan trọng. “Chánh quan tu thành lễ” nghĩa là sự quán chiếu chơn chánh để thấu đạt tính nhị đế dung thông, thấu triệt ngã không, pháp không, thấy được tánh chơn như của vạn vật. Còn  “Thật tướng bình đẳng lễ” nghĩa là cái lạy siêu việt mọi ý niệm, cái lạy mà không còn người lễ lạy và người được lễ lạy -Năng lễ sở lễ tánh không tịch, tất cả đều bình đẳng trong thể tánh chân không.
3.5- Tính chất cao cả trong lễ bái:
       Sự lễ lạy còn có nghĩa khác nữa là nâng cao phẩm chất chứ  không phải hạ thấp phẩm giá của con người. Với một con người có nhân cách siêu việt, cao tột như Đức Phật mà không hề coi mình là tối thượng, còn khẳng định tất cả chúng sinh đều có tánh giác đáng được tôn trọng, đều đó chứng tỏ tôn trọng kính lễ là một nghĩa cử cao thượng. Sự kiện Đức Phật luôn xem mọi người ngang bằng với mình, đích thực là một thông điệp minh triết vô tiền khoán hậu.
       Lạy Phật, ngoài ý nghĩa gột rửa thân tâm còn giúp chúng ta liên hệ giữa ta với Đức Phật, khẳng định tâm bồ đề của mình, làm phát sinh tâm nguyện trên thành Phật dưới độ hết tất cả chúng sanh.
Luận về mặt nhân quả, chúng ta thường nghe câu: “Trọng thầy mới được làm thầy”. Nghe qua tưởng chừng đơn giản nhưng nó hàm chứa lý nhân quả rất cao. Gieo nhân gì gặp quả đó. Nếu ta tôn kính thầy tức là ta đã gieo vào mảnh vườn tâm một hạt giống tôn kính cũng như niềm khát khao luôn hướng về Thầy với những gì thánh thiện và cao cả. Xưng tán công đức của Phật, thánh Tăng với tâm tôn kính, với hạnh nguyện vị tha thì chắc chắn sẽ đạt được điều tương tự. Bởi vậy khi hành lễ phải tránh tình trạng hình thức cầu kỳ mà nội dung thì trống rỗng. Nếu không có ý thức rõ rệt, không thấy tầm quan trọng của sự lễ bái thì dễ rơi vào ngã mạn lễ và cầu danh lễ, rốt cuộc không lợi lạc, trái lại còn phát sinh bất thiện pháp. Trong duy thức học, tâm sở kiêu là một tâm sở hết sức nguy hiểm, tâm sở này thường xuất hiện khi thấy mình giàu sang hơn người, có quyền tước hơn người.v.v.. Những người này thường ngạo nghễ, nhìn mọi người dưới cặp mắt thấp hèn, cho rằng thế giới này không ai bằng ta, hễ thấy người thua ta thì khinh miệt, thấy người hơn mình thì ghen tỵ tìm cách chèn ép, hạ bệ. Tâm sở kiêu thường hình thành bởi những điểm sau:
       Kiêu do không tất bệnh
       Kiêu nhờ trẻ tuổi
       Kiêu bởi sắc đẹp
       Kiêu do quý phái
       Kiêu được giàu sang
       Kiêu vì học nhiều, biết nhiều
Với căn bệnh này, khiến người ta thường sống cô độc, ít có người chia sẻ, suốt đời chỉ có hận thù và ganh ghét. Họ không biết rằng những may mắn và thành đạt của họ ở đời này chỉ có giá trị tạm thời, không đáng là bao trong cái huyền bí của càn khôn, không phải là chổ nuơng tựa an ổn. Do kiêu mạn, họ ít có điều kiện trau dồi tâm linh, cũng có nghĩa là ít có điều kiện nâng cao phẩm giá của chính mình.
       Kinh Tăng nhất A Hàm quyển 24 đề cập đến lợi ích lễ bái như sau:
1.     Đoan chánh: Nghĩa là người lễ bái thấy tướng hảo của Phật liền khởi niệm hoan hỷ và phát tâm ước mơ mong cầu, nhờ nhân duyên đó qua kiếp sau có thể hưởng được tướng mạo đoan trang tốt đẹp.
2.     Hảo thanh: Nghĩa là người lễ bái xưng tụng danh hiệu đức Phật ba lần. Nhờ nhân duyên này đời sau có thể được tiếng nói lánh lót trong trẻo tốt đẹp.
3.     Đa tài bảo: Nghĩa là người lễ bái thường dâng hoa, đốt đèn để cúng dường các đức Như Lai. Nhờ nhân duyên này đời sau hưởng được nhiều tiền của vật báu.
4.     Sanh trưởng giả gia: Người lẽ bái dẹp tâm không chấp trước, chấp tay quỳ gối chí thành lễ Phật. Nhờ nhân duyên đó đời sau sanh vào nhà giàu sang quý tộc.
5.     Sanh thiên xứ: Nhờ công đức cung kính lễ bái các Đức Như Lai, họ đời sau sẽ được sanh vào các cõi lành hoặc các cõi trời.[5,56]
Tóm lại, lễ bái có nhiều lợi ích trong việc trau dồi nhân cách đạo đức, gột rửa thân tâm, tiến tu đạo nghiệp, kiến thiết tâm an lạc và giải thoát, lợi ích cho tự thân, xã hội và môi trường xung quanh.
3.6- Giá trị về y học trong lễ bái:
D.T Suduki có nói: “Xét về mặt đạo đức, những công việc có liên quan đến sự tiêu hao thể lực đều xác chứng cho những ý tưởng lành mạnh. Đặc biệt trong thiền tông điều này là sự thật. Những ý tưởng nào không phản ánh đúng một cách mạnh mẽ và có hiệu quả trong đời sống thực tế đều được coi là vô giá trị. Niềm tin phải được thông qua kinh nghiệm chứ không phải qua những khái niệm. Sự xác chứng tâm linh phải vượt lên và cao hơn những suy đoán thuộc về tri thức. Điều đó có nghĩa là : chân lý phải được đặt trên đời sống kinh nghiệm của mỗi người”.
Sự lễ lạy không những có giá trị về mặt tâm linh trong lộ trình tu tập mà thân hữu cơ của chúng ta cũng có ảnh hưởng rất lớn. Người viết có biết một vị Thượng Tọa mắc bệnh tiểu đường, căn bệnh khá hiểm nghèo. Vị ấy giành hết thời gian còn lại của đời mình, vào việc sáng sớm lạy nghi sám hối do Hòa Thượng Trí Thủ soạn, hầu mong tri ân chư Phật và sám hối tự thân. Vậy mà suốt 15 năm qua căn bệnh hiểm nghèo này không còn nữa, cho đến nay vẫn khỏe mạnh bình thường. Khi lạy Phật, hành động cúi xuống duỗi lên là những hoạt động thể chất làm cho máu lưu thông, đánh tan sự đờ đẫn tâm trí, khiến cho tâm hồn thảnh thơi và thân thể tráng kiện. Khi ấy mình thấy như được tái sanh từ thể xác đến tâm hồn. Nhờ vậy mà công phu tu tập được thành tựu viên mãn. Tây tạng là một đất nước nằm trên dãy núi Hy mã lạp sơn quanh năm tuyết phủ, nếu không có một thân thể cường tráng, một ý chí mãnh liệt thì khó có thể tồn tại để tu tập. Các Phật tử Tây tạng thường thực hành đi một bước lạy một lạy trong các cuộc chiêm bái Phật tích. Ở Ấn độ hiệân nay, xung quanh Bồ đề đạo tràng, người ta thấy tín đồ Phật giáo trên toàn thế giới thường lễ lạy suốt ngày. Người ta thường nói: “Không có một ý chí dũng mãnh trong một cơ thể bệnh hoạn”. Bởi vậy ở Trung Quốc thời xưa, để chống lại sơn lam chướng khí người ta thường tu tập khí công, yoga song song với phát huy tuệ giác. Các tổ sư đã ý thức rõ ràng sự quan hệ giữa thân và tâm, các ngài đã kết hợp hai truyền thống tu tập của Ấn độ và Trung Quốc, truyền thống yoga cũng như các phương pháp luyện công, luyện khí của võ thuật được kết hợp nhuần nhuyễn để chế tác pháp môn lạy Phật. Lạy Phật chính là kết quả tiêu biểu cho những kinh nghiệm tu tập thoát thai từ sự dung hợp sâu sắc tinh hoa của các nền đạo học Đông Phương. Trong tự truyện của mình, Ngài Hư Vân cho thấy pháp môn thực hành “Tam bộ nhất bái” mà ngài từng ứng dụng, nhờ vậy Ngài có những khả năng phi thường. Ngài đã từng chết dưới sự tra khảo nhưng vẫn bình an sống lại sau một đêm và thọ đến 120 tuổi.
Lạy Phật là một phương pháp thể dục hữu ích. Những cử động tuy nhẹ nhàng nhưng các bắp thịt trên toàn thân được vận động nhịp nhàng và tối đa. Trong tất cả phương pháp tập thể dục, người ta không thể vận động toàn bộ các bắp thịt cùng một lúc, nhưng ở lạy Phật thì có khả năng đó. Trong lúc lạy Phật, tất cả các bắp thịt trên cơ thể đều vận động, làm khí huyết toàn thân luân lưu, giúp chữa trị chứng bệnh thấp khớp, cũng như phòng ngừa các căn bệnh hiểm nghèo khác.
Khi lạy Phật, các huyệt đạo quan trọng trên cơ thể được tác động. Từ huyệt bách hội trên đỉnh đầu xuống huyệt đan điền, dọc theo xương sống và các huyệt ở tay chân cũng được kích hoạt theo. Lúc đó tựa hồ như có một luồng khí nóng chạy đều khắp cơ thể. Các huyệt đạo được tác động khí huyết sẽ lưu chuyển và bệnh tật sẽ tiêu tan.
Sau khi lạy Phật xong, ngồi một lát chúng ta có cảm giác an lạc thư thái nhờ các huyệt đạo được tác động. Sự an lạc thư thái này rất sâu sắc, nó chỉ có trong lúc thiền định. Sự an lạc thư thái này mang lại cho ta niềm hoan hỷ và an lạc suốt ngày. Từ đó những phiền não như ưu tư, những đau buồn cũng nhanh chóng tan biến.
 KẾT LUẬN
       Giáo sư Karl Pearson (1857-1936), một nhà thống kê học, toán học, khoa học gia người Anh từng thử nêu thắc mắc và đi tìm lời giải về mục tiêu của đời sống. Ông nói: “Không có thú vui nhục dục, cuộc sống có thể chịu đựng được không? Không tin tưởng vào bất tử, con người có thể có đạo đức không? Không sùng bái một thần linh, con người có thể tiến tới điều chánh đáng không? Được, Đức Phật trả lời, cứu cánh có thể đạt được bởi kiến thức; một mình kiến thức là chìa khóa tiến tới con đường cao đẹp hơn, con đường giá trị mà người ta thường theo đuổi; kiến thức đem lại bình tĩnh và an lạc cho đời sống, giúp con người không xao xuyến trước những cơn bão tố của thế giới đầy biến động”.[17,83]. Cuộc sống cần thiết là thăng bằng tâm lý, giải quyết những trạng thái hoang vu, ưu sầu khổ não, bệnh hoạn. Mọi nỗ lực của con người, dù ở phương diện này hay cách thức khác, cũng chỉ vì một mục đích đó. Để đạt được mục đích đó không gì khác là lối sống có trí tuệ, trau dồi trí tuệ và khiến tăng trưởng thiện pháp. Đúng như Giáo sư Karl đã nói, nó không thể xây dựng trên thú vui nhục dục, không cần tin tưởng vào sự bất tử hay sùng bái Thần Linh, nhưng căn bản là phát huy chánh kiến. Đời sống muốn được thăng hoa thì cần phải có những chất liệu khác nuôi dưỡng như văn hóa, khoa học, triết học.v.v.. Tuy nhiên, tất cả mọi chất liệu ấy cần phải dựa trên cơ sở chánh kiến, mang tính nhân bản thì mới giúp cho đời sống con người thăng hoa, lợi lạc và đi đến giải thoát.
       Tinh thần lễ bái và sự tôn kính tuy chỉ là một khía cạnh nhỏ trong lãnh vực văn hóa, nhưng là một yếu tố thiết thực trong đời sống tinh thần và khởi điểm cho quá trình tiến tu giải thoát. Nếu không có đối tượng tôn kính, không có chân trời đặt để niềm tin thì biết nương vào đâu để phát khởi tâm bồ đề và trau dồi hạnh nguyện. Bên cạnh đó, nhận thức và hành trì đóng vai trò không nhỏ. Bởi lẽ nhận định rồi thì cần thiết phải tư duy và hành trì đúng mới đi đến kết quả. Ba yếu tố này phải song vận và không thể tách rời nhau.
Về phương diện thăng tiến đạo đức cá nhân, lễ bái và sự tôn kính giúp ích cho con người rất lớn. Tôn trọng đạo đức nhân luân, thể hiện lòng hiếu nghĩa, tri ân báo ân là những việc làm cần thiết đối với đời sống văn hoá của mỗi con người.
       Lễ bái và sự tôn kính là nét văn hóa không thể thiếu trong mỗi con người nhất là người Á Đông chúng ta. Với tinh thần đó sự bảo tồn nền văn hóa vật thể và phi vật thể là một việc làm cần thiết. Có văn hóa xã hội mới thăng hoa và cuộc sống con người mới có giá trị. Mỗi dân tộc dù nhỏ bé đến đâu cũng có một nền văn hóa của riêng mình. Điều này tựa hồ như tiềm lực sống và khẳng định sự hiện diện của dân tộc ấy.
       Đối với Đạo Phật, lễ bái và tôn kính đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Ngoài việc thể hiện lòng tri ân, nó còn giúp cho hành giả thanh lọc thân tâm, loại trừ phiền não và tăng trưởng thiện pháp. Từ đó quy hướng chánh giác để được giải thoát và giác ngộ như Chư Phật. Khi lễ lạy và kính lễ, ngoài sự tôn vinh, người Phật tử còn có cơ hội nuôi dưỡng đạo đức, phát triển tâm thức và nâng cao phẩm giá cho chính mình. Lễ lạy trong Đạo Phật còn giúp cho người Phật tử tăng trưởng bồ đề tâm và thể nhập Phật tánh, đi đến giải thoát giác ngộ. Con người vì bảo vệ bản ngã mà tạo ra không ít hố sâu ngăn cách giữa mình và người khác, giữa ta và môi trường xung quanh. Vì bản ngã mà sanh ra cống cao ngã mạn dẫn đến oán thù, bức hại lẫn nhau. Lễ bái và tôn kính trong Đạo Phật sẽ giúp giải quyết vấn đề này và đem đến cho người ấy sự an lạc giải thoát.
       Tóm lại, lễ bái và tôn kính là những biểu tượng đặc sắc có giá trị về phương diện hình thức và hữu ích rất lớn về phương diện tâm linh. Đây là yếu tố cần thiết cho việc tu tập, đào luyện đạo đức cá nhân và giáo dục thế hệ mai sau, kể cả hình thức lẫn nội dung, cả sự tướng cho đến lý tánh.
Với những lý do và mục đích trên, người viết thiết nghĩ: Là hàng ngũ đại diện cho văn hóa và làm văn hóa cũng như các nhà lãnh đạo tinh thần cần phải quan tâm nghiên cứu và xiễn dương tinh thần lễ bái của Đạo Phật một cách đúng đắn, chính xác. Mọi vấn đề cần phải đặêt trên nền tảng trí tuệ, chánh kiến, chánh nghiêp, chánh tư duy mà hành sự, không mê tin dị đoan và bệnh hoạn. Có như vậy ánh sáng nhiệm mầu của đạo Phật mới đi vào đời làm lợi lạc cho chúng sanh đúng với bản hoài của Chư Như Lai. Cuối cùng xin trích ý kiến của George Grimm, một học giả Phương Tây trong cuốn “chủ nghĩa của Đức Phật”: “Đức Phật không chỉ nhận thức được sự thực tối cao, Ngài cũng có biểu lộ kiến thức cao cả của Ngài, kiến thức cao hơn tất cả kiến thức của các ‘Thần linh và người’; kiến thức của Ngài rất rõ ràng và độc lập, không liên quan gì đến thần thoại và hoang đường. Tuy nhiên, nơi đây lại còn cho thấy một hình thức vững vàng, tự nó biểu lộ được một cách rõ ràng và hiển nhiên để cho con người có thể theo Ngài. Vì lý do đó, Đức Phật không đòi hỏi phải tin nhưng hứa hẹn sự hiểu biết và thực hành”.[17,123]
  
THƯ MỤC THAM KHẢO
  [1] Thích Minh Châu dịch, Tăng chi 2, ĐTKVN, VNCPH. 1992
[2] Thích Minh Châu dịch, Tăng Chi 1, ĐTKVN, VNCPH 1992
[3] Thích Minh Châu dịch, Trường bộ 1, ĐTKVN, VNCPH 1992
[4] Thích Minh Châu dịch ,Trung bộ 2, ĐTKVN, VNCPH, 1992
[5] Thích Minh Châu dịch, Tăng nhất A Hàm, ĐTKVN, VNCPH 1992
[6] Thích Minh Châu dịch, Tương ưng 4, ĐTKVN, VNCPH 1992
[7] Thích Minh Châu dịch, Tương ưng bộ 3. ĐTKVN, VNCPH 1992
[8] Ngọc Dũng dịch, Theodore M. Ludwig Những con đường tâm linh phương đông, NXBVH . 2000
[9] Thích Thắng Hoan, Thờ cúng và lễ bái, Nguồn Sông, 1994
[10] Thích Thiện Hoa, Phật học phổ thông khóa I NXB Tp. HCM 1997
[11] Phạm Kim Khánh dịch, Đức Phật và Phật pháp  NXB Thuận Hóa 1994
[12] Thích Tâm Minh, Bảy yếu tố phát huy văn hóa truyền thống dân tộc.
[13] Nguyễn Văn Ngọc dịch, Cổ học tinh hoa, NXBĐT, 1997
[14] Lương Ninh, Lịch sử văn hóa Thế giới, NXBGD, 2001
[15] Thích Tâm Quang dịch, Phật giáo dưới mắêt các nhà trí thưc, THPG.HCM, 1997
 [16] Thích Chơn Thiện, Phật học khái luận, BGDTN-1993
 [17] Đinh Công Thành dịch, A Kroeber  và C.Kluckholm; “Culture, A Critical Review of concepts and Definition. NXBGD, 2001
[18] Đinh Công Thành - Võ Thái Hòa, Tư tưởng loài người qua các thời đại, NXBTT, 2004
Thích Giới Minh

Ý kiến phản hồi

Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu