GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

LONG ĐIỀN - BÀ RỊA VŨNG TÀU

Cập nhật lúc 04:50:56 19-11-2016 (GMT+7) Lượt xem:1763

Khi nghe lời nói đùa bất lợi cho mình, bậc trí giả đối đãi như thế nào?

Đôi khi trong giao tiếp, chúng ta gặp phải chuyện người khác nói lời đùa cợt bất lợi cho mình. Thật không dễ mà thấy thoải mái, vui vẻ cho được. Người xưa với lời nói dèm pha, di nghị có cách đối đãi làm hóa giải được điều bất lợi, lại còn cảm hóa được cả người buông lời ác ý.

Bùi Huyền Bản tính hài hước, thích nói đùa. Khi ông ấy giữ chức Hội bộ lang, Phòng Huyền Linh bị bệnh năng, các quan thương thư đều đi thăm ông ta. Bùi Huyền Bản nói đùa rằng: “Nếu bệnh của ông ta khỏi rồi mới cần đi thăm, giờ bệnh đã nặng như vậy rồi, còn phải đi thăm làm gì?”.

Có người đem lời ấy nói đến tai Phòng Huyền Linh. Không bao lâu, theo phép xã giao, Bùi Huyền Bàn tới thăm, Phòng Huyền Linh cười nói rằng: “Bùi thị lang đến thăm ta, vậy thì ta không chết được rồi”.

Phòng Huyền Linh biết Bùi Huyền Bản chỉ nói đùa chứ không có ý xấu, nên lấy một lời nói đùa khéo léo để đối lại với Bùi Huyền Bân, quả là sáng suốt và cao thượng.

Có người khi nghe thấy lời khó nghe về mình sẽ giận dữ lôi đình. Thực ra đó là cái tức giận thể hiện tu tâm dưỡng tính chưa đủ, rất có thể vì thế mà mất đi một cơ hội kết giao với bạn quý.

Người không chấp nê lời nói đùa cợt của người khác, dẫu có ác ý nhắm vào mình, không phải vì nhẫn nhịn hay yếu hèn nhu nhược, kì thực, đấy là bởi vì cảnh giới tinh thần và tâm thái của họ đã cao hơn những thứ tầm thường, vặt vãnh. Nếu cũng chấp nhặt lời nói tầm thường thì chẳng phải lúc đó đã khiến mình hạ xuống ngang bằng với những thứ tầm thường sao.

Học trò của Khổng Tử là Tử Cống từng hỏi ông rằng: “Thưa thầy! Có hay không có một chữ mà có thể làm nguyên tắc khiến con người cả đời làm theo?”

Khổng Tử nói: “Chính là chữ “Thứ”.

Chữ “Thứ” này chính là mang ý nghĩa khoan dung, độ lượng. Một chữ đó “có thể làm nguyên tắc khiến con người cả đời làm theo?”  trí tuệ của Khổng Tử quả thật vô cùng uyên thâm sâu sắc. Tại sạo mất cả đời để học và làm theo một cách hành xử?

Là bởi, cái khó nhất trong đời, thực ra không phải là đấu tranh hay giành giật mà chính là sự tha thứ, bao dung. Và cũng bởi, có học “Thứ’ bao nhiêu cũng chưa đủ. Phật dạy: “Nếu không yêu được kẻ thù của mình thì không thể viên mãn”. Người có tấm lòng bao dung nhường nào, độ lượng đến đâu, mới có thể yêu được kẻ thù của mình?

Vậy chẳng phải một chữ đó cũng đủ để cả đời có thể học và làm theo hay sao?

Nếu như trong cuộc sống, dẫu gặp điều tiếng thị phi hay lời nói khó nghe về mình, mà có thể thản nhiên đối diện với tầm lòng khoan dung độ lượng, hóa giả lời đùa cợt không có lợi cho mình, ấy mới là tấm lòng bao dung của người cao thượng trí huệ.

Một vị học trò khác của Khổng Tử là Nhan Hồi cũng từng nói: “Nhân thiện ngã, ngã diệc thiện chi, nhân bất thiện ngã, ngã diệc thiện chi.”(Tạm dịch: Người đối tốt với ta, ta đối tốt với người. Người không đối tốt với ta, ta vẫn đối tốt với người.)

Người khoan dung, độ lượng với khuyết điểm, sai lầm của người khác thì xung quanh họ toả ra một trường hoà ái từ bi có sức cảm hoá sâu sắc, có thể khơi gợi đánh thức phần thiện tính trong đối phương, khiến người tính hành ác nhận ra sai trái lầm lỗi mà tự nguyện muốn lương thiện.


Người không đối tốt với ta tại sao ta vẫn cần đối tốt với người? Bởi vì người ấy thấu hiểu được lẽ cao minh, lấy lòng khoan dung, dùng thiện niệm hóa giải oán duyên. Nếu người không đối tốt với ta, ta cũng không đối tốt với người thì oan oan tương báo đến khi nào mới hết? Chỉ có tâm từ bi, lòng khoan dung mới có thể thiện giải mọi điều mà thôi.

Lam Thư

Ý kiến phản hồi

Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu