GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

LONG ĐIỀN - BÀ RỊA VŨNG TÀU

Nội quy Ban Nghi lễ

Ngày đăng: 15:36:35 04-12-2021

Phật Giáo Long Điền: Chùa Thiện Quang tổ chức Lễ Vu Lan và cúng dường trai tăng

Ngày đăng: 05:33:10 13-08-2019
8h30 sáng ngày 09/08/2019 (Nhằm ngày 09/07 Kỷ Hợi) Chùa Thiện Quang huyện Long Điền đã trang nghiêm tổ chức Đại lễ Vu Lan báo hiếu, cúng dường Trai tăng và húy kỵ Thân phụ Thượng tọa Thích Minh Thành.

Tìm hiểu y phục Phật giáo Nguyên Thủy Nam Tông Việt Nam

Ngày đăng: 08:00:36 11-12-2016
Mỗi tôn giáo đều có sắc phục riêng của mình nhằm mục đích nói lên tính thống nhất, biểu tượng, có tổ chức. Có người nói chiếc áo không làm nên thầy tu, nhưng thầy tu cần chiếc áo, chính chiếc áo để phân biệt được thầy tu. Một tôn giáo sinh hoạt tốt phải có tổ chức thành công nhiều mặt, trong đó sắc phục cũng không thể nào thiếu. Đức Phật xuất hiện ở Ấn Độ trong một bối cảnh đa tôn giáo, nhưng Ngài khéo sử dụng tôn giáo có trước thời gian Ngài và vận dụng trí tuệ, từ bi cùng sự giác ngộ của Ngài để phát huy Phật giáo, nhằm mục đích là lợi ích cho Chư Thiên và loài người.

Giá trị văn hóa và đời thực của việc cúng cô hồn

Ngày đăng: 08:23:34 06-12-2016
Đã từ lâu nghi thức “cúng thí cô hồn” hay còn gọi là “chẩn tế cô hồn” đã trở thành một phần của nghi lễ và văn hóa Phật giáo. Sự tồn tại lâu dài của nghi thức này cho thấy nó có một giá trị văn hóa nhất định trong đời sống của người Phật tử Bắc tông Việt Nam. Tuy nhiên, về mặt tu tập và truyền bá Chánh pháp, liệu nó có đúng với giáo lý Đức Phật và có đem lại giá trị thiết thực về đời sống tâm linh cho những người thực hiện và tham gia thực hiện nghi thức ấy không?

Lễ Cúng Thí Thực Theo Tinh Thần Kinh Nikaya

Ngày đăng: 04:39:01 28-10-2016
​ Ở bài này, chỉ dựa trên cơ sở Kinh Nikaya để xác minh ý nghĩa lễ cúng thí thực vốn có nguồn gốc trong hai truyền thống Phật Giáo. Nếu không hiểu rõ ý nghĩa tích cực và phương pháp lễ cúng này và nếu áp dụng lễ cúng thí theo kiểu Tế Đàn cực đoan của Bà La Môn giáo và ngoại đạo thì chắc chắn không không có phước báo tốt đẹp. Một lễ cúng đầy đủ ý nghĩa cần có thực phẩm hiến cúng và dùng pháp ngữ khai thị hương linh, ngạ quỷ nhận thức đạo lý để xả ly chấp thủ, luyến ái và sớm được giải thoát tự tại. Vấn đề ở đây cần nhận thức rõ ràng tinh thần người hiến cúng và đối tượng được hiến cúng trong pháp thí thực một các có trí tuệ, mới có sự lợi lạc.

Ý nghĩa việc dâng hương và dâng hương mấy nén ?

Ngày đăng: 04:37:33 26-10-2016
- Dâng có nghĩa là đưa lên một cách cung kính, tiếng Anh gọi là “offering”. Và từ hương có nghĩa là mùi thơm, thông thường là một vật dùng đốt lên để cúng các đấng thiêng liêng, cũng được gọi là nhang và trầm, tiếng Anh là “incense”. Từ incense bắt nguồn từ ngôn ngữ Latin, và động từ incendere - có nghĩa là thắp cháy lên

NGHI LỄ: Lược Ý Nghi Thức Truyền U Minh Giới Trong Giới Đàn Phật Giáo Bắc Truyền

Ngày đăng: 20:36:44 18-10-2016
Từ Bi là cội gốc của Đạo Phật, Đức Phật thị hiện ra đời cũng chỉ vì lòng từ bi, muốn chỉ cho chúng sanh thấy được Phật tánh của mình, mà theo Kinh Pháp Hoa đó là một nhân duyên lớn “Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật Tri Kiếm”, cho nên trên tinh thần đó có hầu hết trong tất cả các hoạt động từ tín ngưỡng đến tâm linh, từ hoằng truyền đến xiển dương chánh pháp của Phật Giáo.

NGHI LỄ: Về Lễ Nhạc Phật Giáo Việt Nam

Ngày đăng: 21:19:26 11-10-2016
I. DẪN NHẬP: Lễ nhạc là điều rất quan trọng trong đời sống con người. Vì lẽ, đời thiếu lễ, thì đời sẽ hỗn loạn; đời thiếu nhạc, thì đời sẽ khô khan. Bởi vậy các tôn giáo có lễ nhạc cũng không ngoài mục đích này. Vì thế, các tôn giáo cần phải phát huy và duy trì lễ nhạc để gìn giữ nếp sống cao đẹp cho đời.

NGHI LỄ: Vài nét về Lễ Nghi và Nghi Lễ Phật Giáo

Ngày đăng: 20:59:23 11-10-2016
I. Khái niệm về ý nghĩa Nghi lễ:

NGHI LỄ: Ý nghĩa Nghi lễ Phật giáo

Ngày đăng: 20:52:05 11-10-2016
LỜI NÓI ĐẦU : Các nhà nghiên cứu tôn giáo cho rằng một tôn giáo phải có đủ ba yếu tố : Triết học, nghi lễ, và thần thoại. Phật giáo là một tôn giáo nên cũng có đủ ba yếu tố trên. Tuy nhiên, là một tôn giáo không có thượng đế nên yếu tố nghi lễ và thần thoại của đạo Phật mang sắc thái và ý nghĩa khác. Mặt khác, hai yếu tố này đối với Phật giáo không được nhấn mạnh.

PHÁP KHÍ VÀ PHÁP PHỤC

Ngày đăng: 16:28:39 11-10-2016
Đây là một danh từ rất phổ thông trong chốn thiền môn. Pháp khí là những đồ dùng trong chùa nhưng đúng với Phật Pháp như chuông mõ, khánh, tang đẩu, linh, chung cổ, v.v...