GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

LONG ĐIỀN - BÀ RỊA VŨNG TÀU

Cập nhật lúc 07:12:30 10-10-2016 (GMT+7) Lượt xem:7353

LONG HẢI: TỊNH XÁ NGỌC HẢI

Theo đường QL I từ Thành Phố vể Bà Rịa rẽ trái chúng ta sẽ đi đến khu du lịch Long Hải, nơi có các cảnh chùa rất đẹp, trong đó có Tịnh Xá Ngọc Hải đã gợi cho chúng ta cảm giác thanh tịnh mát mẽ và yên tịnh của các Tịnh xá thời Đức Phật còn tại thế. Tịnh xá Ngọc Hải ở sát bờ biển Long Hải, thuộc khu Hải Trung, Thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Điện thoại: 0643.843.176 - 0643.505.826

 Theo lời dạy của Ni Sư Trưởng Huỳnh Liên, Ni Sư Minh Liên thành lập Tịnh Xá Ngoc Hải ở ngay bờ biển Long Hải, cạnh Dinh Cô (nay là khu an dưỡng của Đoàn 298). Lúc đầu Tịnh Xá được làm bằng thiếc, nên dân chúng địa phương gọi là "chùa Thiếc".

    Ni Sư Minh Liên sinh năm 1925, qui y thọ giáo với Ni Sư trưởng Huỳnh Liên, vừa trụ trì Tịnh Xá Ngọc Lâm ở Long An vừa lo hoằng truyền Phật Pháp ở ịnh xá Ngọc Hải.

    Ni Sư Minh Liên có một đệ tử khá đặc biệt đó là Sư Cô Chí Liên.

    Sư cô Chí liên tên thế là Công Tằng Tôn Nữ Xuân Tứ sinh năm 1930 tại Huế, thuộc dòng dõi Vua Minh Mạng, Sư Cô Chí Liên là con của bà Nguyễn Thịế) và Ông Ưng Bàng (1881 - 1959), pháp danh Trừng Chơn là cháu nội Châu Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (con thứ mười của Vua Minh Mạng). Một Hoàng tử nổi danh về văn chương thời Vua Minh Mạng - Thiệu Trị - Tự Đức, nên Vua Tự Đức  có câu thơ lưu truyền:

 "Văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán

Thi đáo "Tùng" tuy thất Thịnh Đường".

        (Văn như Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát thì văn chương thời tiền Hán như không có, Thơ hay đến như "Tùng Thiện Vương Miên Thẩm" và tuy Lý Vương Miên Trinh thì văn chương thời nhà Đường Thịnh Trị vẫn phải thua).

    Sau thời gian theo học ở Trường Nữ Trung học Đồng Khánh nổi tiếng ở Cố Đô Huế, cô Xuân Tứ vào Nam.

    Biến chuyển vô thường của cuộc đời, những phiền não của kiếp người thức tỉnh tâm hồn cô.

    Năm 1969, cô Công Tằng Tôn Nữ Xuân Tứ xuất gia thọ giáo với Ni Sư Minh Liên ở Tịnh Xá Ngọc Tâm (Long An), được ban pháp danh là Thích Nữ Chí Liên.

    Sau thời gian tu học ở Tịnh Xá, năm 1975, Tỳ kheo Ni Chí LIên du hành hoằng truyền Phật pháp ở các tỉnh Miền Tây Nam Bộ.

    Năm 1980, Sư Cô Chí Liên được cử về Tịnh Xá Ngọc Hải ở Long Hải (Bà Rịa Vũng Tàu).

   Năm 1982, Đoàn 298 cần đất làm khu An Dưỡng, nên Tịnh Xá Ngọc Hải được dời về vị trí hiện nay.

    Với sự trợ giúp của 175 Tịnh Xá Khất Sĩ trong nước , theo truyền thống đoàn kết của Ni Đoàn Chánh điện của Tịnh Xá Ngọc Hải được hoàn thành cơ bản và được khánh thành ngày 11 và 12 tháng 2 năm Qúi Hợi (1983), chỉ sau hơn 5 tháng xây dựng.

    Ngay sau đó, suốt từ năm 1983 đến năm 1989, hai Sư cô Chí Liên và Tâm Liên vừa lo hoằng truyền Chánh pháp, vừa chăm lo xây dựng  thêm  các cơ sở mới  cho Tịnh Xá cốc Ni Trưởng, Tăng Đường, Trai Đường, Nhà Khách, Phòng phát hành Kinh sách thật khang trang và vững chắc. 

     Ngoài ra, còn có công trình đặc biệt tăng thêm phần trang nghiêm và góp phần giáo hoá Phật pháp những kiến trúc rất mỹ thuật, hấp dẫn khách hành hương, đó là các cảnh về sự tích Đức Phật Thích Ca và Gác chuông hình chùa Một cột.
  

m

Vườn Lâm Tỳ Ni với cảnh Đức Phật Thích Ca  Đản sanh, bước đi bảy bước dưới chân nở 7 hoa sen tươi thắm, Chư Thiên đến rãi hoa chào mừng ...

Photobucket

    Đức Phật Thành Đạo.

    Đức Phật chuyển pháp luân.

Đức Phật nhập Niết Bàn: Đức Phật nằm nghiêng trên một, bệ đá cao rộng, mái nhà trang trí cây cảnh xanh tươi nhắc cho khách hành hương  nhớ đến lúc Đức Phật Thích Ca Nhập Niết Bàn giữa rừng Sa la ở Ấn Độ, sau 49 ngày hoằng truyền Phật pháp giáo hoá chúng sanh .

Photobucket

    Ngay phía dưới tượng Phật là tấm phù điêu lớn khắc  cảnh chư Tăng hành lễ quanh Phật Nhập Niết  Bàn.
 

Ngôi chánh điện
 
Xá lợi bảo tháp, xây năm 2002
 
Non bộ trước tịnh xá
 
Tượng Bồ tát Di Lặc
 
Tượng Đức Phật nhập Niết bàn
 
Vườn tượng đản sanh
 
Tượng Thái tử xuất gia

    Gác chuông hình chùa Một cột, gợi lại cho Phật Tử nhớ đến chùa Một Cột ở  Cố Đô Thăng Long Hà Nội, một nét đặc trưng  của kiến trúc Phật Giáo Việt Nam , nhắc đến thời Phật Giáo Việt Nam hưng thịnh nhất , Phật giáo được coi như là quốc giáo của triều đại nhà Lý  (1010 - 1225).

    Ngoài ra gác Chuông hình chùa Một cột, còn gợi lại bài thơ "Nhất Trụ Tự" (Chùa Một Cột) của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (1819 - 1870) như sau::

Liên Hoa xuất bàn thuỷ

Pháp tọa vô trần ai
Dạ thâm tinh đầu tỉnh
phần âm không tế lai

                     Tạm dịch nghĩa:

 Sen mọc từ nước lạnh,

Pháp toạ không nhuốm bụi
Đêm khuya sao yên lạnh
Âm thanh không chút vang.

    Tịnh Xá Ngọc Hải được khánh thành vào ngày mùng hai tháng hai năm Canh Ngọ (1990), thêm một đóa hoa  đẹp cho Tùng Lâm Việt nam hiện tại, đó là công đức của hai sư cô Chí Liên và Tâm Liên cùng Ni Chúng của Tịnh Xá ./.

        Trích Lịch Sử Phật Giáo Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Biên soạn: Nguyễn Hiền Đức

Ý kiến phản hồi

Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu