GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

LONG ĐIỀN - BÀ RỊA VŨNG TÀU

Cập nhật lúc 05:58:32 25-10-2016 (GMT+7) Lượt xem:5302

Thông Tư: Hướng dẫn đăng ký hoạt động của các đạo tràng

 

 
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ
 
 
  
Số : 474 /TT. HĐTS
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
 
  
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 12 năm 2015                        

 
 
THÔNG TƯ
Hướng dẫn việc đăng ký hoạt động của các đạo tràng
 
         Kính gởi:  Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam
                       Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương
 
-      Căn cứ khoản 14 điều 32 chương VI Hiến chương GHPGVN sửa đổi lần thứ V;
-      Căn cứ điều 60 chương X Hiến chương GHPGVN sửa đổi lần thứ V;
-      Căn cứ điều 19, 20 chương III Pháp lệnh Tín ngưỡng,Tôn giáo;
-      Căn cứ điều 13 mục 3 chương III Nghị định 92/2012/NĐ-CP của Chính Phủ;
-      Căn cứ đề nghị của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành tại các Hội nghị giao ban;
-      Căn cứ phiên họp liên tịch ngày 17/12/2015 giữa Ban Thường trực HĐTS, Ban Tăng sự, Ban Kiểm soát, Ban Pháp chế Trung ương.
Để việc tu học của tín đồ Phật tử theo đúng Chánh pháp, truyền thống Phật giáo Việt Nam, Hiến chương GHPGVN và pháp luật, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam quy định một số điểm cụ thể như sau:
I.   ĐẠO TRÀNG DO TRỤ TRÌ TỰ VIỆN TỔ CHỨC:
1.   Bên cạnh các lễ tôn giáo hằng năm tại Chùa, Tổ đình, Tịnh xá, Thiền viện, Tu viện, Tịnh viện, Tịnh thất, Niệm Phật đường (gọi chung là Tự viện) được đăng ký theo quy định của GHPGVN và Nghị định 92/2012/NĐ-CP, các Tự viện tổ chức Đạo tràng theo từng pháp môn cho Phật tử địa phương tu học là nhu cầu cần thiết và chánh đáng.
2.   Các hoạt động của Đạo tràng không thuộc quy định tại phần I của Thông tư này, phải thực hiện theo quy định tại công văn số 413/CV. HĐTS ngày 25/11/2014 của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự.
II.    ĐẠO TRÀNG DO BAN – VIỆN TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC:
1.   Các Ban – Viện Trung ương GHPGVN được quyền tổ chức các loại hình Đạo tràng để hướng dẫn Phật tử tu học đúng Chánh pháp, truyền thống của Phật giáo Việt Nam, quy định của Hiến chương GHPGVN và pháp luật.
2.   Đạo tràng do Ban - Viện T.Ư tổ chức phải thực hiện các quy định như sau:
a.    Ban – Viện trung ương phải có đề án tổ chức Đạo tràng trình Ban Thường trực HĐTS xem xét và chấp thuận.
b.   Sau khi Ban Thường trực HĐTS chấp thuận cho phép tổ chức Đạo tràng, Ban – Viện Trung ương phải phối hợp với Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Ban chuyên môn cấp tỉnh để quản lý về mặt tổ chức và sinh hoạt.
c.    Các Đạo tràng thuộc Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương, Ban Hoằng pháp Trung ương tổ chức, phải gắn kết chặt chẽ với một Tự viện cụ thể, do Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh, Ban Hướng dẫn Phật tử và Ban Hoằng pháp cấp tỉnh, Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký thành lập và quản lý về mặt tổ chức, sinh hoạt theo quy định của GHPGVN và pháp luật.
3.   Ban Thường trực HĐTS không chấp thuận những đạo tràng hoạt động song song với các Ban Trung ương trong phạm vi cả nước mà không có trong Nội quy hoạt động và kế hoạch hoạt động của các Ban tương ứng.
4.   Thủ tục đăng ký:
a.    Đạo tràng có phạm vi hoạt động và tập hợp tín đồ Phật tử trong một quận (huyện,thị xã, thành phố thuộc tỉnh), Ban – Viện T.Ư và Trụ trì Tự viện thực hiện thủ tục đăng ký với Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện và đúng pháp luật.
b.   Đạo tràng có phạm vi hoạt động và tập hợp tín đồ Phật tử ở nhiều quận (huyện,thị xã, thành phố thuộc tỉnh) trong một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ban – Viện Trung ương và Trụ trì Tự viện thực hiện thủ tục đăng ký với Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh và đúng pháp luật.
5.   Đạo tràng phải hoạt động tại một Tự viện cụ thể ở địa phương, không được hoạt động tại nhà riêng của Phật tử.
III. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ:
1.   Văn bản đăng ký, trong đó nêu rõ:
-  Tên Đạo tràng;
-  Tên Tự viện nơi Đạo tràng hoạt động;
-  Tên vị đứng đầu Đạo tràng;
-  Dự kiến số lượng thành viên tham gia Đạo tràng;
-  Nội quy hoạt động, trong đó nêu rõ tôn chỉ, mục đích hoạt động.
2.   Hồ sơ gởi đến Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh, cấp huyện và Cơ quan Nhà nước cùng cấp tùy theo phạm vi hoạt động được quy định tại phần II của Thông tư này.
3.   Thời gian giải quyết:
Tùy theo phạm vi hoạt động của Đạo tràng, sau khi Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh, cấp huyện nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định tại phần III của Thông tư này, trong thời hạn 15 ngày phải trả lời bằng văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận đăng ký, nếu không chấp thuận cũng phải nêu rõ lý do.
IV.  CÁC QUY ĐỊNH KHÁC:
1.   Các Đạo tràng chưa thực hiện thủ tục đăng ký đều phải tiến hành việc đăng ký theo quy định của Thông tư này.
2.   Các pháp môn tu học tại Đạo tràng có yếu tố Phật giáo nước bạn đều phải thực hiện việc đăng ký với Ban Thường trực HĐTS và Ban Tôn giáo Chính phủ.
3.   Các Đạo tràng không thực hiện việc đăng ký theo quy định tại Thông tư này được xem là hoạt động bất hợp pháp, là vi phạm các quy định của GHPGVN và pháp luật.
            Vì sự trang nghiêm GHPGVN, hỗ trợ Phật tử thực hiện đức tin về pháp môn tu học tại các Đạo tràng theo đúng Chánh pháp, truyền thống Phật giáo Việt Nam, Hiến chương GHPGVN, Nội quy các Ban – Viện Trung ương và pháp luật, đề nghị Quý Ban Thường trực Ban Trị sự triển khai thực hiện nội dung Thông tư này.
            Trân trọng kính chào./.
 
Nơi nhận :
- Như trên
- BTT HĐTS "để b/c”
- HT. Chủ tịch HĐTS "để b/c”
- Ban Tôn giáo Chính phủ "để b/c”
- BTG/SNV các tỉnh, thành
       "để biết và giúp đỡ”
- Lưu.
 
 
 
TM. BAN THƯỜNG TRỰC HĐTS GHPGVN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
TRƯỞNG BAN TĂNG SỰ TRUNG ƯƠNG
 
 
 
 
(đã ký) 

 
Hòa thượng Thích Thiện Pháp
GHPGVN

Ý kiến phản hồi

Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu