GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

LONG ĐIỀN - BÀ RỊA VŨNG TÀU

Cập nhật lúc 05:01:42 06-01-2018 (GMT+7) Lượt xem:2896

Lễ Công bố về việc đào tạo Thạc sỹ - Tiến sỹ của GHPG Việt Nam

Sáng ngày 4-1-2018 tại Hội trường Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Hà Nội – Xã Phù Linh – H. Sóc Sơn – Hà Nội. Ban Giáo Dục Phật Giáo Trung Ương – GHPGVN long trọng tổ chức buổi Lễ Công bố Chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về việc đào tạo Thạc sỹ - Tiến sỹ của GHPG Việt Nam

 


 

Chứng minh và dự lễ có Hòa thượng Thích Thiện Pháp – Phó chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN; Các Phó chủ tịch HĐTS - GHPGVN: HT. Thích Giác Toàn; HT. TS. Thích Bảo Nghiêm; HT. TS. Thích Quảng Tùng; HT. Đào Như; TT.TS. Thích Thanh Quyết; TT.TS Thích Đức Thiện – Phó chủ tịch  - Tổng thư ký HĐTS GHPGVN; các Hòa thượng, thượng tọa Ủy viên Thường trực HĐTS GHPGVN; Chư vị Tôn túc phó Ban giáo dục Phật giáo trung ương, chư vị tôn túc lãnh đạo, điều hành  của 04 Học viện Phật giáo VN, hơn 600 Tăng ni sinh của Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội cùng dự lễ.

Về phía khách quý có ông Bùi Thanh Hà – Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tôn giáo Chính phủ; Ông Bùi Hữu Dược – Vụ trưởng vụ Phật giáo BTGCP; Ông Nguyễn Tiến Trọng – Phó cục trưởng cục A88 – Bộ Công an; PGS. TS. Nguyễn Tài Đông – Viện trưởng  Viện Triết học; Các vị giáo sư , tiến sĩ, các nhân sỹ trí thức, các học giả,  đại diện của TƯMTTQ VN; đại diện một số ban nghành chức năng  của Trung ương và TP. Hà Nội.

 Sau phần Nghi lễ. Hòa thượng Thích Giác Toàn  – Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN – Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam lên phát biểu Về Công Tác Giáo Dục Phật Giáo Hiện Nay. Hòa thượng nêu rõ “Dự thảo Tu chỉnh Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam được trình tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII nhiệm kì 2017 - 2022 vừa qua đã đề nghị thay đổi danh xưng Ban Giáo dục Tăng ni Trung ương thành Ban giáo dục Phật giáo Trung ương. Việc thay đổi danh xưng này đã mở rộng phạm vi và đối tượng thuộc quyền và trách nhiệm của Ban Giáo dục Phật giáo trước đồng bào Phật tử và Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đây là niềm vinh dự, đồng thời cũng là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, đòi hỏi chúng ta phải có sự thay đổi căn bản từ nhận thức đến hành động mới mong xứng đáng với vinh dự và niềm tin đó.

Việc đổi danh xưng Ban Giáo dục Tăng Ni thành Ban Giáo dục Phật giáo, có nghĩa là, từ nay các cấp học thuộc Ban Giáo dục Phật giáo bao gồm cả Tứ chúng Phật tử, cả tại gia và xuất gia. Giai đoạn đào tạo thử nghiệm Thạc sĩ Phật học tại Học viện PGVN tại Tp HCM được đánh giá đạt yêu cầu, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức có chủ trương cho phép các Học viện có đủ điều kiện được mở hệ đào tạo Sau Đại học, đào tạo bậc Thạc sỹ và Tiến sỹ Phật học. Tới đây, chúng ta cần phải đầu tư nhiều về trí lực, nhân lực và tài lực cho hai nhiệm vụ này.

Đó là lí do của buổi làm việc hôm nay, với sự tham gia của Quí liệt vị Đại biểu, như Ban Tổ chức đã giới thiệu. Từ góc độ quản lí, tôi xin thay mặt Ban Giáo dục Phật giáo trình bày rất khái quát về những việc đã làm được trong nhiệm kì vừa qua, và những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong thời gian tới.

1.     Về Giáo dục học đường Tăng Ni 

…. Với 4 Học viện, việc phát huy thế mạnh, tạo ra “mũi nhọn” trong nghiên cứu – đào tạo ở bậc Đại học là điều cần thiết và đáng khuyến khích để tạo nên bức tranh sinh động về Giáo dục Phật giáo. Nhưng một điểm yếu dễ nhận thấy là giữa các Học viện trong cùng một hệ thống Giáo dục còn thiếu thống nhất ở khối kiến thức cơ sở chung (có tính bắt buộc); chưa có sự liên thông giữa các Học viện ở nhóm kiến thức chuyên ngành, nhóm ngành hoặc tự chọn. Cái chúng ta cần hiện nay là phát huy tính phong phú đa dạng nhưng phải đảm bảo tính thống nhất trong Giáo dục Phật giáo ở bậc Đại học. Trước mắt, chúng ta cần phải xây dựng lại Khung chương trình Giáo dục Phật giáo hệ Đại học, xác định hệ thống giáo trình cho khối kiến thức chung (có tính bắt buộc) đối với cả 4 Học viện.

2.     Nhiệm vụ mới của Giáo dục Phật giáo

 2.1. Với Giáo dục Phật giáo

Việc mở rộng đối tượng giáo dục Phật giáo tới cấp học nào, qui mô và nội dung giảng dạy ra sao v.v.v chắc chắn không phải ngày một ngày có thể hình dung và triển thi được. Nhưng chúng ta có thể triển khai ngay ở cấp Mầm Non, Mẫu giáo và Tiểu học ở các địa phương. Theo một thống kê, tính đến tháng 10 năm 2014, ở Việt Nam có 269 trường mầm non, 905 nhóm, lớp mầm non do các tổ chức và cá nhân tôn giáo thành lập, đón nhận 125.594 trẻ (chiếm hơn 3 % tổng số các trẻ đến trường mầm non trên cả nước). Nhưng rất tiếc là Giáo dục Phật giáo dường như đã bỏ trống mảng này. Ban Giáo dục Phật giáo các cấp cần đặc biệt quan tâm, vì đó là nhu cầu thiết thực của xã hội, của đồng bào Phật tử, và đây sẽ là nguồn đầu vào đảm bảo chất lượng của bậc học cơ sở trong hệ thống Giáo dục Phật giáo, tức là Sơ cấp Phật học. Sơ cấp là cấp học nền tảng để đảm bảo cho một nền Giáo dục Phật giáo phát triển bền vững,

2.2. Với hệ đào tạo Sau Đại học Phật học. 

Từ sau khi có chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, tuy không rầm rộ nhưng Chư tôn đức Lãnh đạo Ban và các Học viện đã có sự chuẩn bị rất khẩn trương cho việc triển khai đào tạo Sau Đại học. Theo chúng tôi, cũng như nền Giáo dục quốc dân, mô hình Giáo dục Phật giáo phải là hình chóp: Giáo dục cơ sở Phật học phải căn cơ vững chắc; và, Giáo dục - đào tạo Đại học, Sau Đại học Phật học phải là kết tinh của hệ thống Giáo dục Phật giáo đang vận hành, thể hiện rõ thế mạnh, cái bản sắc của mỗi cơ sở đào tạo.
Dù dưới hình thức hay cấp độ nào thì mục tiêu của giáo dục và đào tạo trong hệ thống Giáo dục Phật giáo Việt Nam đều nhắm đến là NHÂN BẢN - TRÍ TUỆ - PHỤC VỤ ĐẠO PHÁP VÀ DÂN TỘC.
….
Tiếp đến ông Lê Trung Kiên – Phó vụ trưởng – Ban Tôn giáo Chính phủ lên Công bố chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về việc Đào tạo Thạc sỹ và Tiến sỹ của GHPG Việt Nam.

Ông Bùi Thanh Hà  trao Văn bản Chủ trương của Chính Phủ về việc Đào tạo Thạc sỹ và Tiến sỹ của GHPG Việt Nam tới Lãnh đạo GHPGVN.

Thay mặt Tăng ni sinh HVPGVN tại Hà Nội – Tăng sinh Thích Viên Hải lên đọc cảm tưởng tại buổi lễ “ ….Chúng con đã được theo học từ trung cấp Phật học, cao đẳng Phật học, cử nhân Phật học. Và hôm nay, chúng con được về đây để tham dự Lễ công bố chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về việc đào tạo Thạc sỹ - Tiến sỹ Phật học của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Chúng con vô cùng hân hoan, phấn khởi vì đây là thuận duyên vô cùng lớn cho các thế hệ Tăng Ni trong việc học. Đây cũng là bước ngoặt lớn trong sự nghiệp giáo dục đào tạo Tăng tài cho Giáo hội. Chúng con nguyện tiếp tục sự nghiệp học tập nhằm trau dồi kiến thức Phật học, thế học nhiều hơn nữa trong các cấp học để góp phần nhỏ bé của mình trong sự nghiệp hoằng pháp lợi sinh của Giáo hội. Chúng con xin tri ân Chư Tôn Thiền đức Lãnh đạo các cấp Giáo hội, tri ân Thượng tọa Trưởng Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương, Quý Lãnh đạo Đảng Nhà nước đã tạo mọi điều kiện để thế hệ Tăng Ni trẻ chúng con có nhiều cơ hội để trau dồi kiến thức.
…”.

Tiếp đến ông Bùi Thanh Hà phát biểu chúc mừng Ban Giáo dục Phật giáo trung ương GHPGVN đón nhận Chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về việc đào tạo Thạc sỹ và Tiến sỹ của GHPGVN.

TT.TS. Thích Thanh Quyết – Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN – Trưởng Ban giáo dục Phật giáo trung ương – Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội lên công bố Hội đồng khoa học của Ban Giáo dục Phật giáo trung ương gồm Ban cố Vấn : HT. thích Trí Quảng ; HT. Dương Nhơn; HT. TS. Thích Thanh Nhiễu; HT. Thích Thiện Pháp; HT. Thích Giác Toàn; HT. TS. Thích Thiện Tâm; HT. TS. Thích Bảo Nghiêm; HT. TS.Thích Gia Quang; HT.TS.Thích Quảng Tùng; HT. Thích Giác Quang.

Hội Đồng khoa học có 24 vị Do TT.TS Thích Thanh Quyết làm chủ tịch.

Danh sách Hội đồng khoa học của Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội có 16 vị do HT.TS. Thích Thanh Đạt làm chủ tịch.

Ông Bùi Hữu Dược thay mặt Hội đồng Khoa học HVPGVN tại Hà nội Phát biểu chia sẻ về giáo dục đại học của một số nước trên thế giới như Ấn độ; Miama; Trung quốc; Nhật bản; Pháp, Séc; Đức có các cơ sở đào tạo các môn khoa học, họ quan niệm Phật giáo là một môn khoa học văn hóa nhân loại, chúc các Tăng ni sinh phấn đấu tu học để trở thành sứ giả của Như lai, là các công dân gương mẫu…

Hòa thượng. Tiến sĩ Thích Bảo Nghiêm – Phó chủ tịch HĐTS – Trưởng Ban Hoằng pháp TW GHPGVN thay mặt HĐTS GHPGVN phát biểu “ … Như chúng ta đã biết, cách đây hơn một tháng. Đại hội Đại biểu PGVN lần thứ VIII đã thành công tốt đẹp, trong đó có đóng góp quan trọng của ngành  Giáo dục Phật giáo. Qua 7 kỳ Đại hội với hơn 35 năm hoạt động, giáo dục và tuyển chọn Tăng tài luôn được coi là Phật sự hàng đầu của GHPG Việt Nam. Trước những điều kiện và yêu cầu mới, Phật giáo có đủ nội lực để hội nhập và phát triển hay không, Giáo hội có được trang nghiêm hay không, phần lớn phụ thuộc vào Phật sự trọng đại này…

… Ở đây, chúng tôi xin nhấn mạnh tới nhiệm vụ mới mà các vị đã đề cập tới:

Thứ nhất, chúng tôi cũng nhất trí rằng, dù là giáo dục quốc dân hay Giáo dục Phật giáo thì tính hệ thống giữa các khâu, các cấp học của qui trình giáo dục – đào tạo là yêu cầu có tính then chốt. Các cơ sở giáo dục – đào tạo Phật giáo từ Sơ cấp, trung cấp, Đại học và sau đại học phải được đặt và vận hành trong chính thể của hệ thống Giáo dục Phật giáo. Hiện nay có thể còn có những khó khăn do chủ quan hoặc lịch sử để lại, nhưng Trung ương Giáo hội sẽ cùng các vị lãnh đạo Ban Giáo dục Phật giáo và các địa phương sớm có giải pháp khắc phục, đảm bảo sự phát triển bền vững của Giáo dục Phật giáo Việt Nam.

Thứ hai, việc các cơ quan hữu quan và Thủ tướng chính phủ đã chấp thuận đề nghị của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chủ trương cho phép các cơ sở đào tạo thuộc Giáo hội có đủ điều kiện được mở hệ đào tạo sau Đại học Phật học, là thể hiện sự tin cậy của Nhà nước và Giáo hội đối với Giáo dục Phật giáo chúng ta. Có thể nói đây là một mốc son lớn trong Lịch sử Phật giáo Việt Nam. Từ nay chúng ta đã có một hệ thống Giáo dục Phật giáo hoàn chỉnh, từ Sơ cấp đến Tiến sĩ Phật học. Với sự nhất tâm chí thành chí thiết của Chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội đối với sự nghiệp Giáo dục Phật giáo, được sự quan tâm giúp đỡ thiết thực của Đảng, Nhà nước và các cơ quan hữu quan, với sự hợp tác của các Trường và Viện có bề dày về kinh nghiệm quản lý và đào tạo, chúng tôi tin rằng Ban Giáo dục Phật giáo sẽ phát huy triệt để nội lực, tận dụng tối đa thuận duyên đã có để có thể hoàn thành nhiệm vụ vô cùng khó khăn này.

Nhân đây, thay mặt Chư tôn đức Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và nhân danh cá nhân, Tôi có lời cảm ơn Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan hữu quan đã quan tâm giúp đỡ để có được kết quả như ngày hôm nay. Với Quí vị trong Ban Giáo dục Phật giáo, quí vị nên coi đây là Phật sự tuy không dễ dàng nhưng cũng rất vinh dự. Chúng ta chưa có kinh nghiệm, nhân lực và tài lực còn thiếu nhiều nhưng có thể vừa làm vừa rút kinh nghiệm, tranh thủ sự hợp tác giúp đỡ đa phương, từng bước hoàn thiện, nhưng điều cốt yếu là: Phải thực hiện nghiêm , đúng quy trình và chất lượng đào tạo, có trách nhiệm cao trước Xã hội và Giáo hội. Bất cứ trong hoàn cảnh nào hay lý do gì cũng không được xa rời mục tiêu của Giáo dục Phật Giáo Việt Nam là NHÂN BẢN – TRÍ TUỆ - PHỤC VỤ ĐẠO PHÁP VÀ DÂN TỘC.

Cũng trong dịp này Lãnh đạo Ban Giáo dục Phật giáo trung ương đã nhân được những lẵng hoa tươi thắm chúc mừng của các cơ quan đoàn thể .

Dưới đây là một số hình ảnh của buổi lễ

Đại đức Thích Đạo Hiển thông qua chương trình buổi lễ


Niệm Phật cầu gia bị






























HT. Thích Giác Toàn phát biểu về công tác Giáo dục Phật giáo hiện nay






















Ông Lê Trung Kiên Công bố Văn bản của Chính phủ


Ông Bùi Thanh Hà trao Văn bản chủ trương của Chính phủ tới lãnh đạo GHPGVN


Ông Bùi Thanh Hà phát biểu chúc mừng


TT.TS.Thích Thanh Quyết công bố Hội đồng khoa học của Ban Giáo dục Phật giáo trung ương









Ông Bùi Hữu Dược Phát biểu


Tăng sinh Thích Viên Hải đọc cảm tưởng


 Lẵng hoa của Ban Tôn giáo Chính phủ chúc mừng


Lẵng hoa của Cục An Ninh xã hội - Bộ Công an chúc mừng


Lẵng hoa của Viện Triết học chúc mừng


Lẵng hoa của phòng PA 88 - Công an TP. Hà Nội chúc mừng


HT. TS. Thích Bảo Nghiêm thay mặt HĐTS GHPGVN  Phát biểu


Chụp ảnh lưu niệm

phattuvietnam.net

Ý kiến phản hồi

Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu