GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

LONG ĐIỀN - BÀ RỊA VŨNG TÀU

Cập nhật lúc 13:44:54 10-10-2016 (GMT+7) Lượt xem:2626

TÁC DỤNG CỦA CÂY CHÙM NGÂY

Cây chùm ngây được biết đến là một dược liệu có nhiều công dụng trong việc chữa trị bệnh, nhưng loại cây này không phổ biến nhiều ở Việt Nam. Chính vì thế, có rất ít người biết đến những đặc điểm loại cây này hình dạng như thế nào, là cây gì công dụng thực sự ra sao?

Cây chùm ngây được biết đến như thế nào?
  1. Tác dụng của cây chùm ngây với sức khỏe
Cây chùm ngây phòng bệnh ung thư, thoái hóa, xơ nang: Lá của cây chùm ngây có chứa 46 loại chất chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin C và vitamin A. Đây là những chất chống oxy hóa vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Các chất chống oxy hóa này giúp trung hòa các tác động tàn phá của các gốc tự do, từ đó bảo vệ chúng ta khỏi bệnh ung thư và các bệnh thoái hóa như thoái hóa điểm vàng và bệnh xơ nang. Tốt cho cơ bắp, xương, da và máu: Lá của cây chùm ngây rất giàu các axit amin. Nó có chứa 18 axit amin, trong đó có 8 axit amin thiết yếu (ISoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalaine, threonine, tryptohyan, valine) nên loài cây này chứa protein “hoàn hảo’ và là một loại cây rất hiếm trong thế giới thực vật. Phương pháp ngừa thai của dân tộc Raglay: cứ 5 ngày thì dùng 2 nắm rễ cây chùm ngây còn tươi (150g) rửa sạch băm nhỏ nấu với 2 lít nước còn nửa lít thuốc chia uống 2 lần trong ngày. Những tác dụng của cây chùm ngây như thế nào? Trị tăng cholesterol, tăng lipid máu, tăng triglycerit, làm giảm axxit uric, ngăn ngừa sỏi oxalat: mỗi ngày dùng 100g rễ tươi (30g khô) rửa sạch, nấu với 1 lít nước sôi 15 phút. Uống cả ngày. Giúp ổn định huyết áp và đường huyết, bảo vệ gan, trị suy nhược: mỗi ngày dùng 150 g lá Chùm ngây non rửa sạch, giã nát, thêm 300 ml nước sạch, vắt lấy nước cốt (hoặc dùng máy xay sinh tố) thêm 2 muỗng canh mật ong, trộn đều, chia uống 3 lần trong ngày. Trị u xơ tiền liệt tuyến: rễ Chùm ngây tươi 100 g lá Trinh nữ hoàng cung tươi 80 g (hoặc rễ Chùm ngây khô 30 g lá Trinh nữ hoàng cung khô 20 g). Nấu với 2 lít nước còn lại nửa lít. Uống 3 lần trong ngày. Phòng ngừa loãng xương: Với hàm lượng canxi và magie phong phú, cây chùm ngây trở thành một trong những loại thực vật có tác dụng tốt cho xương của bạn nếu bạn bổ sung chúng qua ăn uống hoặc dùng để pha trà. Canxi là dưỡng chất cần thiết để xây dựng xương và răng, còn magiê lại giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Vì cây chùm ngây chứa nhiều cả hai dưỡng chất này này nên nó đặc biệt tốt cho bạn trong việc phòng ngừa bệnh loãng xương và các bệnh về xương khác. Tốt cho da: chùm ngây chứa cytokinin – một loại kích thích tố thực vật tạo ra phân chia tế bào, tăng trưởng, và làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy Moringa YSP sản xuất đặc tính chống lão hóa ở người.
 2. Những lưu ý khi sử dụng cây chùm ngây
Sử dụng và sấy cây chùm ngây lúc cây còn tươi: Nên sử dụng lá thật tươi, tốt nhất là vừa tuốt ra khỏi cây, lá non ăn mềm hơn lá già nhưng hăng hơn và kém bùi hơn lá già. Nếu bảo quản tủ lạnh không nên để lâu, và phải bọc kín để tránh bay hơi nước khiến lá héo già và mất chất dinh dưỡng. Nếu nhiều lá không dùng hết ngay thì nên phơi khô trong bóng râm, nơi thoáng gió, sau đó xay thành bột khô, trộn với bột gạo, đỗ.. nấu cho trẻ ăn. Cây chùm ngây sau khi thu hái khỏi cành chỉ nên áp dụng công nghệ sấy lạnh, phơi khô trước 12 giờ. Không nên ăn quá nhiều chùm ngây: Vì loại cây này rất nhiều dưỡng chất, hàm lượng vitamin C và canxi có trong lá khá cao, nên nếu ăn quá nhiều rau chùm ngây có thể dẫn đến thừa vitamin C, thừa canxi, không có lợi cho sức khỏe.  Phụ nữ đang mang thai không được ăn chùm ngây: Khi có thai, hormon thai nghén là progesterone bài tiết làm mềm tử cung khiến cơ tử cung không co bóp. Còn alpha-sitosterol trong rau chùm ngây gây co cơ trơn tử cung và làm sẩy thai. Vì thế, người đang mang thai giai đoạn đầu không nên sử dụng chùm ngây để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Những lưu ý cần thiết khi sử dụng cây chùm ngây Hạn chế ăn chùm ngây vào buổi tối và tránh ăn quá nhiều: Vitamin C có trong chùm ngây có thể khiến thần kinh của bạn hưng phấn vào lúc bạn cần nghỉ ngơi, vì thế không nên ăn rau chùm ngây buổi tối để tránh bị mất ngủ, trằn trọc. Cho gia vị vừa phải: Thường khi nấu canh hay chế biến các món ăn khác với chùm ngày chỉ cần nêm một chút muối và hạt nêm. Muốn giữ vitamin thì nên đun canh, cháo, bột sôi chín thì cho lá chùm ngây xay nhỏ vào. Nếu là lá non thì sôi lại là được, nếu lá già hơn thì phải đun lâu 1 chút. Như vậy bạn có thể thấy được những tác dụng của cây chùm ngây đối với đời sống sức khỏe của con người. Không chỉ là nguồn cấp dinh dưỡng từ món ăn hằng ngày cho cơ thể mà chúng cũng là dược liệu hỗ trợ trị bệnh vô cùng quan trong phải không. Nhưng bạn cũng nên nhớ những lưu ý cần thiết khi sử dụng loại cây này nhé! 
Nguồn bài viết: http://agarwood.org.vn/tac-dung-cua-cay-chum-ngay-va-luu-y-khi-su-dung-7248.html

Ý kiến phản hồi

Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu