GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

LONG ĐIỀN - BÀ RỊA VŨNG TÀU

Cập nhật lúc 14:46:09 19-06-2022 (GMT+7) Lượt xem:1487

Phật Giáo Long Điền: Phân ban Ni giới tỉnh về giảng Trường hạ Thiên Bửu Tháp

Đáp lời thỉnh cầu của Ban Tổ chức Trường hạ Phật giáo huyện Long Điền, Ni trưởng Thích nữ Như Như - Phó ban BTS GHPGVN tỉnh, Trưởng Phân ban Ni giới tỉnh; Ni trưởng Thích nữ Mai Liên - Phó trưởng ban Thường trực phân Ban Ni giới tỉnh về thuyết giảng cho chư Ni tại trường hạ Chùa Thiên Bửu Tháp.

Quý Ni trưởng đã chia sẻ về những giới luật căn bản, oai nghi tế hạnh của một hành giả xuất gia, làm thế nào để xứng đáng là bậc mô phạm trong loài người. Đặc biệt trong ba tháng an cư phải luôn thúc liễm thân tâm, trau dồi giới định tuệ, tiết chế diệt trừ tham sân si phiền não …

Ni trưởng Trưởng Phân ban Ni giới tỉnh đã đưa ra 8 đặc điểm của giới luật tương đồng với 8 đặc tính của nước Biển như trong Kiền Độ Thuyết Giới nói.

GIỚI LUẬT VÀ BIỂN RỪNG

Con người và xã hội luôn có mối quan hệ song phương đa chiều trên mọi lĩnh vực:

“Thuở hồng hoang đất theo rừng trường ra bãi

Xa xưa trời theo bãi mở ra khơi

Tôi bàng hoàng trên mảnh đất sơ khai

Chợt gợi nhớ như mình chưa có tuổi”

Vâng! Việt Nam đất mẹ hình cong chữ S đã muôn đời đội nắng hứng mưa, bao phong sương cay đắng đã đi qua, nhưng tiềm thức con dân hồn nước Việt mãi âm thầm ghi khắc vạn niềm đau!

Này em thương, có bao giờ em say đắm giấc ngủ đêm thâu cho ngàn năm đô hộ giặc tàu, trăm năm nô lệ gặc Tây, 30 năm nội chiến đi vào tâm tư sâu lắng lãng quên cội nguồn dân tộc Rồng Tiến, dù Việt Nam nhỏ bé vẫn hiên ngang đánh bại mọi giã tâm thôn tính của ngoại bang.

Biển rộng, sông dài là bắt nguồn phong phú cho muôn dân sự sống ấm no. Từ biển ta có được mỏ dầu, nhiều khoáng sản khác và đặc biệt là săn bắt ở Biển Đông các ghe thuyền thủy thủ đầy ắp các cá tôm đủ loại, đã cung ứng thực phẩm giá trị cho cuộc sống nhân sinh.

Rừng là lá phổi xanh cho con người dưỡng khí thiên nhiên, gỗ quý cho xây dựng các công trình và nhiều công dụng cho trang trí nội thất. Hơn thế nữa rễ cây của rừng có khả năng hút nhiều nước ngăn chặn bão lũ rất công hiệu, ngày nay cây rừng chặt đốn quá mức, nhiều sự khai thác lâm sản không đúng quy trình là hậu quả cho nước lũ bủa giăng là điều tất yếu không tránh khỏi.

Từ những khóc hại trên, cần phải nỗ lực bảo vệ rừng chính là chắt lọc tinh hoa an toàn môi sinh, ngăn chặn mọi xâm thực bãi bờ để đạt thành công cao ở mức toàn cầu. Thế nên, biển và rừng là hai nhịp cầu bất khả phân, là nguồn lợi dưỡng to lớn không thể thiếu được trong sinh hoạt đời thường của thế nhân.

Không đơn điệu bởi vật chất dưỡng nuôi thân xác bất cứ một dân tộc nào cũng đều, có ý thức tâm linh của riêng họ, Giới luật Phật chế định cho hàng tu sĩ tại gia, xuất gia đều có giá trị nhiệm mầu theo lối bước từng cá nhân tuân thủ.

Giới luật là thuyền bè, là chuỗi anh lạc, là cầu nối bắc qua bờ sanh tử giúp các bậc tu hành giải thoát mọi phiền trước cá nhân. Ở đây không rộng giải bày chi tiết về Phật lý, chỉ đưa ra những điểm tương đồng mà đức tin đã chỉ rõ qua Kiền độ Thuyết giới nói:

Nước biển có tám đặc điểm như:

  • Tất cả các dòng nước sông ngòi đều chảy về biển cả.
  • Thủy triều không mất chừng hạn: dù có 25000 con sông và 80 cũng điện của Long vương đều xuôi dòng chảy về biển.
  • Biển không mất tên gọi: dù có 5 con sông lớn như: Hằng Hà – Da Bồ Na – Tát La Do – Y Ta Bạch Đề - Sông Ma Hê đồng chảy về biển.
  • Mực nước không tăng giảm: dù có nhiều sông suối chảy về.
  • Đồng một vị mặn.
  • Không dành chứa tử thi
  • Tích chứa nhiều châu báu
  • Là nơi cư trú của các loài thủy tộc có thân hình cực lớn.

Đức Phật dạy: trong giáo pháp của ta cũng có 8 điều đặc biệt như biển cả giúp đệ tử vui thích tu hành:

  • Đồng một Giới pháp để tu học.
  • Sống theo Giới luật đến trọn đời.
  • Đồng gọi là Sa môn khi xuất gia (dù có bốn giai cấp: Sát đế lợi, Bà la môn, Phệ xá, Thủ đà la).
  • Tiến thân tu đạo chứng nhập Niết Bàn (Niết Bàn thì không tăng không giảm).
  • Đồng một vị giải thoát.
  • Người tu hành khi phạm giới, tuy ở trong chúng Tăng mà vẫn thường xa lìa, Tăng chúng không ưa và không thích ở gần người ấy.
  • Tứ niệm xứ và Bát chánh đạo là ngọc ngà châu báu.
  • Nhận chứa những thành quả to lớn là bốn hướng, bốn đạo quả.

Thế nên, Luật là lời dạy của đức Phật có tác dụng sâu thẳm giúp hành giả đạt được Niết Bàn, là diệu dụng ở chỗ biết lắng nghe và tuân thủ hương vị giải thoát để không gây tổn thương cho mình và người:

Lối về rộng mở muôn nơi

Sống như giếng mội lành khơi muôn dòng

Thanh quy cẩn thủ ghi lòng

Tịnh bang sen nở thơm từng trời Tây

Nếu biển rừng vun vén cho cuộc sống nhân sinh, luôn tô bồi phù sa và nuôi cây cao bóng mát, hoa trái muôn màu góp phần nuôi dưỡng và chống đỡ thảm họa núi lở sông bằng...

Thì Giới luật là bờ đê ngăn chặn dòng nước lũ ở trước chảy tràn vào tâm thức con người đẩy lùi mọi vô minh tham ái để khơi nguồn trí tuệ “Bồ tát sợ nhân - chúng sanh sợ quả” là yếu điểm đạo đức nhân luân.

Để nói lên tính chất ưu việt của Giới luật, các luật sư thường đưa ra những ví dụ “Giới như đám đất tốt muôn hạt giống lành đều từ đất mà sanh ra, là chuỗi anh lạc để trang nghiệm pháp thân” hoặc nói “Giới như bộ áo giáp kiên cố để bảo vệ sự tấn công của lục trần”. Hơn thế nữa Giới luật chính là thọ mạng của Phật pháp, từ ngàn xưa không có vị tổ nào không nương nhờ Giới pháp mà được chứng đạo không có bậc thanh văn hay đại lão Tăng ni nào thiếu Giới mà được tôn vinh phẩm hạnh, thay Phật tuyên dương chánh pháp phải là Tăng đoàn mẫu mực, Giới luật trang nghiêm.

Thế mới biết, em đến đây bằng hòa điệu của nguồn vui đạo lý, tìm suối nguồn khơi lại ánh trăng xưa, nguyện tiến bước không mảy may lay chuyển. Nhớ nghe em, tinh tấn tu trì, thầm nghiêm Phật lý, từng phút giây không rời chánh niệm, tâm rạng ngời tỏa sáng đuốc Giới hương, em đạt đỉnh cho bản lại trọn vẹn diện mục nguyên sơ, bảo sở đón em về, tâm tinh thoáng ngủ yên ngàn cảnh mộng...

Ngày mai ấy, vững tay em chèo lái, nhà như Lai bến đỗ đón em về, cõi Niết nở ngàn hoa:

“Dẫu cho đi trọn đường trần

Đạo tâm há để một lần phôi pha”

Ni trưởng Thích nữ Như Như

Ý kiến phản hồi

Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu