GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

LONG ĐIỀN - BÀ RỊA VŨNG TÀU

Cập nhật lúc 08:20:18 10-10-2016 (GMT+7) Lượt xem:3821

THAM LUẬN:PHẬT GIÁO ĐỒNG HÀNH VỚI DÂN TỘC TRONG CÔNG TÁC TỪ THIỆN XÃ HỘI

Ngay từ buổi đầu hình thành, Phật giáo đã thể hiện tinh thần cứu khổ cứu nạn cho chúng sanh. Trong giáo lý của đức Phật, Lục độ là con đường dẫn đến sự giác ngộ, mà điều đầu tiên phải thực hiện được là thực hành bố thí.

Tinh thần vì chúng sinh của Phật giáo nhanh chóng hòa quyện cùng những triết lý sống của dân tộc “Lá lành đùm lá rách” với lòng từ bi thấu hiểu “Thương người như thể thương thân” thấy biết cảnh khổ cùng cực mà ra tay cứu vớt “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”… Hay thậm chí là “Dù xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người”. Sự tương đồng này là một trong những cơ sở quan trọng, là cơ duyên để Phật giáo đi vào đời phát triển, đồng hành với dân tộc Việt Nam qua những thăng trầm theo lịch sử.
          Bởi thế, từ trước đến nay, Phật giáo Việt Nam luôn thể hiện tinh thần nhập thế hành đạo, thường xuyên tổ chức các hoạt động từ thiện- xã hội trên mọi lỉnh vực, để giúp đỡ những mảnh đời chẳng may gặp khốn khó và bất hạnh trong xã hội.
          Hoạt động từ thiện-xã hội không chỉ là sự thể hiện tinh thần từ bi, cứu khổ cứu nạn của tín đồ Phật giáo mà còn biểu hiện của niềm tin, “ Dù ít hay nhiều, con người thường phải đối mặt với khó khăn, hiểm nguy, thất bại, thiên tai , bệnh tật… cái chết của những người thân thuộc, yêu quý và cái chết của chính bản thân mình. Trong những lúc như thế, cuộc sống con người rất dễ bị tổn thương và trở nên vô nghĩa. Ngay lúc này, niềm tin tôn giáo giúp cho con người khó bị rơi vào tuyệt vọng hơn”.
          Ở đây niềm tin tôn giáo không chỉ dừng lại ở sự giúp cho con người bằng tinh thần, vật chất và cúng bái, cầu nguyện, tin tưởng…. mà còn biểu hiện thông qua những hành động mang tính thực tiễn, nổi bật là sự hỗ trợ vật chất của các tôn giáo trong hoạt động hành đạo. Không chỉ có Phật giáo, các tôn giáo khác trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cũng thể hiện rõ nét điều này. Như vậy những hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo mang đến cho con ngườisự hỗ trợ vật chất trong lúc cần thiết, đồng thời cũng là niềm an ủi tinh thần lớn lao cho những ai được tiếp cận, thụ hưởng.
          Có nhiều tôn giáo, người dân có đạo với bản chất hiền hoà, giàu lòng nhân ái, sẵn lòng từ tâm cho công tác từ thiện xã hội, có ý thức công dân tốt. Đặc biệt là các vị chức sắc, các tôn giáo đều là những bậc chân tu, có đạo hạnh cao, được tín đồ tin tưởng, đồng thời các vị còn là những công dân tốt, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, có thể nói đây là điều kiện thuận lợi cơ bản nhất để phát huy vai trò các vị chức sắc, tôn giáo vận động tín đồ chung sức cùng địa phương thực hiện cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” và an sinh xã hội.
          Chư Tăng Ni Phật giáo còn là một trong những thành viên các Hội như Hội Chữ thập đỏ, Hội Khuyến học … Mỗi cá nhân là một địa chỉ nhân đạo, là thông điệp yêu thương, là cầu tiếp nối kêu gọi tín đồ trợ duyên cho hội người mù, Bếp ăn tình thương Trung tâm Y tế, mỗi tháng sáu ngày nấu cơm từ thiện tại bệnh viện Bà Rịa, tặng xe lăn, xe lắc cho người khuyết tật.
          Những hành động hành thiện, giúp người, cứu đời của Phật giáo Việt Nam mang một ý nghĩa quan trọng, góp phần cùng nhau nỗ lực thực hiện an sinh, phúc lợi xã hội vì sự nghiệp phát triển cộng đồng, thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa đạo và đời. Công hạnh của một vị xuất gia - một vị tu sĩ Phật giáo không thể quên câu “Phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật” mà đức Bổn sư của chúng ta ân cần chỉ dạy. Thật vậy, trên con đường giải thoát giác ngộ, nếu không có ban vui cứu khổ thì việc thành tựu công hạnh này khó trọn vẹn, không thể nói cứu cánh có thể nói là giúp đỡ ban vui là một phương tiện hỗ trợ cho công hạnh giải thoát trọn vẹn. Điều này mỗi người chúng ta là một tế bào của xã hội, vì ban vui cứu khổ cho nhân loại phải cùng nhau chung tay xây dựng quê hương Việt Nam ngày càng bớt đi những cuộc đời bất hạnh, khốn khó chính là thực hiện tinh thần cứu khổ cứu nạn của đức Phật vào cuộc sống hôm nay./.
                                                         
 
  • Nhân ngày Giáo hội Phật giáo huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức trọng thể Đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2016 - 2021. Sư Cô Diệu Hoàng trụ trì chùa Linh Giác đã ủng hộ quà Trung Thu cho các em nhỏ trong Huyện gồm có 2 Thị trấn và 5 xã: TT. Long Điền, TT. Long Hải, Xã An Ngãi, Xã Tam Phước, Xã Phước Tỉnh, Xã An Nhứt và Xã Phước Hưng với tổng số tiền gần 80 triệu đồng.
  •  Sư cô Thích nữ Diệu Hoàng

Ý kiến phản hồi

Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu