GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

LONG ĐIỀN - BÀ RỊA VŨNG TÀU

Cập nhật lúc 06:47:28 20-01-2017 (GMT+7) Lượt xem:4232

Sự tích đưa Ông Táo về Trời

Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình. Trong ngày này mọi gia đình thường làm cơm cúng tiễn đưa Ông táo về trời. Phong tục này bắt nguồn từ những câu truyện cổ được lưu truyền trong dân gian từ đời này qua khác.


Truyền thuyết ông công ông táo:

Tương truyền, Táo quân là chức Ngọc Hoàng thượng đế trao cho ba người có mối tình thâm nghĩa nặng: nàng Thị Nhi và hai chàng Trọng Cao, Phạm Lang. 

Thị Nhi có chồng tên Phạm Cao hai người ăn ở mặn nồng, tha thiết với nhau  lâu rồi mà mãi không có con nên sinh ra buồn phiền và hay cãi cọ nhau. Một hôm Trọng Cao sô sát với Thị Nhi, trong lúc nóng nảy, Trọng Cao đánh và đuổi vợ đi. Thị Nhi giận chồng bỏ nhà đi đến một sứ khác và sau đó gặp Phạm Lang.

Phải lòng nhau, Phạm Lang và Thị Nhi kết thành vợ chồng. Về phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận, quá ân hận nhưng đã quá muộn. Trọng Cao quyết tâm lên đường đi tìm vợ.

Sự tích ngày tết Ông Công Ông Táo- Đưa Ông táo về trời

Sự tích ngày ông công ông ông táo

Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Cuối cùng vào ngày 23 tháng chạp, tình cờ  Trọng Cao tìm xin ăn đúng nhà của Nhi, nhằm lúc Phạm Lang đi vắng. Nhi sớm nhận ra người hành khất thân tàn ma dại đúng là người chồng cũ của mình. Nàng mời vào nhà, nấu cơm mời Cao. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Nhi sợ chồng nghi oan, nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn.

Chẳng may, đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, biết Cao ở trong đó, Nhi lao mình vào tính cứu Cao ra. Thấy Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.

Thượng đế thương tình thấy 3 người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa. Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.

Tại sao ông Táo lại cưỡi cá chép về trời ?

Tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp - người ta coi đây là ngày "vua bếp" lên chầu Trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua.
Ngày 23 Tết, các bà nội trợ của mỗi gia đình đã xách túi ra chợ chuẩn bị cho mâm cỗ cúng Táo quân. Một thứ không thể thiếu trong buổi đi chợ sáng nay là cá chép.

Phương tiện đi lại của các táo là cá chép

Cá Chép Vàng hay còn gọi là (Cá Chép Tiên) là một loài động vật sống ở trên Thiên Đình, hồi trước sống trên trời, do phạm phải lỗi, nên bị Thượng Đế đày xuống trần gian để Tu Hành để chuộc lại tội lỗi của mình gây ra. Sau khi Tu Hành có chính quả, thì cá Chép sẽ hóa thân thành rồng và bay lên Trời. Còn Ông Táo là do Thượng Đế phái xuống trần tục để theo dõi loài người, xem ai là người Thiện, người Ác.Sau đó Ông Táo bay về Thiên Đình để tâu lên Thượng Đế những việc ở dưới trần gian Nhưng  muốn bay lên Trời , thì Ông Táo phải nhờ đến cá Chép mới lên được.

Trong ngày này các gia đình thường cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng).
>>Chuyện Ông Lãnh và 5 bà vợ nức tiếng Sài Gòn
>>Sự tích đưa Ông Táo về Trời

(ST)

Ý kiến phản hồi

Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu