GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

LONG ĐIỀN - BÀ RỊA VŨNG TÀU

Cập nhật lúc 04:39:31 10-11-2016 (GMT+7) Lượt xem:2294

Giáo Dục Phật Giáo Góp Phần Bảo Vệ Môi Trường

Môi trường là nơi cho mọi loài sinh sống và tồn tại, trong đó loài người đóng vai trò chủ đạo. Phật giáo cũng chọn con người làm nhân tố để hướng đến quả vị Giác ngộ. Trong bối cảnh phát triển tiến bộ của xã hội này, chúng ta thấy phát sinh rất nhiều hiện tượng biến đổi hoàn cầu làm cho môi trường biến động.

 
 
Các loài sinh sống trên trái đất này cũng ngày càng bị tổn hại và hủy diệt. Trước bối cảnh đó, nhiều hoạt động xã hội đã và đang cùng nhau cố gắng tìm cách để bảo vệ môi trường, làm cho cuộc sống muôn loài được bình yên. Với tinh thần Từ bi, thương yêu mọi loài như con của mình, Đạo Phật cũng đem lại cho nhân loại một lối sống không tổn hại và đầy yêu thương. Chính tinh thần này là yếu tố cốt lõi để có một xã hội Chân-Thiện-Mỹ. Nhân cuộc Hội Thảo này, chúng tôi xin đóng góp một vài ý kiến về Giáo Dục PG trong việc bảo vệ môi trường, để góp phần xây dựng xã hội chúng ta càng thêm ổn định và hòa bình an lạc.
Trước hết chúng ta nêu những vấn đề căn bản về vũ trụ quan Phật giáo. Trong Phật giáo có thuật ngữ Khí Thế Gian. Vậy khí thế gian nghĩa là gì, đó chính là vũ trụ vạn hữu, là nơi cho các loài hữu tình sinh tồn. Sự cấu tạo nên vạn hữu đó là vũ trụ quan của Phật giáo. Tuy nhiên điều mà chúng ta thường đề cập đến thì chỉ nằm trong phạm vi sinh sống của trái đất, là quả địa cầu mà nhiều loài sinh vật đang sinh sống và tồn tại. Phạm vi này chỉ là một phần rất nhỏ trong cái nhìn của Phật giáo. Trong quyển Phật Thừa Tôn Yếu Luận của ngài Thái Hư Đại Sư có đề cập “ Tích thử tam thiên đại thiên thế giới nhi vi Ta-bà thế giới. Phản thị ngô nhân sở cư chi địa cầu kỳ do thái thương chi nhất túc hồ!”, nghĩa là hợp ba ngàn đại thiên thế giới lại thành thế giới Ta-bà. Nhìn lại quả địa cầu mà chúng ta đang ở thì chẳng khác gì một hạt thóc t rong một kho thóc vĩ đại ư!”. Cái nhìn của Phật giáo đối với trái đất này là như vậy đó. Ví dụ này cũng chỉ nêu lên một khía cạnh mà thôi. Phật giáo còn nhìn vũ trụ vạn hữu trên phương diện duyên sinh, trùng trùng duyên khởi thì lại càng thấy những vấn đề mà khoa học đã phát triển cho đến ngày hôm nay cũng chẳng khác gì một giọt nước giữa muôn trùng đại dương. Thế giới Ta-bà này là nơi mà đức Phật Thích-ca ứng thân hóa độ, cũng vì lòng từ bi vô lượng, Ngài nhìn thấy chúng sanh chìm sâu trong biển khổ luân hồi nên ngài xuất hiện để vớt chúng sanh thoát khỏi khổ đau. Tất cả vạn hữu điều phải trải qua bốn quy trình thành-trú-hoại-không.  Quy trình này cũng được ví như một quá trình tồn tại của một đời người. Một đời người khi sinh ra, cũng phải tồn tại, suy yếu và mất đi như quy trình bốn đoạn thành, trú, hoại và không vậy. Vũ trụ thì bao la, vô biên vô tận nhưng chúng sanh thì cũng có vô số lượng. Nhìn tổng quan thì Phật giáo có Tam thiên đại thiên thế giới. Không gian và thời gian trong đó không thể tính đếm để biết được. Một giai đoạn của sự tạo thành, tức là giai đoạn ban đầu hình thành cũng trãi qua vô số kiếp. Quá trình hình thành và hiện hữu đã quá dài, còn quá trình hoại diệt cũng không thể biết vì nó phải qua bảy lần hoại do lửa, bảy lần hoại do nước, bảy lần hoại do gió. Nếu chúng ta tưởng tượng sự suy yếu của quả địa cầu này bằng các hiện tượng thiên tai như nước dâng ngập hoặc sóng thần, hoặc núi lửa phun ... nhiều lần ở nhiều nơi trên trái đất này mà đâu có thấy trái đất này biến mất, mà chỉ thấy loài sinh sống trong môi trường đó bị ảnh hưởng. Còn so sánh một đời người trong muôn vàn đời với muôn loài chúng sanh thì có đáng vào đâu. Quá trình sanh lão bệnh tử của một đời trong vũ trụ vạn hữu này chẳng khác gì khoảnh khắc tồn tại của con phù du trước ánh đèn, quả là ngắn ngủi. “Sự thành, trụ, hoại, không của thế giới khác nào sự sanh, trưởng, già, chết của đời người. Thế giới từ lúc mới thành lập cho đến lúc trống không gọi là một kiếp, còn chúng ta từ khi sanh ra cho đến lúc nhắm mắt dứt hơi thở gọi là một đời. Lấy một đời mà so với một kiếp, thời gian đó chẳng là ngắn lắm ư ?”1. Tuy thấy thế giới vô cùng tận nhưng tất cả đều nằm trong sự hữu hạn của vô thường.
Các pháp đều tồn tại là nhờ có tính hòa hợp và tương tục giữa thế gian này. Nếu đem phân tích đến tột cùng của nó thì chúng ta sẽ không còn thấy có các tướng dạng chính xác của từng pháp. Như đốm lửa được quay tròn, người khác nhìn vào chỉ biết đó là đốm lửa chứ không biết thực thể của nó là do đốm lửa tạo nên. Phật giáo đã chỉ cho chúng ta thấy rõ bản chất cấu thành của các pháp cũng như vũ trụ chúng ta đang ở. Tất cả đều là giả hợp, đều là không thật. Con người luôn bị vô minh chê lấp tâm tánh nên vọng chấp các pháp đó là thật. Sự mê lầm ấy tồn tại từ kiếp này đến kiếp khác, từ loài này cho đến loài khác mà không bao giờ có sự ngừng lại, chúng cứ mãi cuốn trôi như dòng sông vô tận.
Nói về quá trình hình thành vũ trụ, không có một pháp nào hình thành mà thiếu các điều kiện của đất nước gió lửa, của ngũ uẩn để tồn tại. Vũ trụ to lớn cũng không thể t hiếu vắng bất kì một trong các yếu tố đó. Ngũ ấm xí thạnh, tứ đại bất hòa là hiện tượng của suy tướng. Khi nhìn biết vạn pháp là không phải chính nó thì chúng ta có cái nhìn sáng suốt, cũng như khi biết được bản tính của người này thiếu tốt đẹp thì chúng ta sẽ có cách để phòng ngừa, không còn ngây ngô như cái nhìn của đứa bé mới chào đời nữa. Mục đích của giáo dục Phật giáo cũng chỉ để chúng ta nhận ra được thực thể tuệ giác có trong mỗi chúng ta. Kinh Pháp Hoa cũng cho chúng ta ví dụ về viên ngọc có sẵn trong túi áo mà chúng ta không hề hay biết nên cứ mãi làm kiếp hành khất. Viên ngọc đó chính là Phật tánh, là vốn liếng giàu có vô vàn mà mỗi chúng sanh đều có nó nhưng không tự mình khám phá.
Phật pháp lấy pháp xuất thế gian làm cứu cánh, dùng pháp thế gian làm phượng tiện, luôn lấy chúng sanh và cuộc đời làm môi trường hành đạo, không hề có tư tưởng tách biệt mà luôn hòa nhập với xã hội. Các vị Bồ-tát vì mục đích độ chúng sanh đến chỗ cứu cánh nên vào trong thế gian chứ không phải ở ngoài xã hội, ngoài cuộc đời. Kinh Pháp Bảo Đàn có câu:
Phật Pháp tại thế gian
Bất ly thế gian giác
Ly thế mích Bồ-đề
Do như cầu thố giác.
Nghĩa là Phật Pháp tại thế gian, không rời khỏi thế gian mà Giác ngộ, xa lìa thế gian mà tìm cầu Bồ-đề thì chẳng khác gì đi tìm lông rùa sừng thỏ. Khái niệm lông rùa sừng thỏ không bao giờ có thật ở đời mà con người cừ mãi đi tìm, như vậy thật là phí sức uổng công mà chắng có kết quả gì. Cuộc đời đức Phật từ lúc Đản sanh cho đến lúc nhập Niết -bàn là một minh chứng xác thực cho một đời sống chan hòa gần gũi với thiên nhiên và con người, sinh hoạt thường nhật của đức Phật đã được chính ngài mô tả trong Tăng Chi Bộ kinh (Anguttara Nikàya) như sau:
“Ở đây, này Bà La Môn Ta sống gần một làng hay một thị trấn. Buổi sáng Ta đắp y, cầm bát đi vào làng ấy, hay thị trấn ấy để khất thực. Sau khi ăn xong, trên con đường đi khất thực trở về, Ta đến một góc cuối của ngôi rừng. Tại đấy, Ta lượm cỏ hái lá chất thành một đống, rồi Ta ngồi kiết già. ”
Giáo lý của ngài không nói chuyện xa rời thực tế mà là những chuyện rất thiết thực trong cuộc đời như sinh, già, bệnh, chết…Ngài không muốn đề cấp đến vấn đề mà người nghe không hiểu, tức là tùy theo căn cơ trình độ của mỗi chúng sanh mà Ngài thuyết giảng để họ thu lợm được điều hữu ích, ví như trận mưa rào tắm mát cho muôn loài. Sự mát dịu của đất trời thì ta cảm thấy dễ chịu nhưng hơi nóng hay lạnh buốt thì ngược lại. Chúng ta muốn dễ chịu thì hãy cố gắng an ủi vỗ về để trái đất ấy không gây khó dễ với mình. Trái đất này cũng hiền lành nhưng nó cũng có những cơn thịnh nộ bởi con người không muốn cho nó yên mà luôn luôn quấy rối, phá phách nó vì lòng ích kỷ. Sách Nho có câu “ Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”, còn Phật giáo thì “ xem tất cả mọi người như Phật, xem chúng sanh như cha mẹ”. Trong bối cảnh hiện nay của xã hội phát triển, con


device

người sống với nhau thiếu tình người vì vật chất lấn át tâm hồn. Có mấy ai nuôi dưỡng mầm sống thương yêu. Đạo Phật nhận ra được căn nguyên của khổ đau chính là vì lòng tham đắm, sự giận hờn và ngu si. Giải quyết được các vấn đề cốt lõi của ba loài thuốc độc này thì con người sẽ được hạnh phúc vô tận. Giải quyết được ba yếu tố này một cách rốt rào thì mình và người không còn gây tổn hại lẫn nhau. Con người không còn vì mình mà sát hại các loài khác để nuôi thân mình, không còn phá hoại núi rừng để kiếm lợi cho mình nữa. Nhu cầu càng ít thì khổ đau càng ít, nhu cầu càng cao thì khổ đau càng nhiều, thiên tai diễn biến ngày càng trở nên phức tạp và nguy hiểm. Hậu quả của thiên tai là chết chóc và ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm càng nhiều thì bệnh dịch càng nhiều. Trong Phật Di Giáo Kinh, đức Phật dạy hàng đệ tử như thế này:
“Này các Tỳ-kheo, phải biết người có nhiều tham muốn, do vì mong cầu nhiều lợi dưỡng nên khổ đau càng nhiều. Người có ít tham muốn, không mong cầu, không tham muốn thì sẽ không có sự khổ sở này. Thiểu dục như thế còn phải tu tập, huồng gì thiểu dục có thể sinh các công đức? Người thiểu dục không nói dua nịnh để mong được lòng người, cũng không bị các căn lôi kéo. Người thực hành thiểu dục thì tâm thản nhiê n, không có lo sợ, lúc cần làm việc gì thì luôn đầy đủ không thiếu thốn. Người có thiểu dục thì có Niết -bàn, như thế gọi là thiểu dục. ”1 Hãy nhìn lại chính mình, xem kỷ hành động của mình, theo dõi ý tưởng của mình để tự điều tiết thì chúng ta sẽ không bị ngoại cảnh chi phôi. Sống biết đủ thì thấy an lạc nhẹ nhàng, còn không biết đủ thì vương vào khổ lụy. Các hiện tượng tệ nạn xã hội ngày càng nhiều là vì nhu cầu của bản thân thôi thúc những người bình thường trở thành tội phạm.
Lại nói về vũ trụ quan của Phật giáo, trong mối tương duyên hiện hữu đó, Phật Giáo cho chúng ta cái nhìn hợp lý và đúng như thật. Các pháp tùy duyên sinh. Vũ trụ này cũng vậy, sự hỗ tương tồn tại trong sự siêu đẳng trùng trùng lớp lớp. Nếu không có trí tuệ sáng suốt thì không bao giờ nhận biết được.
Trong thuyết "Thập Nhị Nhân Duyên", yếu tố Danh sắc có nghĩa là thân thể. Thân thể có hai phần: tâm thuộc tinh thần và sắc thuộc thân thể. Cũng có thể nói sắc thuộc phương diện vật lý, tâm thuộc phương diện tâm lý. Cho nên con người luôn luôn có quan hệ mật thiết với môi trường xung quanh. Do đó hành vi của con người có tác động lớn tới môi trường. Như vậy, con người và môi trường tự nhiên cùng tạo nên một hệ sinh thái, con người không thể hiện hữu và tồn tại nếu không có môi sinh. Nếu thiên nhiên bị ô nhiễ m trầm trọng thì đời sống của con người không sớm thì muộn cũng bị huỷ diệt.
Quán chiếu kỹ về Duyên khởi “Cái này có nên cái kia có, cái này sanh nên cái kia sanh, cái này không nên cái kia không, cái này diệt nên cái kia diệt.”,  ta sẽ thấy rằng con người nói chung và bản thân chúng ta nói riêng, không tự nhiên mà có. Các pháp nương nhau mà sinh khởi, có mặt và hoại diệt. Sự có mặt của một pháp có thể chứng minh sự có mặt của vạn pháp. Đó là nguyên lý tương tức và tương nhập. Thiền sư Junjiro - takakusu đã nhận định rằng:
“Đạo Phật chủ trương rằng: không có cái được tạo độc lập và riêng lẻ. Vạn hữu trong vũ trụ nương tựa lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và do đó tạo ra bản hoà tấu vụ trụ của toàn thể điệu. Nếu thiếu một, vũ trụ sẽ không toàn vẹn. Nếu không có tất cả cũng không.”.
Cơ thể con người là một hệ thống điều chỉnh tinh vi gồm nhiều cơ quan khác nhau trên một thể thống nhất. Hai mối quan hệ giữa các cơ quan bên trong và giữa cơ thể với bên ngoài tương tác hỗ trợ lẫn nhau. Hệ sinh thái con người có cấu trúc giống hệ sinh thái tự nhiên, có thể hiểu rằng con người là một tiểu vũ trụ nằm trong đại vũ trụ. Nếu môi trường sinh thái mất đi sự cân bằng sẽ dẫn đến môi trường bên trong con người mất sự cân bằng không ổn định và ngược lại. Vì vậy, hiện nay trái đất đang bị bệnh nguy hiểm thì cũng giống như loài người đang mắc bệnh nan y.

* Trang 401 *
device

Học giả Kimura Taiken ghi nhận:
“…Vũ trụ quan trong Hoa Nghiêm là sự hiển hiện của Pháp thân Tỳ -lô-giá-na.
Nghĩa là trong một ngọn cỏ, một thân cây cũng có thể phản ánh toàn thế giới, trong cái giây phút chốc lát cũng có thể bao hàm tính cách vĩnh viễn. Thế giới này do không biết bao nhiêu sợi tơ duyên sinh đan dệt, qua tất cả không gian, thời gian không một vật gì mà không tương quan với nhau. Dù nhỏ như một mảy bụi cũng không cô lập, thật là một kiến trúc vĩ đại và vô cùng trang nghiêm.”. Không có hiện tượng nào trong vũ trụ mà không liên quan mật thiết đến chúng ta. Từ một hạt sỏi nằm dưới lòng đại dương cho đến sự vận chuyển của hàng triệu tinh hà cách đây hàng triệu năm ánh sáng, tất cả mọi hiện tượng đều tương quan tương duyên với nhau.
Vậy môi trường sinh thái từ góc nhìn Thập Nhị Nhân duyên cho chúng ta biết rằng con người và thiên nhiên là một chỉnh thể thống nhất không thể tách rời, để từ đó nhắc nhở mọi người phải có ý thức với hành động của mình với môi trường.
Mục đích giáo dục Phật giáo là để giáo hóa chúng sanh chuyển mê thành ngộ, chuyển phàm thành Thánh, nói chúng là hướng nhân loại đến một xã hội hoàn thiện hơn. Đức Thế Tôn xuất hiện thế gian cũng chỉ vì mục đích duy nhất là "khai thị chúng sanh nhập Phật chi tri kiến". Bằng mọi phương tiện thiện xảo, đức Phật đã thuyết giáo mọi chúng sanh tùy căn cơ của mỗi loài đều được giác ngộ. Biết rõ đối tượng như thế nào rồi mới bày cách thực hành thì rất hiệu quả, cho nên lời Phật dạy gọi là Khế cơ khế lý.
Trong bài viết Bàn Về Mục Tiêu Giáo Dục Phật Giáo, Cố Hòa Thượng Thích Thiện Siêu có đoạn viết : "Bao lâu ý nghĩa hạnh phúc chưa được xác lập thì xã hội còn phải mò mẫm phương hướng phát triển. Lịch sử đã ghi nhận bao nền văn minh đã sụp đổ vì những mục sai lạc trong phương hướng phát triển... chiến tranh, đói nghèo, bệnh tật suy thoái đạo đức, ô nhiễm môi sinh... là kết quả của những sai lạc ấy. Giáo dục phải chia sẽ trách nhiệm với xã hội trước những hậu quả gây khổ đau khôn lường đó".
Cùng nói về mục đích của giáo dục Phật giáo, Hòa thượng Thích Chơn Thiện cho rằng : " Một đường hướng giáo dục tốt luôn luôn nhắm đến hai mục tiêu, đó là đào tạo con người xã hội và con người chính nó. Nếu thiếu đi một trong hai mục tiêu ấy l à một nền giáo dục không hoàn chỉnh".
Trong đường hướng như thế, giáo dục Phật giáo nhằm đạo tạo con người và xã hội ngày càng trở nên tốt hơn, lành mạnh hơn và cùng nhau hướng đến con đường giải thoát khổ đau cho chính mình cũng như mọi loài xung quanh. Giải thoát được khổ đau trong hiện tại tức là thực hiện cảnh giới Cực Lạc tại thế giới Ta-bà này. Khi cùng nhau hướng đến mục tiêu như vậy thì động cơ chuyển hóa môi trường cũng xoay hướng theo. Chúng ta luôn tỉnh thức chánh niệm cảnh giác về sự khổ đau phổ quát để phát sinh cảm xúc từ bi yêu thương cho tất cả mọi hình thức sự sống, một cách đặc biệt cho tất cả mọi chủng loại chúng sinh. Vậy giáo dục Phật giáo đã nhắm vào đối tượng chính là con người. Chính con người là chủ nhân của vũ trụ. Trái đất là ngô i nhà chung của chúng ta. Trái đất luôn che chở chúng ta, thế nhưng con người chúng ta lại làm tổn hại nó. Con người chúng ta đang tồn tại trên quả đất này nhưng không hề có chút hàm ơn nó mà ngược lại luôn muốn khám phá cũng như đòi cải hóa địa cầu theo ý muốn của mình. Hành động này chẳng khác gì những đứa con được sinh ra trên đời này không hề nghĩ đến công lao che chở của cha mẹ mà ngược lại chỉ biết vị kỉ, làm bất cứ hành động nào miễn sao có lợi cho mình mà thôi. Như thế chẳng khác gì đi ngược lại quan điểm của Phật giáo và Đạo giáo. Hai tôn giáo này có chung một đặc điểm nổi bật là thuyết thuận đạo theo tính tự nhiên của đất trời. Đạo Phật không những áp dụng thuyết này mà còn nâng cao hơn nữa là thuyết Duyên sanh, tức là tùy duyên vậy, tùy duyên mà bất biến.
Trong sự biến đổi của môi trường như hiện nay, chúng ta phải cùng nhau bảo vệ ngôi nhà chung này. Mỗi ngành, mỗi lĩnh vực trong xã hội đều có vai trò riêng và phương cách bảo vệ môi trường khác nhau. Theo Phật giáo, muốn thanh lọc môi trường thì trước hết phải thanh tịnh bản thân; muốn thanh tịnh bản thân thì phải thanh tịnh bản tâm của mình. Bản tâm thanh tịnh thì thế giới thanh tịnh, "tâm bình tức thế giới bình". Đây là điểm then chốt nhất để chúng ta có được một thế giới như ý, tức là cảnh Niết-bàn hiện tại.
Đạo Phật có rất nhiều phương cách để giải quyết vấn đề này. Chính chúng ta hãy tự biết mọi hành động của mình. Nhờ tâm tỉnh giác mà nhận biết được mình và môi trường có sự tương quan tương duyên để tồn tại. Trong Luật Tỳ-ni Nhật Dụng, mỗi hành động của mình luôn luôn kèm theo một bài kệ và câu niệm chú, mục đích để tâm của chúng ta luôn quay về với thực tại, luôn giữ trạng thái tỉnh thức. Mọi hành động chúng ta làm thì chúng ta phải chịu nhận trách nhiệm lấy. Khi đã nhận thức được việc làm của mình rồi mọi cảnh sẽ tự chuyển theo tâm con người. Đặc biệt trong mỗi bài kệ của Luật Tỳ-ni, chúng ta luôn luôn có câu " đương nguyện chúng sanh". Hành động của mình dù vô tình hay hữu ý cũng làm tổn hại đến sự sống của loài khác, tức là sự sống của mô i trường xung quanh cho nên phải thốt lên lời " nên nguyện chúng sanh"  để cầu mong những chúng sanh khác đừng vì mình mà chịu khổ đau hay đã bị tổn hại rồi thì mong các loài khác hòa giải, không ôm lòng oán hận lẫn nhau. Đó cũng là nguyên nhân mà chúng ta luôn cầu nguyện, nguyện cho tất cả chúng sinh thoát khỏi sự thù hằn, nguyện cho tất cả chúng sinh thoát khỏi sự tổn thương, nguyện cho tất cả mọi chúng sinh thoát khỏi khổ đau, nguyện cho tất cả mọi chúng sinh được an lạc hạnh phúc.
Yếu tố quan trọng nhất trong Phật giáo chính là vì lòng Từ bi. Đức Phật cũng vì lòng Từ bi mà ngài mới ứng thân cõi Ta-bà này. Ngài cũng vì lòng Từ bi vô lượng, quán chiếu thấy chúng sanh trong cảnh giới này đang chịu đau thương trong biển lửa nên ngài mới ra tay cứu độ. Bởi vậy, mọi hành động, mọi suy nghĩ của những người con Phật cũng noi theo hạnh nguyện của đức Bổn sư Thích-ca, chỉ vì tha nhân chớ màng vị kỷ. Tâm nguyện thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh là việc làm của chúng ta.
Cũng từ nhận thức rằng, chúng ta cùng nhau sống và chúng ta cùng nhau hỗ trợ bảo bọc theo thuyết "Trùng trùng duyên khởi" thì lúc đó chúng ta sẽ không bao giờ gây tổn hại cho nhau.
"Trong tiến trình luân hồi dài đăng đẳng, không có một chúng sinh nào mà không phải là mẹ, cha, anh chị em, con trai, con gái, hay một liên hệ thân thuộc nào đấy.  Sự hiện hữu liên kết với tiến trình sinh tử, một người là dòng dõi bà con thân thiết đến tất cả động vật hoang dã và gia súc, chim chóc và những chúng sinh được sinh ra từ bào thai."     Nhìn rõ được nguyên lý như thế, lẽ nào chúng ta còn gây thương đau cho nhau, tại vì làm tổn thương kẻ khác cũng chính đang làm tổn thương mình. Kẻ tự hại mình phải chăng là kẻ vô trí. Đức Phật dẫn chứng mối tương quan trên để cảnh tĩnh cho những ai đang bị vô minh mà tự hai mình thì hãy tự mình thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn khổ đau đó. Muôn loài xung quanh chúng ta cũng chính là bản thân chúng ta, cho nên chúng ta phải bảo vệ nó như bảo vệ chính bản thân mình. Con người ý thức được như vậy thì môi trường sẽ không bao giờ bị con người làm tổn hại, vì tổn hại môi sinh là tự tổn hại mình. Đây cũng chính là mục đích của giáo dục Phật giáo.
Trên thế giới, từng diễn ra nhiều cuộc Hội thảo về môi sinh, Liên Hiệp Quốc cũng đã chọn ngày 05/6/1972 làm ngày Môi trường thế giới, trụ sở đặt tại Nairobi, Kenya. Hàng năm có hàng trăm nước tham dự, luân phiên tổ chức hội nghị :
Năm 1997 tổ chức tại Seoul, Hàn Quốc
Năm 1998 tại Liên Bang Nga
Năm 1999 tại Tokyo, Nhật
Năm 2001 tại Cu Ba
Năm 2002 tại Thẩm Quyến, Trung Quốc
Năm 2003 tại Beirut, Libăng
Năm 2004 tại Bacelona, Tây Ban Nha
Năm 2005 tại San Francisco, Hoa Kỳ
Năm 2006 tại Angeri
.........
Năm 2010, Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc tại Cancun vào tháng 12. Đây là Hội Nghị lần thứ 16 cho nên gọi tắt là COP 16. Các bộ trưởng môi trường, lãnh đạo thế giới và đại diện hơn 200 quốc gia đã đi đến nhiều thỏa thuận toàn cầu.
Những thiên tai thế giới gần đây lại báo động cho vấn đề sử dụng hạt nhân để phục vụ nhu cầu con người nhưng nó cũng phản tác dụng giết hại hàng loạt ghê gớm. Loài người chúng ta đang lo sợ đến vấn đề này. "Các quốc gia phát triển đã tạo một lượng khí thải nhà kính nghiêm trọng, các quốc gia đang phát triển đã hủy hoại môi trường, chặt phá rừng, nước thải công nghiệp. WHO cảnh báo gia tăng sự cố hoá chất ở những quốc gia này…Ngành y tế thế giới (WHO) lo ngại sử dụng hóa chất đã đưa đến hậu quả bệnh tật và những bệnh lý nan giải, ảnh hưởng sức khoẻ của nhân loại. Hoá chất cũng ảnh hưởng lớn đến nguồn nước sạch; thuốc trừ sâu thấm nhiễm vào hoa màu, thực phẩm, tác hại đến sức khoẻ người tiêu dùng, ngay cả cho người sản xuất. Có quá nhiều hiện tượng đáng báo động đi đến hủy diệt hành tinh xanh của chúng ta. Cũng có rất nhiều cuộc hội thảo trên thế giới do các nhà khoa học và môi sinh đã tổ chức, chung quy chỉ nhìn nhận biến đổi khí hậu do những nhân tố công nghiệp, khai thác mỏ quặng than đá, Bauxit, thí nghiệm Hạt nhân…Trước  những báo động đỏ, một số quốc gia và cá nhân đã hưởng ứng lời kêu gọi của Liên Hiệp Quốc như: sáng kiến trồng cây xanh trên toàn cầu, chiến dịc h trồng hàng tỷ cây xanh do UNEP đề xướng hầu phủ xanh hành tinh chúng ta. Nga ký kết văn bản, mùa Đông 2014 ở Sochi, UNEP sẽ tư vấn cho Olympic những trò chơi xanh liên qua đến giao thông bền vững, năng lượng tái tạo, quản lý hệ sinh thái và cung ứng xanh. Tại Brazil lập chiến dịch trực tuyến kêu gọi các tình nguyện viên phiên dịch, phổ biến và tư vấn lối sống thân thiện với môi trường. Tại Kenya, học sinh, sinh viên cũng tình nguyện làm sạch bờ biển…Đức cấm triệt hạ cây rừng vùng nhiệt đới, và tại Việt Nam, Huế cũng như vài tỉnh thành đã tình nguyện phát động “giờ trái đất” tắt đèn một tiếng vào lúc 20.30 ngày 28/3/09."
Bên cạnh những thảm họa thiên nhiên như thường thấy, sự ô nhiểm không khí, cạn kiệt nguồn nước ngầm, đất đai xói mòn, sa mạc hoá, biến đổ i khí hậu và đánh mất hệ sinh thái là những thảm họa kinh hoàng khác mà nhân loại đang đối mặt. Những thảm họa đó đang diễn ra khắp nơi, ai cũng biết cũng thấy, nhưng vì nhu cầu cuộc sống và vì phát triển kinh tế, thiên nhiên ngày càng bị con người đối xử tệ bạc, bất chấp những rủi ro khóc liệt hơn mà họ sẽ hứng chịu. Chưa nói đến chiến tranh kéo dài giữa các quốc gia, các lãnh thổ trên thế giới. Quả thật là một thảm họa của thời đại. Hệ quả đến từ nhiều nguyên nhân. Tất cả vì sự đấu tranh sinh tồn, vì lòng vị kỷ, vì tham vọng.... vì mê muội dẫn đến đồng loại sát hại lẫn nhau. Chỉ có giáo lý Phật giáo mới là liều thuốc, là vị cứu tinh cho nhân loại thoát khỏi thảm họa cho môi trường hôm nay.
Đạo Phật là một triết lý sống cần đưa vào thực hành trong cuộc sống hàng ngày. Sự thực hành ấy dựa trên nền tảng tình thương, không chấp nhận một đấng tạo hóa nào đang chi phối, tức là không bị tác động bởi ngoại cảnh làm lòng người thay đổi, phải biết vào khả năng của chính mình luôn có chất từ bi và trí tuệ. Chúng ta tìm hiểu nguồn gốc của khổ đau, biết được nguồn gốc đó thì mới chấm dứt rốt ráo hệ quả khổ đau. Đó cũng là cách mà tư tưởng Đại thừa Phật giáo chủ trường, "Bồ-tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả", tức là chặn cái nguyên nhân tạo ra thì không bao giờ có kết quả của nó. Muốn hướng đến xây dựng môi trường thì trước hết xây dựng con người tốt hơn thì xã hội và môi trường ngày càng hoàn thiện, muôn loài đều được hạnh phúc an lạc, nghĩa là hướng đến một thế giới Cực Lạc ngay trong hiện tại vậy.
HT. THÍCH ĐỨC THANH
 
*BÀI VIẾT NÀY CÓ THAM KHẢO TỪ:
- HT Thích Minh Châu dịch, Kinh Tăng Chi Bộ, Chương Ba, phẩm XIII
- Trí Quang(dịch), Luật Sa- di tập 2, Kinh Di Giáo
- Thích Minh Châu(dịch), Tiểu Bộ Kinh, Kinh Phật Tự Thuyết,Nxb Tp. HCM, 1982
- Tuệ Sỹ dịch, Các Tông Phái Của Đạo Phật, Tu Thư Đại Học Vạn Hạnh. Sài gòn, 1973
- HT. Quảng Độ, Đại Thừa Phật GiáoTư Tưởng Luận,TTĐHVH,1969
- Thích Nhất Hạnh, Hướng đi của đạo Bụt cho hòa bình và môi sinh, NXB Phương Đông,
- Thích Chơn Thiện, Phật Học Khái Luận, NXB Phương Đông, TP. HCM, 2009
- Thích Nhuận Đạt (dịch), Đạo Phật Và Môi Trường, Nxb Tổng hợp TP.HCM , 2010
- Tiến sĩ Johan Af Klint, Phật giáo đáp ứng với biến đổi khí hậu
- Tiến sĩ G. P. Malalasekera, Phật giáo và các vấn đề thời đại, Lệ Tâm dịch
- Trích từ bản báo cáo tại cuộc Hội Thảo Thay Đổi Khí Hậu, Giải Pháp Cho Một Địa Cầu Xanh, tổ chức ngày 15/08/2009 tại Thái Lan
- Bài viết của Thích Nguyên Hiệp: Đạo Đức Phật Giáo và Vấn Đề Môi Trường
- Bài viết của Giáo sư Donald Swearer : Môi Trường Sinh Quyển Tôn Giáo ( Tuệ Nhã dịch)
- Bài viết của Thanh Quang: Quan niệm của Phật giáo về môi trường sinh thái.

Ý kiến phản hồi

Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu