GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

LONG ĐIỀN - BÀ RỊA VŨNG TÀU

Cập nhật lúc 17:57:48 21-11-2017 (GMT+7) Lượt xem:3300

BÁO CÁO TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ NHIỆM KỲ VII & CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ NHIỆM KỲ VIII

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ
 
PHẦN I
BÁO CÁO TỔNG KẾT
HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ NHIỆM KỲ VII (2012 - 2017)
 
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Trong tinh thần hòa hợp, đoàn kết, phụng đạo yêu nước, kế thừa truyền thống 2000 năm Phật giáo Việt Nam, Tăng Ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng nhân dân cả nước thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, từng bước phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, xã hội và ngoại giao. Đặc biệt, trong 5 năm qua, đất nước đã diễn ra nhiều sự kiện lớn như Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam; Đại hội toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ VIII; Bầu cử Quốc hội khóa XIV và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 thành công tốt đẹp. Nhiều vị giáo phẩm tiêu biểu của Giáo hội đã được bầu vào Ủy ban Trung ương MTTQVN, Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp.  
Trên cơ sở chương trình hoạt động nhiệm kỳ VII, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã kiện toàn hệ thống tổ chức, gồm 03 cấp hành chính Giáo hội, với 63 đơn vị Phật giáo cấp tỉnh, thành; hàng trăm đơn vị Phật giáo cấp quận, huyện, thị xã thành phố thuộc tỉnh; 13 Ban, Viện Trung ương; 89 thành viên Hội đồng Chứng minh, 199 Ủy viên Hội đồng Trị sự chính thức và 61 Ủy viên dự khuyết. Nhiều Phật sự quan trọng đã được triển khai và đạt kết quả tốt đẹp, như tổ chức Hội nghị, Hội thảo, Tọa đàm, Lễ hội Văn hóa Phật giáo, công tác ngoại giao mang tầm vóc quốc gia, quốc tế và khu vực .v.v…  cho đến các hoạt động chuyên ngành như Tăng sự, Giáo dục Tăng Ni, Hướng dẫn Phật tử, Hoằng pháp, Nghi lễ, Văn hóa, Kinh tế Tài chính, Từ thiện xã hội, Phật giáo quốc tế, Nghiên cứu Phật học, Thông tin Truyền thông. Giáo hội đã công nhận 08 Hội Phật tử Việt Nam tại các nước, gồm Cộng hòa Liên Bang Nga, Đức, Séc, Hungary, Ba Lan, Ucraina, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Đại hội VIII Giáo hội Phật giáo Việt Nam được tiến hành nhằm mục đích tổng kết các mặt hoạt động Phật sự trong nhiệm kỳ VII (2012 - 2017), đánh dấu một giai đoạn phát triển có chiều rộng lẫn chiều sâu của Giáo hội sau hơn 35 năm thành lập, khẳng định vị thế của GHPGVN trong thời kỳ hội nhập, phát triển ở trong nước cũng như trên trường quốc tế.
II. CÁC THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA GHPGVN:
A. VỀ MẶT TỔ CHỨC:
1. Ban hành Thông tư, Thông bạch, Thông cáo:
- Thực hiện Nghị quyết Đại hội VII GHPGVN, các kỳ Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Nghị quyết Hội nghị Thường niên, Trung ương Giáo hội đã ban hành nhiều Thông tư, Thông bạch và các văn kiện có liên quan như tổ chức Đại lễ Phật đản, An cư Kiết hạ, Lễ hội Phật giáo, Hội thảo chuyên ngành của các Ban, Viện Trung ương Giáo hội; Thông tư hướng dẫn tổ chức Đại hội Đại biểu Phật giáo cấp Quận, Huyện, Thị xã, Thành phố thuộc tỉnh nhiệm kỳ 2016 – 2021, Đại hội Đại biểu Phật giáo cấp Tỉnh, Thành nhiệm kỳ 2017 - 2022; Triển khai công tác tổ chức Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII; Thông bạch tổ chức Đại lễ Kỷ niệm 35 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Thông bạch cúng dường công đức phí cho các hoạt động của Giáo hội; Thông cáo tổ chức Đại lễ tưởng niệm kỳ siêu anh linh anh hùng liệt sĩ và đồng bào tử nạn trong các thời kỳ chiến tranh; Cầu siêu cho các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông; Thông bạch kêu gọi Tăng Ni, Phật tử tham gia chương trình chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp, vận động cứu trợ đồng bào bị thiên tai, bão lũ, hạn hán và kêu gọi Tăng Ni, Phật tử cảnh giác trước âm mưu chia rẽ của những thế lực thù địch cùng nhiều văn bản liên quan khác.
2. Tổ chức các Lễ hội, sự kiện Phật giáo:
- Giáo hội đã tổ chức các buổi lễ hưởng ứng lễ mitinh ngày Phật giáo thế giới 08/4 hằng năm tại Văn phòng Trung ương Giáo hội – Chùa Quán Sứ thủ đô Hà Nội; Đặc biệt, được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ và Ủy Ban tổ chức quốc tế Đại lễ Vesak Liên hợp quốc (ICDV), cũng như sự hỗ trợ công đức tài chính và xây dựng cơ sở vật chất phục vụ Đại lễ Vesak của Doanh nghiệp Xuân Trường, GHPGVN đã tổ chức thành công Đại lễ Vesak LHQ 2014 diễn ra từ ngày 7 - 11/5/2014 tại chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình với chủ đề "Phật giáo góp phần thực hiện thành tựu các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc”.
- Để tôn vinh những công đức của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông đối với Dân tộc và Đạo pháp, hằng năm vào ngày 01/11 âm lịch, Trung ương Giáo hội và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh, Ban Quản lý Di tích Yên Tử đã phối hợp tổ chức Đại lễ tưởng niệm tại quảng trường Lễ hội Núi Yên Tử, với với khoảng hơn 40 ngàn Tăng Ni, quan khách và đồng bào Phật tử tham dự. Lễ Tưởng niệm Phật Hoàng Trần Nhân Tông là một trong những ngày lễ trọng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
- Nhân kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN (1981 - 2016), Ban Tăng sự, Ban Giáo dục Tăng Ni, Ban Hoằng pháp, Ban Hướng dẫn Phật tử, Ban Văn hóa, Ban Nghi lễ, Ban TTXH, Ban Thông tin Truyền thông, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Phân ban Ni giới Trung ương, Phật giáo Nam tông Kinh, Nam tông Khmer, Hệ phái Khất sĩ, Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành đã đồng loạt tổ chức các hoạt động như Tọa đàm, Hội thảo, triển lãm, chương trình văn nghệ, phát quà từ thiện, cho học bổng, xây cầu đường giao thông nông thôn, cho nhà tình thương, tình nghĩa, tặng quà cho chiến sĩ trường sa, hải đảo v.v...
Đại lễ kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN được Trung ương Giáo hội trọng thể tổ chức tại Hội trường Bảo tàng Phật giáo Việt Nam trong khuôn viên Học viện Phật giáo Việt Nam huyện Sóc Sơn, Tp. Hà Nội. Đặc biệt, tại Đại lễ GHPGVN đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất của Đảng và Nhà nước trao tặng.  
- Hưởng ứng Thông điệp của Đức Pháp Chủ GHPGVN về hòa bình tại Biển Đông, Ban Thường trực HĐTS có thông bạch gửi các Ban Trị sự GHPGVN các địa phương tổ chức lễ cầu nguyện hòa bình cho Biển Đông, phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD981 trong vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Giáo hội đã gửi kiến nghị phản đối việc làm sai trái đó của phía Trung Quốc và kêu gọi hòa bình Biển Đông. Chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội và đoàn 180 Tăng Ni Phật tử đã trực tiếp ra các đảo Trường Sa cầu nguyện hòa bình và động viên quân và dân ta trên các đảo tiền tiêu góp phần kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.
Ngày 04/01/2017, tại Hà Nội, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với Ban thường trực Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực phóng sinh, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Góp phần quan trọng trong việc khôi phục lại nguồn lợi thủy sản, gia tăng mật độ quần thể của các loài thủy sản đã bị khai thác cạn kiệt, đặc biệt là phục hồi và tái tạo lại các loài thủy sản quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, ngày 31/8/2017, Trung ương Giáo hội đã phối hợp với Tổng cục Thủy sản tổ chức Lễ thả 30 vạn tôm sú giống phóng sinh, tái tạo nguồn lợi thủy sản tại Cảng cá biển Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế; đồng thời, nhiều tổ chức cá nhân cũng đã thả các loại tôm, cá giống xuống các dòng sông để tái tạo và bảo vệ môi trường thiên nhiên.
3. Tham dự các lễ hội, hội thảo trong nước và quốc tế:
Tham dự Đại lễ Vesak tại Thái Lan, Srilanka; Lễ tấn phong Tăng thống Phật giáo Vương quốc Thái Lan; Hội nghị các tôn giáo tại Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ chủ trì; Hội nghị toàn quốc biểu dương, phát huy vai trò các tôn giáo tham gia hoạt động bảo trợ xã hội và dạy nghề do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp tổ chức; tham gia đoàn đại biểu do Chủ tịch nước dẫn đầu thắp hương tưởng niệm tại Đền Hùng và thả cá chép trên kênh Nhiêu Lộc - Tp. Hồ Chí Minh; Đón tiếp Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chức sắc tôn giáo bạn đến thăm; đón tiếp các đoàn Ngoại giao, các tổ chức Phật giáo nước ngoài thăm hữu nghị GHPGVN và tham dự nhiều Phật sự quan trọng khác.
4. Tổ chức Đại hội Phật giáo các cấp:
- 63/63 đơn vị hành chánh tỉnh, thành phố đã tổ chức hoàn tất Đại hội Phật giáo cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nhiệm kỳ 2016 – 2021.
- Tính đến ngày 15/11/2017, đã có 60/63 tỉnh, thành phố đã tổ chức thành công Đại hội Phật giáo cấp tỉnh, thành nhiệm kỳ 2017 - 2022. Trung ương Giáo hội đã ra quyết định chuẩn y nhân sự.
Thành viên Ban Trị sự GHPGVN các cấp là đại diện của các tổ chức, Hệ phái Phật giáo, Tăng Ni, Cư sĩ có phẩm chất đạo đức và năng lực điều hành Phật sự.
5. Tổ chức Hội nghị sinh hoạt Giáo hội, hội nghị giao ban:
- Hằng năm, trước khi vào mùa An cư Kiết hạ, Trung ương Giáo hội đều tổ chức Hội nghị sinh hoạt Giáo hội tại 02 Văn phòng Trung ương Giáo hội. Hội nghị quy tụ đại biểu đại diện Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành; đại diện Lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
- Tại 02 Văn phòng Trung ương Giáo hội và Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành đã diễn ra Hội nghị giao ban giữa Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Văn phòng Trung ương Giáo hội và Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành. Tại Hội nghị giao ban, chưTôn đức đại diện BTS GHPGVN các tỉnh, thành đã báo cáo các hoạt động Phật sự với những thuận lợi và khó khăn tại địa phương thông qua các hoạt động về Tăng sự, Hoằng pháp, Hướng dẫn Phật tử... đồng thời, xin ý kiến chỉ đạo của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự giải quyết các vấn đề còn tồn đọng tại các địa phương.
B. HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ CHUYÊN NGÀNH
1. Công tác Tăng sự:
1.1 Thống kê Tăng Ni, Tự viện:
Theo báo cáo của 63 Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành phố, Ban Tăng sự Trung ương đã thống kê số lượng Tăng Ni, Tự viện tương đối cụ thể như sau:
- Tăng Ni: 53.941 vị, gồm: 38.629 Bắc tông; 8.574 Nam tông Khmer, 1.754 Nam tông kinh (1.100 chư Tăng, 654 Tu nữ); 4.984 Khất sĩ.
- Tự Viện: 18.466 ngôi, gồm: 15.846 Tự viện Bắc Tông; 454 chùa Nam Tông Khmer; 106 chùa Nam tông Kinh; 541 Tịnh xá, 467 Tịnh Thất, 998 NPĐ, 54 Tự viện Phật giáo người Hoa.
1.2. Cấp giấy Chứng nhận Tăng Ni:
Ban Tăng sự Trung ương đã cấp 9.735 giấy chứng nhận Tăng Ni, đổi mới 34 giấy chứng nhận Tăng Ni; cấp 20 giấy Chứng nhận Tu sĩ Nam tông Khmer.
            1.3. Tổ chức An cư Kết hạ:
Hàng năm, Trung ương Giáo hội đều có Thông bạch hướng dẫn đơn vị Phật giáo các tỉnh thành tổ chức An cư Kết hạ. Mỗi năm có khoảng 45.000 Tăng Ni an cư tập trung và Tăng Ni an cư tại chỗ, trong tinh thần hòa hợp đoàn kết, không phân biệt Sơn môn, Hệ phái.
Về nội dung tu học, Ban giảng huấn các Trường hạ đã trích giảng Kinh, Luật, Luận, giảng chuyên đề và sinh hoạt Giáo hội. Đồng thời, đại diện Ban Tôn giáo, Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, Mặt trận đã đến trình bày một số chuyên đề về chính sách Tín ngưỡng, Tôn giáo, báo cáo tình hình thời sự trong và ngoài nước, triển khai Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo và phổ biến Nghị định số 92/2012/NĐ-CP của Chính phủ, thực hiện cuộc vận động phong trào hội thi tìm hiểu và học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho Tăng Ni các Trường hạ để góp phần làm "tốt Đạo, đẹp Đời”.
Theo đề nghị của Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh thành, Trung ương Giáo hội đã duyệt cấp 11.526 chứng điệp an cư cho Tăng Ni an cư lần đầu.
            1.4. Tổ chức Giới đàn, cấp giấy chứng điệp thụ giới:
Đáp ứng yêu cầu thọ giới tu học, hành đạo của Tăng Ni và để trang nghiêm ngôi Tam bảo, Trung ương Giáo hội đã cho phép 42/63 Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, thành tổ chức 71 Đại giới đàn, có 24.959 giới tử thụ giới Tỷ khiêu, Tỷ khiêu Ni, Thức xoa, Sa di, Sa di Ni và hàng ngàn giới tử phát nguyện thụ thập thiện và Bồ Tát giới. Các Đại giới đàn đều được tổ chức nghiêm túc đúng theo quy phạm Thiền gia.
Ban Tăng sự Trung ương đã duyệt cấp 23.747 chứng điệp thụ giới Tỷ khiêu, Tỷ khiêu Ni, Thức xoa, Sa di và Sa di Ni.
1.5. Công tác quản lý cơ sở, tự viện:
Thông qua ý kiến của Ban Tăng sự Trung ương và Ban Tăng sự Phật giáo các tỉnh thành, các cơ quan chức năng, Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh thành đã thực hiện công tác bổ nhiệm trụ trì, hợp thức hóa trụ trì, bổ nhiệm Ban Quản trị, Ban Hộ tự, công nhận cơ sở tự viện, lập thủ tục chuyển vùng tu học và sinh hoạt Phật sự của Tăng Ni như sau:
- Bổ nhiệm trụ trì, Ban Hộ tự, Ban Quản trị: 1.925 cơ sở.
- Công nhận 259 cơ sở Tự viện thành lập mới và xin gia nhập Giáo hội.
- Chuyển vùng tu học và sinh hoạt tôn giáo:
    + Chuyển vùng tu học và sinh hoạt tại các tỉnh phía Bắc: 504 Tăng Ni.
    + Chuyển vùng tu học và sinh hoạt tại các tỉnh phía Nam: 291 Tăng Ni.
- Xác nhận xuất gia: 6.607 Cư sĩ Phật tử.
            1.6. Bồi dưỡng Trụ trì và sinh hoạt hành chính Giáo hội:
Để tăng cường hiệu năng quản lý sinh hoạt, điều hành, hướng dẫn Tăng Ni, Phật tử tu học, sinh hoạt tín ngưỡng tại cơ sở, vị trụ trì có chức năng là cầu nối, là cán bộ của Giáo hội tại địa phương, Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự Phật giáo Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Bắc Ninh, Nam Định, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu v.v... đã tổ chức thành công các khóa Bồi dưỡng Trụ trì, bồi dưỡng nghiệp vụ Hành chính cho 23.142 lượt Tăng Ni, Cư sĩ là các thành viên Ban Trị sự cấp tỉnh, cấp huyện, Tăng Ni trụ trì, chuẩn bị trụ trì các cơ sở Tự viện tham dự.
Ngoài ra, tại một số đơn vị, Ban Trị sự phối hợp với Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ, Bộ Quốc phòng tổ chức triển khai pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo, bồi dưỡng kiến thức an ninh quốc phòng cho các chức sắc, Tăng Ni, Phật tử GHPGVN.    
            1.7. Sinh hoạt của Phật giáo Nam tông Khmer:
- Được sự hỗ trợ của Ban Tôn giáo Chính phủ, Vụ Phật giáo phối hợp với Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội tổ chức 02 Hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer lần thứ VI vào ngày 13, 14/9/2014 tại chùa Huỳnh Đạo, phường Núi Sam, Tp. Châu Đốc, tỉnh An Giang và lần thứ VII vào ngày 07, 08/9/2016 tại Hội trường Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang, với sự tham dự của 200 đại biểu đại diện Phật giáo Nam tông Khmer, Trung ương Giáo hội, Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Dân vận Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, Sở Nội vụ, Ban Tôn giáo các tỉnh, thành có Phật giáo Nam tông Khmer sinh hoạt. Hội nghị đã ghi nhận ý kiến phát biểu và đề nghị của Quý Đại biểu Phật giáo Nam tông Khmer về mặt tổ chức, quản lý, sinh hoạt của chư Tăng, Tự viện và công tác giáo dục .v.v....
- Ngày 11/6/2014, tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày bốn vị sư Khmer (HT. Lâm Hùng, HT. Danh Hom, HT. Danh Hoi, HT. Danh Tấp) anh dũng hy sinh vì sự trường tồn của Phật pháp và giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Học viện Phật giáo Nam tông Khmer, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội thảo Khoa học với chủ đề "Phật giáo Nam tông Khmer đồng hành cùng dân tộc”. 
- Trung ương Giáo hội đã có nhiều buổi làm việc với Cơ quan chức năng Tp. Cần Thơ, nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc giải phóng mặt bằng để tiến tới xây dựng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại quận Ô Môn; Đồng thời, Trung ương Giáo hội đã vận động Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành ủng hộ tài chánh cho công tác xây dựng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer; Ngày 25/3/2017, Ban Thường trực HĐTS, Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Cần Thơ và Chính quyền Tp. Cần Thơ đã phối hợp tổ chức lễ đặt đá và vận động công đức xây dựng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, TP.Cần Thơ, với tổng diện tích xây dựng gồm 6,7ha, có 19 hạng mục công trình, dự toán tổng kinh phí là 451 tỷ đồng, chia làm ba giai đoạn. Nếu Học viện được hoàn thiện sẽ là điều kiện thuận lợi cho chức sắc và Tăng sinh Phật giáo Nam tông Khmer có nơi tu học theo truyền thống. Đây sẽ là một môi trường giáo dục Phật học mang tầm khu vực và quốc tế.
1.8. Phân ban Ni giới:
- Đã có 46 Phân ban Ni giới thuộc các tỉnh, thành được thành lập như: Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Đà Nẵng, Tp. Cần Thơ, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang, Hậu Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Quảng Nam, Bình Định, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Phú Yên, Trà Vinh, Bình Dương, Bình Phước, Đak Lak, Gia Lai, Nam Định, Bắc Ninh,  Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Long, Bến Tre, Lâm Đồng, Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thái Bình, Long An, Đak Nông, Bắc Giang…
Các hoạt động Phật sự của Phân ban Ni giới Trung ương và các tỉnh thành tương đối nhịp nhàng với các hoạt động của Giáo hội các cấp.
- Phân ban Ni giới Trung ương kết hợp với Phân ban Ni giới tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Thừa Thiên Huế, Bình Dương tổ chức lễ giỗ Tổ Kiều Đàm Di và tưởng niệm chư vị tiền bối Ni, các vị thánh tử đạo và tọa đàm nhân Đại lễ tưởng niệm.
- Phân ban Ni giới Tp. Hồ Chí Minh phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo, Trường Đại học KHXH&NV- Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học "Nữ giới Phật giáo Việt Nam: Truyền thống và hiện đại”; Phân ban Ni giới Tp. Hà Nội tổ chức hội nghị tọa đàm nhằm củng cố cho Giáo đoàn Ni hoạt động trong tinh thần Giới luật của Đức Phật và Hiến chương của GHPGVN;
- Phân ban Ni giới Trung ương, Hà Nội, Tiền Giang, Lâm Đồng tổ chức Lớp Bồi dưỡng Luật "Các Pháp Yết Ma” cho chư Ni các tỉnh, thành.
- Phân ban Ni giới Trung ương, Tp. Hà Nội đã đến thăm và cúng dàng các Trường hạ Ni tại Tp. Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Tây, miền Đông, Tây nguyên, miền Trung và miền Bắc.
- Khuyến khích chư Ni trẻ, nhất là chư Ni du học sinh đã tốt nghiệp Tiến sĩ, Thạc sĩ Phật học và các chuyên ngành tích cực phục vụ công tác Phật sự của Giáo hội các cấp, các hoạt động Phật sự của Phân ban Ni giới Trung ương và địa phương, viết bài cho Nội san Hoa Đàm, do Phân ban Ni giới Trung ương làm chủ bút.
- Đối với công tác Từ thiện xã hội, Phân ban Ni giới Trung ương, Tp. Hà Nội và các tỉnh, thành đã rất tích cực trong việc tổ chức các đoàn chư Ni và Phật tử trực tiếp đến cứu trợ đồng bào bị thiên tai, đồng bào nghèo có hoàn cảnh khó khăn, khám, chữa bệnh và phẩu thuật cho bệnh nhân đục thủy tinh thể, hỗ trợ phẩu thuật tim cho các bệnh nhi, tặng học bổng .v.v… Công tác từ thiện xã hội nhiệm kỳ VII (2012-2017) đạt 894.117.837.000đ.
2. Công tác Giáo dục Tăng Ni:
2.1. Công tác tổ chức:
Nhằm đào tạo một thế hệ Tăng Ni trẻ có trình độ về Phật học và thế học, chương trình giáo dục và đào tạo Tăng Ni luôn được Giáo hội quan tâm đặc biệt. Qua đó, công tác chuyên ngành giáo dục Tăng Ni đạt được những thành tựu như sau:
- Thăm viếng và làm việc, trao đổi với các Học viện Phật giáo Việt Nam, các Trường Trung cấp Phật học và các Lớp Cao đẳng Phật học trong toàn quốc, để nắm tình hình sinh hoạt tại các Trường và Học viện, hướng dẫn và giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến công tác giáo dục tại địa phương. Đặc biệt là trao đổi, thảo luận việc thực hiện chương trình cải cách Giáo dục Tăng Ni hệ Trung cấp Phật học 3 năm, phương thức biên soạn sách Giáo Khoa Trung cấp Phật học, phổ biến việc áp dụng Nội quy Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương Nhiệm kỳ VII (2012 – 2017).
- Chương trình biên soạn sách giáo khoa Trung cấp Phật học đến nay một số đầu sách đã được biên soạn như Phật học cơ bản, Anh Văn Phật pháp, Di Giáo, Luật Sa di, Oai Nghi, Bát đại nhân giác, Tứ thập Nhị chương, Lược sử Phật giáo Ấn Độ, Văn điển Phật giáo.... Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương đã cho in ấn và phân phối đến các trường Trung cấp Phật học.
- Ban GDTN TƯ đã tổ chức tọa đàm đề tài: "Giáo dục Trung cấp Phật học: Hiện trạng và Giải pháp”; Hội thảo Giáo dục Phật giáo Việt Nam: Truyền thống và hiện đại; Hội thảo: "Giáo dục Trung cấp Phật học Khánh Hòa và giải pháp” do Ban Giám hiệu Trường Trung cấp Phật học Khánh Hòa tổ chức; Phân ban Giáo dục Phật giáo Nam tông Khmer tổ chức tọa đàm chủ đề Nâng cao Giáo dục Phật giáo Nam tông Khmer.
 2.2. Cao học Phật giáo:
Để phát triển, nâng cao hệ thống giáo dục đào tạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, theo đề nghị của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, tại công văn số 1171/VPCP-NC ngày 13/10/2011 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Trung ương Giáo hội mở thí điểm đào tạo Thạc sĩ (MA) chuyên ngành Phật học tại Học viện Phật giáo Việt Nam - Tp. Hồ Chí Minh. Ngày 11/4/2012, Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh đã chính thức khai giảng Khóa I (2012 - 2014), Khóa II (2017 - 2019).
Sau gần 5 năm thực hiện thí điểm chương trình đào tạo Thạc sĩ Phật học của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh với kết quả đạt được tương đối khả quan, đã có 19 Tăng Ni sinh tốt nghiệp MA và 45 Tăng Ni sinh đang bảo vệ luận văn tốt nghiệp và đã chiêu sinh khóa II. Do đó, theo đề nghị của các Học viện, Trung ương Giáo hội đã có văn thư số 321 ngày 10/6/2017 đề nghị với Ban Tôn giáo Chính phủ, trình Thủ tướng chấp thuận cho phép GHPGVN được tổ chức chương trình đào tạo chính thức sau Đại học tại 04 Học viện Phật giáo Việt Nam. Qua đó, ngày 22/8/2017, tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị để đánh giá việc đào tạo thí điểm Thạc sĩ tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh và xin phép đào tạo sau Đại học chính thức của Giáo hội, với sự tham dự của Trung ương Giáo hội, 04 Học viện Phật giáo Việt Nam và các Bộ ngành Trung ương có liên quan gồm: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Công an, Ban Dân vận Trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Giáo dục và Nhi đồng của Quốc hội. Sau khi thảo luận và đánh giá, các Bộ ban ngành của Chính phủ đã chấp nhận chủ trương cho Giáo hội chính thức đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ Phật học tại 04 Học viện Phật giáo Việt Nam.
2.3. Cử nhân Phật học:
Trong nhiệm kỳ VII, đã có 2.460 Tăng Ni sinh tốt nghiệp Cử nhân Phật học hệ chính quy; 156 Cử nhân Phật học hệ Đào tạo từ xa; đang đào tạo 1.655 Tăng Ni sinh Hệ chính qui; 680 sinh viên Hệ đào tạo từ xa ; Học viện Phật giáo Nam tông Khmer có 30 Tăng sinh tốt nghiệp cử nhân Phật học khóa II, đang đào tạo khóa III và IV.
 - Đào tạo liên kết:
+ Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội phối hợp với Trường Đại học Quốc gia Hà Nội mở lớp Hán Nôm với 100 Tăng Ni sinh theo học.
+ Học viện liên kết với Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh mở khóa Sư phạm Giáo dục Mần non khóa I (2015 - 2019) tại Học viện. Khóa học có 79 học viên Ni sinh, sinh viên.
+ Học viện Phật giáo Nam tông Khmer liên kết với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Khoa Tôn giáo học khai giảng lớp Đại học hệ vừa làm vừa học, có 86 Tăng sinh và sinh viên theo học. 
2.4. Cao đẳng Phật học:
Hiện tại, có 08 Lớp Cao đẳng Phật học đang hoạt động theo hệ thống Trường Trung cấp Phật học: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Huế, Quảng Nam, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng, Bạc Liêu, Đồng Nai. Năm 2017, Trung ương Giáo hội đã cho phép Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Tiền Giang thành lập Lớp Cao Đẳng Phật học thuộc Trường Trung cấp Phật học Tiền Giang. Trong 5 năm qua, có 1.089 Tăng Ni sinh tốt nghiệp và 1.103 Tăng Ni sinh đang theo học các Lớp Cao đẳng Phật học.
Để chuyển đổi hệ thống Lớp Cao đẳng Phật học thành Trường Cao đẳng Phật học, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương đã có kế hoạch đề nghị Chính phủ cho phép đổi tên và thành lập Trường Cao đẳng.
2.5. Trường Trung cấp Phật học:
Hiện nay, Giáo hội có 32 Trường Trung cấp Phật học, phía Bắc có 06 Trường (Tp. Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang), phía Nam có 26 Trường (Tp. Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng, An Giang, Bình Dương, Kiên Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Gia Lai). Năm 2017, tỉnh Tây Ninh và Quảng Trị đã được Chính phủ chấp thuận việc thành lập Trường Trung cấp Phật học, nâng tổng số Trường Trung cấp Phật học trong toàn Giáo hội là 34 Trường.
Trong nhiệm kỳ VII, tính từ niên khóa 2012 đến 2017, đã có  2.771 Tăng Ni sinh tốt nghiệp; đang đào tạo 5.446 Tăng Ni sinh Trung cấp Phật học.    
Về công tác giảng dạy và nội dung học tập tại các trường có sự kết hợp hài hoà giữa nội điển và ngoại điển. Thái độ học tập của Tăng Ni sinh nghiêm túc, chuyên cần. Nề nếp sinh hoạt của nhà trường cũng như đời sống tu học của Tăng Ni sinh luôn được Ban Giám hiệu và Ban Trị sự quan tâm giúp đỡ và nâng cao. 
2.6. Sơ cấp Phật học:
Nhằm tạo điều kiện căn bản cho những Tăng Ni mới xuất gia tu học Phật pháp, đồng thời làm cơ sở cho việc tuyển sinh tại các trường Trung cấp Phật học, các lớp sơ cấp Phật học tại các tỉnh, thành đã được tổ chức và đi vào hoạt động có hiệu quả. Hiện có hơn 2.000 Tăng Ni sinh đã tốt nghiệp và khoảng 3.000 Tăng Ni sinh đang theo học chương trình sơ cấp Phật học.      
2.7. Giáo dục Phật giáo Nam tông Khmer:
Được sự giúp đỡ của các cơ quan lãnh đạo chính quyền, Mặt trận, Ban Dân tộc ở Trung ương và địa phương; sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương Giáo hội và Ban Trị sự các tỉnh, thành có Phật giáo Nam tông Khmer sinh hoạt như Tp. Cần Thơ, Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, các chùa Phật giáo Nam tông Khmer đã tổ chức hàng trăm lớp học cho chư Tăng và thanh thiếu niên đồng bào dân tộc Khmer tại địa phương như sau:
+ Tiểu học Khmer ngữ (lớp 1 - 5): 931 lớp, 22.110 chư Tăng, thanh thiếu niên đồng bào dân tộc Khmer theo học.
+ Cấp II Trung học cơ sở (Sơ cấp Pali Khmer, từ lớp 6 - 9): 102 lớp, 2.797 chư Tăng và thanh niên theo học.
+ Cấp III Trung học Phổ thông (Trung cấp Pali Khmer, từ lớp 10 - 12): 14 lớp, 459 chư Tăng và thanh niên sinh theo học.
+ Phối kết hợp với Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Trà Vinh mở Lớp tập huấn nghiệp vụ Sư phạm cho 1.256 achar.
+ Tổ chức 08 lớp dạy thiền cho chư Tăng, tu nữ và Phật tử. Có 485 thiền sinh tham dự tại các điểm: chùa Sóc Xoài, chùa Rạch Sỏi, chùa Khlang Mương, chùa Tà Bết, chùa Thiên Trúc tỉnh Kiên Giang.
Ngoài ra, đa số các Chùa Nam tông Khmer đều tổ chức dạy tiếng dân tộc cho con em người dân tộc ở độ tuổi từ 8 đến 15 tuổi. Việc tổ chức thành công các Lớp học nêu trên đã góp phần hoàn thiện chương trình giáo dục Tăng Ni của Giáo hội.
2.8. Hợp tác các Trường Đại học Quốc tế:
Được sự chỉ đạo của Trung ương Giáo hội và sự quan tâm giúp đỡ của Chính phủ, trong nhiệm kỳ VII (2012 - 2017), dưới sự chỉ đạo của Hòa thượng Tiến sĩ Thích Trí Quảng (Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh), Học viện đã ký hợp tác giáo dục với 11 trường Ðại học trên thế giới như: Ðại học Mahachulalongkorn tại Bangkok - Thái Lan; Học viện Giao lưu văn hóa Quốc tế trường Ðại học Hoa Trung - Trung Quốc; Ðại học Srinakharinwirot tại Bangkok - Thái Lan; Trung Tâm Nghiên Cứu Phật Học K. J. Somiya tại Mumbai - Ấn Ðộ; Ðại học Nalanda - Ấn Ðộ; Học Viện Giáo dục Hải ngoại Trường Đại học Sư Phạm Phúc Kiến - Trung Quốc; Học Viện Giao lưu Quốc tế Trường Đại học Liên Hợp Bắc Kinh - Trung Quốc; Học viện Sư Phạm Chương Châu; Ðại học Phật Quang - Ðài Loan; Học Viện Giao lưu quốc tế Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây; Ðại học Phật giáo Quốc tế- Thái Lan.
2.9. Tăng Ni sinh du học:
 Được sự giúp đỡ của Chính phủ, các cơ quan Trung ương và địa phương, nhằm nâng cao trình độ Phật học, thế học cho Tăng Ni sinh, trong nhiệm kỳ qua, Giáo hội đã cho phép và giới thiệu 300 Tăng Ni du học, gia hạn hộ chiếu các nước: Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Myanmar, Thái Lan, Srilanka, Úc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan .v.v… Đã có 200 Tăng Ni tốt nghiệp Tiến sĩ, Thạc sĩ chuyên ngành Phật học và các ngành khác đã về nước, hiện đang công tác tại các cấp Giáo hội, Ban Viện Trung ương, Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành và tham gia giảng dạy tại các Học viện, các lớp Cao đẳng, Trung đẳng và Sơ cấp Phật học.
Đặc biệt, vào tháng 2, 3 năm 2017, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh đã giới thiệu 13 Tăng Ni sinh tham dự phỏng vấn chương trình học bổng của Chính phủ Ấn Độ. Kết quả, có 08 Tăng Ni sinh trúng tuyển và đã được Chính phủ Ấn Độ chấp thuận cấp học bổng chương trình Thạc sĩ và Tiến sĩ Phật học cũng như các ngành học khác ở các Trường Đại học tại Ấn Độ. 
3. Công tác Hoằng pháp:
3.1. Đào tạo Giảng sư.
Để đào tạo nhân sự cho ngành Hoằng pháp, Ban Hoằng pháp Trung ương đã tổ chức các khóa đào tạo Cao cấp và Trung cấp giảng sư, điểm học tại chùa Hòa Khánh, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh kết quả như sau:
Khóa VI (2009 - 2012) và Khóa VII (2013 - 2016): Có 102 Tăng Ni tốt nghiệp Lớp Cao cấp Giảng sư; 29 Tăng Ni tốt nghiệp lớp Trung cấp Giảng sư; đang đào tạo 229 Tăng Ni sinh Khóa VIII (2015 - 2018) và Khóa IX (2017 - 2020) .
 3.2. Chương trình thuyết giảng, hoạt động của Đoàn Giảng sư Trung ương và các tỉnh, thành.
Với một đội ngũ Tăng Ni năng động và nhiệt huyết, Đoàn Giảng sư Trung ương và các tỉnh đã có nhiều hoạt động Phật sự hữu hiệu như: Thuyết giảng tại các lễ hội Phật giáo, các sự kiện do Giáo hội tổ chức, thuyết giảng tại các lễ đài tập trung mùa Phật đản, các Trường hạ, thuyết giảng tại các giảng đường, các đạo tràng, các khóa tu dành Phật tử, giảng dạy tại các lớp giáo lý v.v…
Chương trình thuyết giảng Phật pháp tại các lớp giáo lý, các giảng đường trong cả nước, tại các lễ đài Phật đản, lễ hội Phật giáo được thực hiện liên tục và phát triển đồng bộ từ hình thức đến nội dung. Mỗi điểm giảng trung bình có từ 300 đến 2.000 Phật tử thính pháp. Trong 5 năm có 68.286 thời giảng, 327.648 Phật tử về tu tập và thính pháp.
Trong mùa An cư kiết hạ hàng năm, Ban Hoằng pháp phối hợp với Văn phòng Trung ương Giáo hội tổ chức đi thăm, thuyết giảng Phật pháp tại các trường hạ miền Bắc, miền Trung, miền Đông, miền Tây, những vùng sâu vùng xa, tạo nên bầu không khí học Phật sôi nổi, phát huy chính tín, chính kiến cho Tăng Ni, Phật tử; đồng thời khẳng định sự phát triển vững mạnh và sinh hoạt đồng bộ về mặt truyền bá chính pháp được xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương.
Ngoài ra, Ban Hoằng pháp còn kết hợp giữa công tác thuyết giảng và tổ chức phát quà từ thiện cho đồng bào nghèo có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo hiếu học v.v…
3.3. Tổ chức Khóa bồi dưỡng, hội thảo Hoằng pháp.
Được sự cho phép của Trung ương Giáo hội, Ban Tôn giáo Chính phủ và Cơ quan chức năng tỉnh, thành phố liên hệ, Ban Hoằng pháp Trung ương phối hợp với Ban Trị sự, Ban Hoằng pháp các tỉnh, thành tổ chức thành công nhiều khóa Bồi dưỡng, hội thảo và tập huấn viên Hoằng pháp tại các điểm như sau: 
+ Tổ chức khóa tập huấn Hoằng pháp viên tại chùa Hội An, trung tâm thành phố mới tỉnh Bình Dương ngày 01 – 03/5/2014 có 3.000 Phật tử tham dự; ngày 17 – 21/9/2014 tại Đồ Sơn, Tp. Hải Phòng, có 300 Tăng Ni và 3.000 Phật tử tham dự; ngày 12 – 14/12/2014 tại khu du lịch Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên, có 300 Tăng Ni và gần 5.000 Phật tử tham dự; ngày 23 - 25/6 và 23 - 25/12/2014, ngà 17 - 19/8/2017 cho gần 1.000 Phật tử tham dự. 
+ Tổ chức Hội thảo Hoằng pháp: Hội thảo về "Các hình thái Hoằng Pháp” tại tỉnh Điện Biên vào ngày 27 - 29/3/2015; Hội thảo về "Hoằng pháp với đồng bào sắc tộc tại các tỉnh Tây Nguyên” tại tỉnh Đăk Lăk vào ngày 27 - 29/3/2015; Hội thảo toàn quốc với chủ đề "Phật giáo Trúc lâm hội tụ và lan tỏa” tại tỉnh Quảng Ninh, vào ngày 17 - 19/10/2015; Hội thảo toàn quốc với chủ đề "Sứ mệnh Hoằng pháp hội nhập và phát triển” tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vào ngày 5 -7/12/2015; Hội Thảo Hoằng Pháp & Hoằng Pháp viên cho chư Tôn đức Tăng Ni và nam nữ cư sĩ các tỉnh Tây Nguyên vào ngày 18 - 20/07/2015 tại Trung Tâm Dưỡng Lão Chùa Phổ Minh và  tại khách Sạn Đam San, Tp. Buôn Mê Thuột; Hội thảo toàn quốc với chủ đề "Sứ mệnh Hoằng pháp - Hội nhập và Phát triển” từ ngày 05 - 08/12/2015; Hội thảo với chủ đề "Phật giáo Trúc Lâm hội tụ và lan tỏa” từ ngày 10 - 11/12/2015 tại Khu di tích - danh thắng Yên tử, Tp. Uông bí, tỉnh Quảng Ninh, Khu di tích chiến thắng Bạch Đằng, P.Yên Giang, TX Quảng Yên v.v…
Kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN, ngày 30.10.2016 Ban Hoằng pháp Trung ương tổ chức tọa đàm với chủ đề "Ngành Hoằng pháp GHPGVN 35 năm những thành tựu và phát triển” tại chùa Trung Hậu - xã Tiền Phong - huyện Mê Linh - Hà Nội; ngày 5/11/2016 Ban Hoằng pháp Trung ương kết hợp với Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương tổ chức Hội thảo Kỷ niệm 35 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, Tp. Hồ Chí Minh.
3.4. Tổ chức Hội thi giáo lý cho Phật tử.
Nhằm tạo điều kiện cho các giới Phật tử tìm hiểu giáo lý, sự hình thành và phát triển Phật giáo Việt Nam, nhân các Lễ hội, sự kiện của Phật giáo tại Trung ương và địa phương, Ban Hoằng pháp Trung ương kết hợp với Ban Hướng dẫn Phật tử tổ chức Hội thi giáo lý cho Phật tử tại Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, An Giang, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đak Lak, Đak Nông, Gia Lai, Kon Tum, Tiền Giang, Long An, Sóc Trăng, Bình Dương, Kiên Giang, Bạc Liêu, Đồng Nai, Bến Tre, Bà Rịa - Vũng Tàu  v.v… Mỗi hội thi giáo lý có từ vài trăm đến trên 2000 Phật tử tham dự.
3.5. Hoằng pháp nước ngoài.
            Qua thư từ liên lạc, qua các cuộc gặp gỡ trực tiếp với một số Phật tử và một số Tăng Ni Việt kiều tại hải ngoại, tình hình sinh hoạt Phật giáo của cộng đồng người Việt tại hải ngoại được ghi nhận như sau: Số chùa chiền rất nhiều và số Phật tử Việt Nam có nhu cầu sinh hoạt Phật sự rất đông, đặc biệt là ở Pháp, Mỹ và Úc. Tuy vậy, tình hình khá phức tạp, vì có nhiều tổ chức và cá nhân nên các quan điểm chính trị phản động vào trong các cộng đồng Phật giáo Việt kiều, nhằm gây chia rẽ và hoang mang, để suy yếu khối đoàn kết dân tộc hải ngoại, nhưng đa số Phật tử đều có một lòng vững tin và hướng về Tổ quốc Việt Nam. Vì vậy, dưới sự chỉ đạo của Trung ương Giáo hội và sự phối hợp nhịp nhàng của Ban Phật giáo Quốc tế và Ban Hoằng Pháp Trung ương, Ban Hướng dẫn Phật tử cùng các Ban Viện liên quan, GHPGVN đã không ngừng tiếp tục mở rộng quan hệ trên chiều hướng tìm hiểu tình hình và tăng cường tình thân hữu, phổ biến thông tin về các hoạt động Phật sự của Giáo hội đến đồng bào Phật tử Việt kiều ở nước ngoài và nghiên cứu thành lập nhiều Hội Phật tử Việt Nam tại các nước.
            Đặc biệt nhân mùa Phật Đản, Vu Lan Báo Hiếu và Tết Nguyên Đán truyền thống dân tộc, các Ban đồng phối hợp tổ chức các chuyến đi hoằng pháp để hướng dẫn tu học cho các Phật tử đang sinh sống, học tập và làm việc tại các nước như: Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Ucraina, Liên bang Nga, Hungary, Cộng hòa Czech, Ba Lan, Lào, Cộng hòa Liên bang Đức, Thái Lan, Lào, Campuchia, Ấn Ðộ, Hoa Kỳ, Canada, Anh, Úc, Nhật Bản, Nam Hàn và vùng lãnh thổ Ðài Loan, v..v.
4. Công tác Hướng dẫn Phật tử:.
Thực hiện tinh thần tứ chúng đồng tu của người con Phật trong ngôi nhà Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương và các tỉnh, thành đã tích cực triển khai Nghị quyết Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VII; Quy chế hoạt động của Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương, Nội quy Gia đình Phật tử, Nội quy Phân ban Cư sĩ Phật tử và nhiều văn bản liên quan khác, góp phần hoàn thành chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VII của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Qua đó, các hoạt động của Phân ban Gia đình Phật tử Trung ương, Phân ban Thanh thiếu nhi Phật tử, Phân ban Phật tử Dân tộc, Tiểu ban Phật giáo Người Hoa, Tiểu ban Phật giáo Khất sĩ, Tiểu ban Phật giáo Nam tông Kinh, Nam tông Khmer, Tiểu ban Văn nghệ đều tích cực hoạt động, đem lại hiệu quả nhất định, cụ thể như sau: 
4.1.Thăm viếng và làm việc với Ban HDPT các tỉnh, thành.
            Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương đã tổ chức các chuyến thăm viếng Ban Trị sự và làm việc với Ban Hướng dẫn Phật tử các tỉnh, thành trên toàn quốc. Từ những chuyến công tác này, Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương đã nhận được những báo cáo và kiến nghị thực tế từ các tỉnh, thành với nhiều đặc điểm sinh hoạt tu học khác nhau của từng địa phương, các hệ phái và nghi lễ truyền thống. Từ đó đề ra kế hoạch, những phương hướng trong công tác hướng dẫn Phật tử phù hợp hơn trong nhiệm kỳ tới. Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương đã báo cáo các chuyến công tác và đề xuất các kiến nghị lên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự nhằm giải quyết kịp thời và nhanh chóng những vấn đề đang phát sinh trong tổ chức Giáo hội.
4.2. Hội nghị, hội thảo.
- Hằng năm, Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương đều tổ chức Hội nghị thường niên để tổng kết công tác hoạt động Phật sự trong năm và đề ra chương trình hoạt động cho năm tiếp theo. Hội nghị tổng kết nhiệm kỳ VII (2012 - 2017) được tổ chức tại Thiền viện Quảng Đức, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh - Trụ sở Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội, với sự chứng minh của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự và tham dự của các thành viên Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương và các Phân ban thuộc Ban Hướng dẫn Phật tử, các Huynh trưởng Gia đình Phật tử.
- Nhân kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN, Ban HDPTTW kết hợp với Ban Hoằng pháp Trung ương tổ chức Hội thảo "Ngành Hoằng pháp và Hướng dẫn Phật tử Trung ương GHPGVN 35 năm thành tựu và phát triển” với hơn 5.000 Tăng Ni và Phật tử tham dự.
- Ban Hướng dẫn Phật tử các tỉnh, thành khu vực phía Bắc đã tổ chức Hội thảo "Phương hướng phát triển tổ chức Câu lạc bộ thanh thiếu niên Phật tử các tỉnh, thành khu vực phía Bắc” với hơn 24 Câu lạc bộ các tỉnh thành và 300 đại biểu đại diện các Câu lạc bộ tham dự; tổ chức giao lưu tọa đàm "Phật giáo đối với nữ Phật tử” nhằm tôn vinh người con gái của Đức Phật nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 và ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10; tổ chức các buổi Giao lưu chia sẻ phương pháp tổ chức quản lý Phật tử trong thời kỳ hội nhập cho các nhóm tuổi đại diện các Đạo tràng, các CLB thanh thiếu niên Phật tử tại chùa Quán Sứ.
Ngoài ra, Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương đã tham dự và đóng góp nhiều ý kiến, bài tham luận tại các kỳ Hội nghị, Hội thảo do Trung ương Giáo hội, Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành tổ chức.
4.3. Tổ chức khóa Tập huấn, khóa tu cho Tăng Ni và Phật tử.
- Nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm và kỹ năng chuyên môn của chư Tăng Ni, quý cư sĩ đạo hữu Phật tử lãnh đạo, tổ chức, quản lý, điều hành, hướng dẫn các mô hình sinh hoạt tu học tại các tỉnh, thành phía Bắc. Đặc biệt quan tâm đến các sinh hoạt tu học dành cho giới trẻ, góp phần xây dựng phát triển đạo pháp và dân tộc, Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương kết hợp Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Ninh Bình và chùa Bái Đính đồng tổ chức Khóa Tập Huấn và Khóa tu cho Tăng Ni và Phật tử phía Bắc tại chùa Bái Đính – Ninh Bình với hơn 3.000 Tăng Ni và Phật tử tham dự.
- Phân Ban GĐPT đã cử nhiều Huynh trưởng tham gia tập huấn kỹ năng và tư vấn hỗ trợ cộng đồng phòng chống HIV/AIDS do UBMTTQ, cơ quan UNICEF tổ chức.
- Ban Hướng dẫn Phật tử các tỉnh miền Bắc đã tổ chức phát động phong trào "Tôi yêu Tổ quốc Việt Nam” và tổ chức Triển lãm tranh nghệ thuật nhằm động viên tiếp sức cho các chiến sĩ Hải quân ở biển đảo Trường Sa và Hoàng Sa, thành lập CLB Cựu chiến binh có hơn 500 thành viên do Ông Lâm Văn Bãng – Nguyên Đại tá Quân đội Nhân dân làm Trưởng ban CLB.
4.4. Hội trại, trại họp bạn, trại hè, tiếp sức mùa thi.
- Thực hiện chương trình hoạt động, hằng năm Phân ban TTNPT TƯ kết hợp với BHDPT và Phân ban TTNPT các tỉnh, thành tổ chức hội trại, trại hè, khóa tu mùa hè… cho thanh thiếu niên Phật tử. Qua đó, nhiều đơn vị đã tổ chức khóa tu mùa hè, hội trại, trại hè như: Tp. Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Long An, Bình Dương, Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai, Đak Lak, Lâm Đồng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình, Lạng Sơn, Tuyên Quang...
Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương đã tổ chức trại hội thảo Huynh trưởng các cấp tại Bà Rịa - Vũng Tàu với 2.576 Huynh trưởng có cấp thuộc 30 tỉnh, thành tham dự; Trại huấn luyện Huynh trưởng Vạn Hạnh khóa IV tại Tổ đình Bảo Tịnh, tỉnh Phú Yên; Trại họp bạn liên ngành Thanh - Thiếu Gia đình Phật tử toàn quốc 2017 (Trại Lục Hòa 2017) tại tổ đình Thiên Ấn, Tp.Quảng Ngãi. Hội trại có 6.000 huynh trưởng, đoàn sinh đại diện cho 75.000 huynh trưởng, đoàn sinh của tổ chức áo Lam cả nước tham dự. Tại Hội trại lần nầy, tổ chức kỷ lục Việt Nam đã công bố và trao xác nhận kỷ lục Trại họp bạn huynh trưởng lớn nhất đối với khóa trại Tâm Minh do Phân bangia đình Phật tử Trung ương tổ chức vào năm 2015 tại chùa Đại Tòng Lâm, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
            Đặc biệt, Hội trại "Tuổi trẻ và Phật giáo” là hoạt động thường niên của Phân ban Thanh thiếu nhi Phật tử trong mỗi dịp mùa hè. Hằng năm, vào mùa hè Phân ban Thanh thiếu nhi Phật tử Trung ương đã kết hợp với Ban Trị Sự, Ban Hướng dẫn Phật tử  GHPGVN các tỉnh, thành để tổ chức Hội trại. Quy tụ tất cả các thanh thiếu nhi Phật tử của các tỉnh, thành cùng nhau tham dự với chương trình sôi nổi, hào hứng, giúp các bạn trẻ tiếp xúc với Phật pháp và có mùa hè đầy bổ ích, ý nghĩa, như Hội trại Tuổi trẻ - Phật giáo lần thứ 9, chủ đề "Sáng mãi niềm tin”, từ ngày 19-20/7/2014, số lượng 1.100 trại sinh tại Khu du lịch Kawasami, huyện Long Hải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Hội trại Tuổi trẻ Phật giáo lần 10 với chủ đề "Niềm tin & Hội nhập” từ ngày 24-26/7/2015 và  lần 11 với chủ đề "Nghĩa tình miền Tây” vào ngày 28, 29 và 30/7/2017 tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam, Tp. Cần Thơ. Đây cũng là điểm sáng của hoạt động TTNPT, mang lại nhiều hiệu ứng xã hội tích cực và rèn luyện nếp sống đạo đức, hướng thượng, lòng tri ân của thế hệ trẻ trong xã hội ngày nay.
Nhìn chung, mỗi khóa tu, hội trại các khóa sinh được học những nghi thức cơ bản trong nhà Phật kết hợp với học giáo lý, đạo đức, biết tri ân báo ân với các bậc sinh thành, học nghi thức thọ trai, tụng kinh, hành thiền,… Bên cạnh đó còn có các sinh hoạt văn nghệ, trò chơi giải trí lành mạnh, tạo nên sinh khí tu học thoải mái cho các khóa sinh. Các Hội trại, trại hè, khóa tu thành công rực rỡ, là vòng tay kết nối các Huynh trưởng khắp các tỉnh, thành về tham dự trên tinh thần lục hòa và đã đem lại nhiều kết quả khả quan cho hoạt động của tuổi trẻ Phật giáo.
- Chương trình tiếp sức mùa thi được Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương, Phân ban Thanh thiếu nhi Phật tử, Báo Giác Ngộ, Ban Trị sự, Ban Hướng dẫn Phật tử các tỉnh, thành tổ chức đã nhận được sự ủng hộ rất lớn từ các Tự viện, Gia đình Phật tử, các tình nguyện viên với các hoạt động như đón nhận và hỗ trợ các suất ăn chay, chỗ ở cho thân nhân và thí sinh, phương tiện đưa đón thí sinh đến trường thi cho khoảng hàng chục ngàn thí sinh dự thi Đại học tại các địa phương như: Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Cần Thơ, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Kiên Giang, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Nghệ An, Bắc Ninh, Nam Định, Thanh Hóa v.v…
Ngoài ra, nhân mùa Vu lan và tết Trung thu hằng năm, Tiểu ban Thanh thiếu nhi Phật tử đã tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà cho trẻ em nghèo và người già khó khăn được nuôi dưỡng trong các cơ sở xã hội tại các tỉnh, thành, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.
4.5. Sinh hoạt các đạo tràng.
Theo số liệu báo cáo từ các tỉnh thành, hiện có 3.617 đạo tràng, 592.983 Phật tử sinh hoạt, tu học. Cụ thể như: 1.242 Đạo tràng Bát Quan trai, có 81.265 Phật tử tham dự; 35 Đạo tràng Tu thiền, có 7.750 Phật tử; 698 Đạo tràng Niệm Phật, Phật thất có 131.165 Phật tử; 80 Đạo tràng Pháp Hoa, có 13.280 Phật tử; 40 Đạo tràng Dược Sư, có 6.080 Phật tử; 81 Đạo tràng Đại Bi, có 4.602 Phật tử; 232 Khóa tu Một ngày An lạc, có 41.000 Phật tử; Hội Quy (những Phật tử đã Quy y Tam bảo, sinh hoạt tu học ở chùa các tỉnh thành phía Bắc) và các mô hình tu học khác như Mật Tông, Địa Tạng, Lương Hoàn Sám có 103 đơn vị, 9.370 Phật tử tham dự. Ngoài ra, do một số đơn vị Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành báo cáo có tính cách chung chung, nên Ban Hướng dẫn Phật tử không thể thống kê con số chính xác của các Đạo tràng và Phật tử sinh hoạt tu học. Số liệu trên chỉ mới phản ánh được một phần các hoạt động sinh hoạt đạo tràng.
Hoạt động của các lớp giáo lý: có 169 lớp, 17.250 Phật tử tham dự. Kết thúc mỗi khóa học, Phật tử được cấp giấy chứng nhận; Về sinh hoạt giảng đường có 53 đơn vị, 7.950 Phật tử tham dự.
Nhìn chung, sinh hoạt của các đạo tràng ngày càng phát triển có nề nếp và được nhân rộng tại các cơ sở tự viện của Giáo hội trong toàn quốc. Trung bình mỗi đạo tràng có từ 200 đến hơn 1.000 Phật tử tham dự, tu tập, sinh hoạt.

4.6. Sinh hoạt Gia đình Phật tử.

- Hiện có 35 tỉnh thành có Gia đình Phật tử sinh hoạt theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong đó có 26 tỉnh, thành đã được thành lập Ban Hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử như: Thừa Thiên – Huế, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, KonTum, Gia Lai, Daklak, DakNong, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau, Quảng Bình, Hà Nội, Hưng Yên và 9 tỉnh, thành chưa có Ban Hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử như Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Hải Dương.
- Số lượng đơn vị GĐPT: 1.059 đơn vị; 9.821 Huynh trưởng các cấp; 64.678 Đoàn sinh các ngành.
4.7. Tu học, huấn luyện, xếp cấp.
- Nhiệm kỳ VII (2012 - 2017) có 70% Huynh trưởng hiện đang theo học các lớp Kiên, Trì, Định, Lực và huấn luyện tại các trại Lộc Uyển, A Dục, Huyền Trang, Vạn Hạnh; Lớp học bậc Lực và trại Vạn Hạnh do Ban Hướng Dẫn Gia đình Phật tử Trung Ương tổ chức thực hiện; Trung ương đã tổ chức thi kết khóa bậc Lực khóa IV (2011 - 2015) tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
            - Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương đã tổ chức trại huấn luyện cấp cao Vạn Hạnh IV tại Phú Yên cho Huynh trưởng đã học xong bậc Lực tiếp tục rèn chí, phát huy kiến thức, tổ chức điều hành, kỹ năng chuyên môn, sẵn sàng làm nhiệm vụ Ủy viên Hướng Dẫn Gia đình Phật tử cấp tỉnh, thành; Khai giảng lớp học bậc Lực khóa V; Theo nhu cầu phát triển của các tỉnh, thành miền Đông, miền Tây Nam Bộ, Trung ương đã tổ chức 2 lần liên trại huấn luyện Lộc Uyển, A Dục, Huyền Trang tại chùa Phước Hậu tỉnh Vĩnh Long và tại thiền viện Phước Sơn tỉnh Đồng Nai.
            - Trong nhiệm kỳ 2012 - 2017 Ban Hướng Dẫn Phật tử Trung ương và Phân ban Gia đình Phật tử đã tổ chức Hội đồng xét xếp cấp cho Huynh trưởng. Kết quả có 6 Huynh trưởng (Trưởng Phân ban) được thăng cấp Dũng, 160 Huynh trưởng được thăng cấp Tấn; Truy thăng 1 cấp Dũng và 8 cấp Tấn cho 9 Huynh trưởng đã qua đời.
 4.8. Phật hóa gia đình.
            Về chương trình Phật hóa Gia đình, Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương đã áp dụng nhiều hình thức vận động, phổ biến rộng rãi đến các Tự viện và trên các phương tiện thông tin như đưa vào chương trình hội thảo, nghị sự thường niên, thông báo hướng dẫn thực hiện, viết bài cổ động, v.v… và đã có nhiều tín hiệu lạc quan như nhiều gia đình được Phật hóa, số lượng Phật tử tăng lên đáng kể.
            Ngoài ra, hằng năm Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương đã ra thông báo gửi đến Ban Hướng dẫn các tỉnh, thành; các Tự viện khuyến khích, hướng dẫn tổ chức Lễ Hằng thuận cho các đôi thanh niên nam nữ Phật tử khi kết hôn về chùa đăng ký Lễ Hằng Thuận để được sự gia trì, khai thị của Tam bảo nhằm tăng trưởng tín tâm đối với Tam bảo và huân tập tính nhẫn nhịn trong đời sống hôn nhân. Một số tỉnh, thành thực hiện tốt chương trình này như: Tp. Hồ Chí Minh, Phú Yên, Quảng Nam, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bến Tre, Hà Tĩnh, Nghệ An, Lào Cai, Thái Nguyên. Đặc biệt, năm 2017 tại tỉnh Bình Thuận đã tổ chức lễ Hằng Thuận cho 6 cặp vợ chồng người nước ngoài tạo nên ấn tượng tốt đẹp cho các Phật tử trong và ngoài nước.
            4.9. Công tác từ thiện xã hội và văn nghệ.
Chào mừng các sự kiện, lễ hội, Đại lễ Phật đản, Vu Lan Báo hiếu, Phật thành đạo, lễ khánh thành, trại hè, trại sinh hoạt v.v... nhiều chương trình văn nghệ đặc sắc đã được Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương và các tỉnh thành thực hiện thành công, với hàng chục ngàn lượt người xem.
Công tác từ thiện xã hội là một trong những công tác trọng tâm mà Ban Hướng dẫn Phật tử lưu tâm, khuyến khích cư sĩ Phật tử, các Huynh trưởng, đoàn sinh tham gia như: Tham gia hiến máu nhân đạo, dọn vệ sinh tại các khu công cộng, khắc phục thiên tai, xây nhà tình thương, tình nghĩa, tham gia đoàn cứu trợ, ủy lạo đồng bào vùng sâu vùng xa, các trung tâm nuôi trẻ mồ côi, người già, người tàn tật, tham gia các đợt học tập, huấn luyện phổ biến tác hại của căn bệnh thế kỷ để cùng cộng đồng phòng chống HIV/AIDS; khám bệnh và phát thuốc cho các bệnh nhân nghèo, đồng bào Phật tử; hỗ trợ các em Đoàn sinh và Huynh trưởng có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật và tổ chức dạy may miễn phí, giới thiệu việc làm cho các em Gia đình Phật tử v.v… Qua đó, các thành viên Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương, Phân ban Gia đình Phật tử, Phân ban Hướng dẫn Cư sĩ Phật tử và các tiểu ban thuộc Phân ban Hướng dẫn Cư sĩ Phật tử đã tích cực tham gia công tác từ thiện với tổng kinh phí thực hiện gần 24 tỷ đồng.  
            5. Công tác Nghi lễ.
5.1. Đại lễ Phật đản, Vu lan Báo hiếu.
Tổ chức Đại lễ Phật đản, Vu lan Báo hiếu với nhiều chương trình hoạt động phong phú như diễu hành xe hoa, thuyền hoa, rước kiệu hoa, phóng sanh đăng, thắp nến cầu nguyện hòa bình, chương trình văn nghệ, thuyết giảng ý nghĩa Phật đản sanh, lễ hội ẩm thực chay, tặng quà cho các chiến sĩ biên phòng, hải đảo, giúp đỡ gia đình có công với Cách mạng, gia đình Liệt sĩ, các bà Mẹ Việt Nam anh hùng, người nghèo khó, tàn tật, trại trẻ mồ côi, nhà dưỡng lão, trại tâm thần, trại phong v.v….
Đặc biệt, Đại Lễ Phật đản Liên Hợp quốc PL. 2558 từ ngày 07 – 11/5/2014 tại Trung tâm Hội nghị chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình thành công tốt đẹp từ hình thức đến nội dung.
5.2. Đại lễ cầu siêu.
Nhằm thể hiện tinh thần tri ân và báo ân của người con Phật, đồng thời thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tinh thần tri ân của dân tộc đối với Anh hùng Liệt sĩ, những người đã anh dũng hy sinh cho Tổ quốc được độc lập, tự do và đồng bào các dân tộc được ấm no, hạnh phúc, Trung ương Giáo hội đã ban hành thông bạch kêu gọi các cơ sở Tự viện, Tịnh xá, Tịnh thất, Niệm Phật đường trong toàn quốc của Giáo hội đồng loạt gióng lên 09 hồi chuông u minh vào lúc 06 giờ ngày 27/7 hàng năm.
- Đại lễ cầu siêu các anh hùng liệt sĩ hy sinh trên huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang; Đại Lễ cầu siêu và khánh thành 03 ngôi chùa Trường Sa Lớn, Sông Tử Tây và chùa Sinh Tồn trên Quần đảo Trường Sa tỉnh Khánh Hòa; Đại lễ cầu siêu tại đường 9, tỉnh Quảng Bình; Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn tỉnh Quảng Trị; nghĩa trang liệt sĩ các tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu, Điện Biên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Giang, Bắc Giang, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum, Đak Lak, Lâm Đồng, Đak Nông, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Côn Đảo - Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bình Dương, Bình Phước, An Giang, Tiền Giang, Bến Tre v.v…
- Hưởng ứng chương trình "Thập kỷ hành động vì an toàn đường bộ giai đoạn 2011 - 2020” theo tinh thần Nghị quyết A/64/L.44 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, thực hiện chương trình công tác Năm an toàn giao thông, hưởng ứng "Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông” tại Việt Nam, hằng năm Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự Phật giáo Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh, Bình Dương, đã phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức sự kiện Lễ Tưởng niệm và Cầu siêu các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông.
Đại lễ cầu siêu các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông, không chỉ mang ý nghĩa cầu nguyện cho những linh hồn được siêu thoát, chia sẻ nỗi đau, mất mát với gia đình nạn nhân. Thông qua Đại lễ, Trung ương GHPGVN và UBATGTQG trân trọng gửi đến các Phật tử, cộng đồng xã hội lời kêu gọi hãy trân trọng cuộc sống cho chính mình và những người khác khi tham gia giao thông, và cùng chung tay hướng đến mục tiêu giảm thiểu tai nạn giao thông.
5.3. Lễ tưởng niệm.
Lễ Kỷ niệm Bồ tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân và chư vị Thánh tử đạo, Đại lễ Kỷ niệm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập diệt, Lễ kỷ niệm Chư Sơn Thiền đức Hội đồng Trưởng lão của các tổ chức Giáo hội, Hệ phái Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ đã viên tịch; Lễ tưởng niệm Chư Tôn đức thành viên Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, giáo phẩm Tăng Ni Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành viên tịch được Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành tổ chức trang nghiêm và trọng thể.
- Đặc biệt, công tác tổ chức Tang lễ Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh - Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN viên tịch ngày 28/3/2014 (28/02/Giáp Ngọ); Tang lễ Hòa thượng Thích Chơn Thiện, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, Đại biểu Quốc hội Khóa XI, XII, XIII, XIV viên tịch ngày 08/11/2016 (09/10/Bính Thân); Tang lễ Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Bình – Phó Pháp chủ HĐCM, Trưởng ban  Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, viên tịch ngày 17/11/2016 (18/10/Bính Thân); Tang lễ Trưởng lão Hòa thượng Danh Nhưỡng, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang, nguyên Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang, Viện trưởng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN, viên tịch ngày 26/8/2017 (05/7/Đinh Dậu); Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tâm, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Trưởng ban Nghi lễ Trung ương, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, viên tịch ngày 10/10/2017 (21/8/Đinh Dậu) vô cùng trang nghiêm, trọng thể.
Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành đã trang nghiêm tổ chức Tang lễ chư Tôn đức giáo phẩm thành viên Hội đồng Chứng minh: HT. Lý Liêu (Kiên Giang), HT. Dương Dal (Sóc Trăng), HT. Minh Tuấn, HT. Viên Minh (Tp. Đà Nẵng), HT. Thanh Huấn (Hải Phòng), HT. Chơn Ngộ, HT. Chơn Phát, HT. Giác Tràng (Quảng Nam), HT. Phước Thành, HT. Mật Hạnh, HT. Thiện Nhơn (Bình Định), HT. Giác Dũng (Đak Lak), HT. Đổng Quang (Gia Lai), HT. Đạt Đồng, HT. Đạt Pháp, HT. Thiện Thanh (Long An), HT. Thiện Trinh (An Giang), HT. Tịnh Trí (Bình Thuận), HT. Giác Đức, HT. Huệ Thành (Bến Tre), HT. Từ Hiệp, HT. Thiện Chơn, HT. Minh Nhuận (Tp. Hồ Chí Minh), HT. Thiện Hiệp, HT. Thiện Tâm (Đồng Tháp), HT. Diệu Tâm, HT. Quang Đạo (Đồng Nai);
Tang lễ chư Tôn đức Hội đồng Trị sự: HT. Đạt Đạo, HT. Thanh Ngọc (Tp. Hồ Chí Minh), HT. Huệ Hiền (Đồng Nai), HT. Thiện Nguyện, HT. Chí Mãn (Tp. Đà Nẵng), HT. Pháp Chiếu (Lâm Đồng), HT. Hạnh Nghiêm (Nam Định), HT. Tắc Ngộ (Long An), HT. Chí Đạo (Quảng Nam), HT. Phước Đường (Paris), HT. Huệ Đức (Hậu Giang); Ni trưởng Huyền Huệ, Trưởng Phân ban Ni giới Trung ương.
Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành đã tổ chức tang lễ cho chư Tôn đức giáo phẩm chứng minh, chư Tôn đức Tăng Ni, Cư sĩ thành viên Ban Trị sự GHPGVN các cấp, Tăng Ni trụ trì các Tự viện viên tịch.    
Đặc biệt, được tin Quốc vương Bhumibol Adulyadej – Thái Lan băng hà, và Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Học (Chủ tịch Hội đồng Tư Nghị Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, Viện trưởng Phân viện núi Linh Nham Tô Châu Phật học Viện Trung Quốc, Viện trưởng Phân viện núi Thê Hạ Nam Kinh Phật học Viện Trung Quốc, Chủ tịch danh dự Hiệp hội Phật giáo tỉnh Giang Tô, Phượng trượng Tổ đình Linh Nham Tô Châu), bậc cao Tăng của Tịnh Độ Tông viên tịch, thay mặt cho chư Tôn đức lãnh đạo Trung ương GHPGVN, HT. Thích Thiện Nhơn (Chủ tịch HĐTS GHPGVN) đã gửi điện thư phân ưu.
5.4. Công tác Biên soạn Việt hóa Nghi lễ.
Việt hóa Nghi lễ là một trong những công tác trọng tâm trong chương trình hoạt động của Ban Nghi lễ Trung ương. Vì thế, trong thời gian qua, các thành viên Ban Nghi lễ được phân công biên soạn, sưu tập Kinh Nhật tụng bằng tiếng Việt đã nỗ lực làm việc. Kết quả, đã trình Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự xem xét và cho ý kiến quyển Kinh Nhật tụng bằng tiếng Việt để phổ biến trong Tăng Ni, Phật tử.
Công tác biên soạn giáo trình, giáo án về nghi lễ để giảng dạy cho Tăng Ni tại các Trường hạ hoặc trong các Trường Phật học đang được từng bước triển khai. 
Dưới sự chỉ đạo của Trung ương Giáo hội, thông qua Ban Nghi lễ Trung ương, Ban Nghi lễ Phật giáo các tỉnh, thành đã hướng dẫn, vận động Tăng Ni, Phật tử thực hiện nếp sống văn hoá mới, hạn chế các hủ tục và những hoạt động mang tính chất mê tín dị đoan, không phù hợp với chính pháp, với trào lưu tiến bộ của xã hội.
Tuy nhiên, đây là một việc làm rất tế nhị, đòi hỏi chúng ta phải phân định chính xác những khác biệt của các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian với các hoạt động mê tín, hủ tục. Vì thế, bên cạnh việc ban hành các thông tri, thông bạch nhắc nhở sinh hoạt nghi lễ đúng Chính pháp, Trung ương Giáo hội cũng như địa phương đã từng bước vận động Phật tử thường xuyên đến chùa nghe pháp, đọc và nghiên cứu kinh sách cùng các tập văn, tạp chí, báo Giác ngộ của Giáo hội, đẩy mạnh các hoạt động văn hoá lành mạnh có tính giáo dục, phân tích và phê phán những hoạt động hủ tục, dị đoan sai lệch và những hậu quả tiêu cực do các hoạt động này mang lại để qua đó giúp cho Phật tử hiểu rõ thế nào là niềm tin chân chính, tự tạo cho mình một phong cách trang nghiêm trong sinh hoạt tín ngưỡng, từng bước xa rời các hoạt động mê tín, dị đoan và hủ tục, tích cực góp phần phát huy sự trong sáng tích cực của nền giáo lý đạo Phật.
5.5. Lễ Quy y Tam bảo, Lễ chúc thọ.
- Kính mừng Đức Pháp chủ GHPGVN – Trưởng lão HT. Thích Phổ Tuệ tròn 100 tuổi, Trung ương GHPGVNcùng Tổ đình Viên Minh tổ chức trang nghiêm Lễ Khánh tuế Đức Pháp chủ với sự tham dự của Chư Tôn đức giáo phẩm Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự, Ban Viện Trung ương, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh thành, Tăng Ni, đồng bào Phật tử và quý quan khách.
- Để tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào các tỉnh, thành phố, nhất là đồng bào các dân tộc có điều kiện nâng cao phẩm chất đạo đức, xây dựng gia đình hạnh phúc an vui, góp phần xây dựng Đạo pháp, dân tộc và trị an xã hội, Ban Nghi lễ đã phối hợp với Ban Hoằng pháp, Ban Hướng dẫn Phật tử và các Tự viện tổ chức Lễ Quy Y Tam bảo cho các giới tử có nguyện vọng muốn trở thành người đệ tử chính thức của Tam bảo, trực tiếp tham gia sinh hoạt tu học trong lòng GHPGVN.
Trong nhiệm kỳ VII, đã có 131.335 đồng bào Quy y Tam bảo. Cụ thể: Lào Cai (5.068 Phật tử), Lạng Sơn (1874 Phật tử, 668 cháu thiếu niên nhi đồng), Quảng Bình (4.180 Phật tử), Thanh Hóa (10.234 Phật tử), Hòa Bình (4.000 Phật tử), Yên Bái (2.804 Phật tử), Phú Thọ (70.260 Phật tử), Hà Nội (3.100 Phật tử), Thái Bình (500 Phật tử), Vĩnh Phúc (1.050 Phật tử), Hà Giang (3.000 Phật tử), Bắc Ninh (890 Phật tử), Bắc Giang (900 Phật tử), Hải Dương (750 Phật tử), Hưng Yên (700 Phật tử), Hà Tĩnh (4.541 Phật tử), Quảng Ninh (6.200 Phật tử), Thái Nguyên (10.000 Phật tử, 3.000 sinhh viên), Tuyên Quang (1.050 Phật tử), Cao Bằng (1.695 Phật tử), Ninh Bình (1.950 Phật tử), Hà Nam (800 Phật tử), Nghệ An (1.300 Phật tử), Nam Định (5.000 Phật tử), Yên Bái (900 Phật tử), Bắc Kạn (230 Phật tử), Kiên Giang (821 Phật tử), Thừa Thiên Huế (2.100 Phật tử), Long An (4.150 Phật tử); Ninh Thuận (2.000 Phật tử dân tộc), Đak Lak (1.750 Phật tử dân tộc.) v.v... Ngoài ra, tại các Tự viện, vào những ngày lễ lớn của Phật giáo đều tổ chức cho đồng bào địa phương được Quy y Tam bảo. 
- Hằng năm vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch, tại chùa Thành, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lạng Sơn và Đạo tràng chùa Thành tổ chức Lễ chúc thọ cho Phật tử tuổi chẵn như 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 và từ 100 tuổi trở lên.
Chương trình Lễ chúc thọ tập thể cho các cụ ông cụ bà ngày càng được nhiều tự viện tổ chức. Lễ chúc thọ tập thể này đã thực sự trở thành ngày hội không những đối với các Phật tử mà còn là ngày hội của những người con, người cháu của các Cụ. Vì đây là dịp để con cháu các Cụ bày tỏ lòng hiếu kính đối với cha mẹ, ông bà của mình. Lễ chúc thọ được diễn ra trong không khí trang nghiêm, ấm áp nghĩa tình, đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người khi thực hiện lời Phật dạy: "Phụ mẫu tại đường, như Phật tại thế”.
5.6. Các công tác liên quan đến Nghi lễ.
Ban Nghi lễ Trung ương và Ban Nghi lễ Phật giáo các tỉnh, thành đã tham gia công tác tổ chức và giảng dạy nghi lễ tại các Trường hạ; công tác tổ chức Đại Giới đàn do Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành tổ chức; cử hành nghi thức các buổi lễ của Giáo hội tại Trung ương và địa phương. 
6. Công tác Văn hoá.
 Với tinh thần phát huy nền văn hoá nhân bản, đạo đức và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo Việt Nam, Ban Văn hóa Trung ương đã thực hiện thành công các mặt công tác như sau:
6.1. Triển khai Đề án Sắc phục, Kiến trúc, Ngôn ngữ, Di sản Phật giáo.
Được sự phê duyệt, chấp thuận của Trung ương Giáo hội, Ban Văn hóa Trung ương đã từng bước triển khai 04 đề án gồm: (1) Sắc phục, (2) Kiến trúc, (3) Ngôn ngữ, (4) Di sản Phật giáo. Ban Văn hóa đã tổ chức đi khảo sát thực tế tại một số địa phương, trao đổi với các hệ phái nhằm đi đến hiện thực hóa các nội dung của đề án.
Qua đó, Ban Văn hóa Trung ương đã tổHội thảo "Văn hóa Phật giáo Việt Nam – Thống nhất trong đa dạng” tổ chức vào 2-3/7/2016 tại chùa Yên Phú, Hà Nội; Tổ chức tọa đàm chuyên đề với các cơ quan chuyên môn: Viện Bảo tồn di tích, Viện ngôn ngữ học, Hội kiến trúc sư, Hiệp hội Dệt may... nhằm thực hiện đề án.
6.2. Thăm viếng, Hội thảo, Tọa đàm.
- Tổ chức đoàn thăm viếng, làm việc với Ban Trị sự, Ban Văn hóa Phật giáo các tỉnh thành trong toàn quốc.
- Phối hợp cùng Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán tổ chức tọa đàm giới thiệu bộ Từ điển Phật học Tuệ Quang Việt-Hán-Phạn-Anh do tác giả Nguyên Hiển - Trần Tiễn Huyến chủ biên; Tọa đàm khoa học giới thiệu công trình nghiên cứu tỷ giảo lần đầu tiên công bố của Giáo sư – Tiến sĩ Hồng Dương Nguyễn Văn Hai, về tư tưởng Phật giáo và triết học phương Tây hiện đại qua tác phẩm: "Tư tưởng Phật giáo trong Triết học Gilles Deleuze”;
- Hội thảo khoa học chủ đề "Sinh hoạt tôn giáo trong các cộng đồng dân tộc vùng cao miền núi Tây Bắc” tại tỉnh Điện Biên;
- Hội Di sản Văn hóa Việt Nam phối hợp với Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bắc Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội thảo khoa học: "Đệ nhị Tổ Thiền Phái Trúc Lâm Pháp Loa với việc kế thừa và phát triển di sản văn hóa Thiền Phái Trúc Lâm” nhân kỷ niệm 687 năm ngày Tổ sư Pháp Loa viên tịch (1330 – 2017) tại Di tích lịch sử Quốc gia Đặc biệt - Chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang.
6.3. Lễ hội Văn hóa Phật giáo.
Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng 35 năm ngày thành lập GHPGVN, Ban Văn hóa đã tổ chức triển lãm Đặc trưng văn hóa Phật giáo Việt Nam, triển lãm thành tựu 35 năm GHPGVN tại chùa Yên Phú, Hà Nội, và tại TP.HCM.
Ban Văn hóa cũng đã chủ động phối hợp với các BTS, Ban Văn hóa các tỉnh, thành phố tổ chức các lễ hội văn hóa Phật giáo rất thành công tại nhiều tỉnh, thành như: Lễ hội chùa Bái Đính, Ninh Bình (6/Giêng); Quảng Ninh, khai hội Xuân Ngọa Vân-Đông Triều (9/Giêng); Hà Nội khai hội chùa Hương; Bắc Ninh lễ hội Khán hoa Mẫu đơn Phật Tích, lễ hội quan họ chùa Lim truyền thống; Lễ hội Hoa Ban tại Điện Biên với nhiều hoạt động: cầu siêu các AHLS, cầu nguyện quốc thái dân an, giảng pháp, rước kiệu từ nghĩa trang Độc Lập và nghĩa trang Tông Khao về chùa Linh Quang và công chiếu vở cải lương "Vua Phật"; Lễ hội Mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc tỉnh Hải Dương, lễ tưởng niệm 683 năm ngày viên tịch của Đệ tam Tổ Huyên Quang Tôn Giả (1334 - 2017) và lễ khánh thành Tòa Cửu Phẩm Liên HoaLễ dâng hương tưởng niệm 687 năm ngày viên tịch của Thiền sư Pháp Loa, Đệ nhị Tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, công bố quyết định bảo vật quốc gia "Thanh Mai Viên Thông Pháp Bi” v.v…
Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức lễ đón nhận Huân chương Đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch nước truy tặng cho cố Đại lão HT.Thích Thanh Bản, nguyên trụ trì chùa An Thái và tưởng niệm 55 năm ngày Đại lão Hòa thượng viên tịch; Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà tỉnh Bắc Giangvà Bằng công nhận Lễ hội chùa Bổ Đà là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
6.3. Biên soạn, Sưu tập, tài liệu, xuất bản ấn phẩm văn hóa Phật giáo.
+ Ban Văn hóa Trung ương đã xuất bản trên 200 đầu Kinh sách, các tác phẩm, tuyển tập nghiên cứu của Tăng Ni và nhiều tác giả khác.
+ Tổ in ấn và phát hành Kinh sách Thành hội Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh đã in và phát hành nhiều ấn phẩm văn hóa Phật giáo có giá trị truyền bá Chánh pháp.
+ Đã có 17 đơn vị Tỉnh, Thành hội Phật giáo đã tiến hành biên soạn hoàn tất quyển "Lược sử Phật giáo và các ngôi chùa trong tỉnh” như: Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương, Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Long An, Đak Lak, Đồng Tháp; nhiều tỉnh đang tiến hành biên soạn lược sử Phật giáo địa phương.
            + Ban Biên soạn Bộ "Trí Tịnh toàn tập” đã tổ chức lễ giới thiệu công trình phần 1 trong 4 phần (Kinh, Luật, Luận và Tạp văn) của Hòa thượng Thích Trí Tịnh – Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
            6.3. Tạp chí, Nội san Phật giáo, Báo điện tử.
- Tạp chí Văn hóa Phật giáo, Tạp chí Nghiên cứu Phật học của Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Phật học Khuông Việt của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội; Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy; Ấn phẩm Văn hóa Phật giáo của Ban Văn hóa Trung ương, Đặc san Hoa Đàm tiếng nói của Nữ giới Phật giáo Việt Nam được xuất bản theo định kỳ.
- Báo Giác Ngộ là cơ quan ngôn luận của Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh nhưng được xem là tờ báo chủ quản đăng tải tất cả tin tức, các hoạt động Phật sự của Giáo hội và Phật giáo các tỉnh, thành trong cả nước. 
- Các tập Nội san như Nội san Hoằng pháp (Ban Hoằng pháp GHPGVN Tp. Hà Nội), Nội san Hoa từ (Ninh Thuận), Nội san Hoa Từ (Tp. Đà Nẵng), Hương sen (Bình Dương), Hương Từ Bi (Đak Nông), Hương Từ Bi (Kiên Giang) Nội san Vô Ưu (Đak Lak), Nội san Quảng Đức (Khánh Hòa), Đuốc sen (Tịnh xá Trung Tâm, quận Bình Thạnh), Nội san chùa Hòa Khánh (Q. Bình Thạnh), chùa Phổ Quang (Q. Phú Nhuận), Phật học Từ Quang (Chùa Xá Lợi), Nội san Trung tâm Liễu Quán (Thừa Thiên Huế), Tập san Đạo Phật ngày nay, Du lịch Tâm linh v.v… được xuất bản định kỳ, mỗi năm 3 số vào dịp Lễ Phật đản, Vu lan và Phật Thành đạo đã đăng tải những nội dung giáo lý Phật giáo và tình hình sinh hoạt Phật sự tại địa phương.
- Trang báo điện tử của Trung ương GHPGVN, Giác ngộ online, Ban Hoằng pháp Trung ương, Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương, Ban Thông tin Truyền thông, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Trung tâm Liễu Quán (Thừa Thiên Huế), Ban Trị sự GHPGVN Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Kiên Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên, Đà Nẵng, Đak Lak, Đak Nông, Quảng Trị, Thanh Hóa, Nam Định, Lạng Sơn, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Phật giáo Nguyên Thủy, Phật giáo Nam tông Khmer, Khất sĩ, Đạo Phật Ngày nay, Phật tử Việt Nam, Phân ban Ni giới Trung ương… đăng tải những tin tức, hoạt động Phật sự của Giáo hội và địa phương, số lượt người truy cập trang web ngày càng tăng. Đặc biệt, Ban Văn hóa đã thành lập và đưa vào hoạt động trang tin vanhoaphatgiaovietnam.net.
6.4. Triển lãm, văn nghệ và các phong trào văn hóa, xã hội.
Ban Văn hóa Trung ương, Ban Văn hóa các tỉnh, thành đã phối hợp tổ chức triển lãm những hình ảnh hoạt động Phật sự chuyên ngành với nội dung phong phú, thể hiện quá trình hình thành và phát triển Phật giáo của từng địa phương, trưng bày các cổ vật, pháp khí Phật giáo; chương trình văn nghệ phục vụ quần chúng Tăng Ni, Phật tử vào những ngày lễ lớn của Phật giáo như Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc, Đại hội Phật giáo các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Đại hội Phật giáo các tỉnh thành, Đại lễ Phật đản, Đại lễ Vu lan Báo hiếu, các cuộc hội thảo v.v… đã tạo thành phong trào văn nghệ quần chúng một cách rộng rãi mang tính nhân bản và đạo đức Phật giáo; kết hợp với Báo Giác Ngộ đã tổ chức Hội thi nhiếp ảnh, hội thi sáng tác thơ, văn, truyện, ký v.v… nhân Đại lễ Kỷ niệm 35 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam được đông đảo Tăng Ni, Phật tử, sinh viên, học sinh, học giả, nhà nghiên cứu tham gia.
Các lễ hội lớn mang tính tôn giáo như Lễ hội Quan Âm ở Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bạc Liêu, Bình Dương; Lễ hội Yên Tử tại chùa Trình, khu di tích lịch sử Yên Tử Quảng Ninh, Lễ hội chùa Thầy, chùa Tây Phương, chùa Trăm Gian, chùa Đậu ở Hà Nội,… được địa phương tổ chức trọng thể, với nhiều chương trình mang đậm dấu ấn tâm linh và truyền thống văn hóa dân tộc, văn hóa Phật giáo.
Lễ hội văn hóa Khmer của đồng bào dân tộc vùng đồng bằng sông Cửu Long như: Lễ hội Chôl Chnăm Thmây, Dolta, Óck Ombok, v..v... tại các chùa Phật giáo Nam tông Khmer đều tổ chức biểu diễn 03 loại hình văn hóa Phật giáo dân tộc như Đua Ghe Ngo, Trống Sa Dăm và Nhạc Ngũ Âm, vừa bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, vừa góp phần làm phong phú món ăn tinh thần cho quần chúng nhân dân trong tỉnh. Đặc biệt, ngày Rằm tháng Giêng, các chùa Phật giáo Nam tông khmer và đồng bào Khmer tổ chức trọng thể kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói kinh Di Giáo, đây là một ngày lễ quan trọng đối với Phật giáo Nam truyền; tổ chức Lễ xuất gia truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer là tu trả hiếu vẫn được đồng bào dân tộc duy trì. 
Vào những ngày Lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc và Phật giáo Nam tông Khmer, Đảng và Nhà nước, Ban Tôn giáo Chính phủ, Chính quyền các cấp cũng như Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh thành có Phật giáo Khmer sinh hoạt đã đến thăm viếng, chúc mừng và tham dự Lễ hội cùng với quý sư sãi và đồng bào dân tộc. Nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tại một số chùa đã được chính quyền địa phương hỗ trợ ghe ngo, dàn nhạc ngũ âm, trống Sa dăm và thành lập các đội múa truyền thống phục vụ cho các lễ hội.
6.5. Công tác bảo tồn, trùng tu cơ sở Phật giáo.
Được sự giúp đỡ của các cơ quan Trung ương và địa phương có liên quan, trong thời gian qua các cơ sở của Giáo hội từ các Tự viện, Tổ đình, Tịnh xá, Tịnh thất, Niệm Phật đường, trụ sở Văn phòng Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh thành, các cơ sở Học viện Phật giáo Việt Nam, cơ sở Trường Trung cấp Phật học hầu hết được trùng tu hoặc xây mới, góp phần trang nghiêm hàng ngàn cơ sở, danh lam cổ tự trong cả nước. Trong phạm vi có hạn của bản báo cáo, chỉ nêu phần thống kê số lượng Tự viện thực hiện công tác trùng tu:
- Khánh thành Trụ sở - Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Bình (Chùa Đại Giác), chùa Cảm Sơn (Hà Tĩnh), Trung tâm Phật giáo tỉnh Nam Định Trúc Lâm Thiên Trường, Chùa Huệ Chiếu (Kom Tum), chùa Viên Minh (Bến Tre), chùa Thiên Châu (Long An) chùa Tỉnh hội (Trụ sở mới tỉnh Đồng Nai), Khánh thành Trụ sở Văn phòng Ban Trị sự Tp. Cần Thơ, Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lai Châu, .v.v...
- Khánh thành chùa chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc; Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (Cần Thơ); Thiền viện Trúc Lâm Thanh Nguyên (Bình Dương); Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác (Tiền Giang); Trúc Lâm Tà Lùng (Cao Bằng); chùa Phnô Ta Niêu (Sóc Trăng); chùa An Vinh, chùa Hang (Tuyên Quang); chùa Đại Lộc (Ấn Độ); chùa Ba Vàng (Quảng Ninh); Trung tâm Phật giáo tỉnh Nam Định – Trúc Lâm Thiên đường giai đoạn 1; chùa Pháp Minh (Long An); chùa Đại Tuệ (Nghệ An); chùa Khánh Quang (Thanh Hóa); chùa Nhật Chiêu (Vĩnh Phúc); chùa Tân Thanh (Lạng Sơn); khánh thành ngôi Liên Hoa Bảo Tháp chùa Linh Ứng tỉnh Nam Định; khánh thành giai đoạn 1 và tiếp tục xây dựng các hạng mục cơ sở II tại xã Lê Minh Xuân của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh; khánh thành các công trình xây dựng Việt Nam Quốc Tự - Trung tâm hành chánh văn hóa tâm linh mới của Tp. Hồ Chí Minh v.v...
- Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (Vĩnh Phúc) xây tượng Phật cao 49 mét, trị giá 300 tỷ; Nam Định hoàn thành công trình Pho tượng Đức Phật Thích Ca thuyết pháp nặng 150 tấn đồng, trị giá gần 80 tỷ đồng do Công ty Nam Cường hỷ cúng ; Ban Trị sự tỉnh Thái Nguyên phối hợp với UBND tỉnh tạc tượng Quốc Tổ Lạc Long Quân và Quốc Mẫu Âu Cơ bằng đồng tại chùa Phù Liễn; Lễ an vị tượng vua Lê Thánh Tông nặng 3,5 tấn đồng và nội thất thờ tự tại Trung tâm Văn hóa Núi Bài Thơ, Hạ Long.
Ngoài ra, nhiều công trình đang trùng tu xây dựngnhư: chùa Quỳnh Lâm, Đền Thái Miếu; chùa Ngọa Vân – Di tích nhập Niết bàn của Phật hoàng Trần Nhân Tông; khu di tích nhà Trần (Đông Triều), triển khai các dự án tại khu di tích danh thắng Yên tử; xây dựng Trung tâm văn hóa Tâm linh Tây Yên Tử; Chánh điện, cổng Tam quan, Tăng đường, nhà khách của nhiều cơ sở tự viện đang được trùng tu xây dựng. Các công trình xây dựng chùa cảnh Phật giáo Nam tông Khmer khi thực hiện đều đảm bảo được nét kiến trúc đặc thù văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc khmer.
Với nhận thức chùa là cơ sở, là kho tàng di sản vô giá, là văn hóa vật thể của Giáo hội và của dân tộc, là môi trường rèn luyện đạo đức cá nhân, là giá trị nghiên cứu khoa học và giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước rất sâu sắc nên các vị trụ trì cùng Tăng Ni, Phật tử các cơ sở Tự viện đã nỗ lực trùng tu, giữ gìn ngôi Tam bảo, do vậy kinh phí trùng tu các tự viện trung bình từ vài trăm triệu đến vài chục tỷ đồng. Trong phong trào xây dựng chùa cảnh tinh tiến, nhiều cơ sở thờ tự tại các địa phương đã đạt tiêu chuẩn thờ tự văn minh.
6.7. Xác lập kỷ lục Phật giáo, Công nhận di tích lịch sử.
Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương đón nhận xác lập kỷ lục Tượng Phật Nhập Niết bàn bằng đá Saphir chùa Hội An đạt kỷ lục lớn nhất Việt Nam do Hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam công nhận; Tượng Phật Nhập Niết bàn nằm trên mái chùa dài nhất Châu Á, do Tổ chức xác lập kỷ lục Châu Á tại Ấn Độ xác lập; Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh đón nhận bằng công nhận Khu di tích Quốc gia đặc biệt Yên Tử.
Nhân Lễ Bế mạc Đại lễ Vesak 2014, ngày 10/5/2014 tại Trung tâm Hội nghị Phật giáo chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình, Trung tâm xác lập Kỷ lục Việt Nam đã xác lập 6 kỷ lục gồm: Đại lễ cầu hòa bình cho thế giới - Quốc thái dân an lớn nhất; Bức tranh về chủ đề Phật giáo lớn nhất Việt Nam; Hội diễn văn nghệ Phật giáo có quy mô lớn nhất; Lô đèn hoa đăng dâng cúng chư Phật nhiều nhất Việt Nam; Liên hoan phim Phật giáo đầu tiên, chiếu và giao lưu phim Phật giáo có quy mô lớn nhất Việt Nam; Câu đối chào mừng các đoàn đại biểu, Phật tử trong nước và quốc tế về dự Đại lễ Vesak LHQ 2014 lớn nhất.
Tỉnh Nam Định đón nhận 3 kỷ lục do Hội đồng Kỷ lục Quốc gia trao tặng, gồm: Kỷ lục chùa Phúc Lộc, huyện Nghĩa Hưng có "Tháp tôn trí tượng Phật, Bồ tát bằng đồng nhiều nhất Việt Nam; chùa có Bảo Ấn ngọc Phật lớn nhất Việt Nam và chùa có Tháp tôn trí nhiều tượng Phật hóa thân Bồ tát làm bằng đồng nhất”. 
            7. Công tác Kinh tế tài chính.
7.1. Tổ chức.
Với mục đích đẩy mạnh hoạt động của Ban Kinh tế Tài chính, khuyến khích phát triển kinh tế tự túc tại các Tự viện, trong nhiệm kỳ VII, Ban Kinh tế đã thành lập Ban Tư vấn Kinh tế Tài chánh Trung ương, nhằm hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của Ban Kinh tế Tài chánh các cấp Giáo hội; đồng thời mời thêm các vị Cư sĩ, Phật tử, doanh nhân, doanh nghiệp có thiện tâm, kinh nghiệm làm kinh tế tham gia vào các hoạt động của Ban.
Thường trực Ban Kinh tế Tài chánh Trung ương đã tổ chức nhiều chuyến công tác gặp gỡ và làm việc với đại diện các Ban KTTC Phật giáo các tỉnh, thành để nghiên cứu tình hình hoạt động về kinh tế, thực hiện việc hợp tác cung cấp nguồn nguyên liệu tại địa phương, mở các của hàng quản lý, phân phối, hỗ trợ việc tự chủ kinh tế trong các Tự viện.
7.2. Vận động các Tự viện tạo nguồn kinh tế nhà chùa.
Song song với các hoạt động về Đạo pháp, các hoạt động lao động sản xuất, góp phần xây dựng đất nước, thực hiện kinh tế tự túc tại các tự viện cũng đã được Ban Trị sự Phật giáo các địa phương quan tâm. Do đó, hầu hết Tăng Ni tại các cơ sở tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường đã tùy theo khả năng của từng chùa, thế mạnh của từng miền, từng vùng để làm kinh tế thích hợp như trồng hoa màu, cây ăn trái các loại, trồng chè, cà phê, hồ tiêu, bạch đàn, làm bánh kẹo, tương chao, phát hành kinh sách, phát triển du lịch v.v... nhằm ổn định cuộc sống bằng sức lao động của chính mình. Việc tu học của Tăng Ni được kết hợp hài hòa với lao động sản xuất, tạo ra những nhu cầu vật chất tối thiểu trong cuộc sống tu hành.
            7.3. Vận động tài chính, công đức phí cho hoạt động của Giáo hội.
Nhằm ủng hộ công đức phí cho hoạt động của Giáo hội, hàng năm Ban KTTC đều có thông tư kêu gọi Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành, Tăng Ni, Phật tử cúng dường công đức phí cho hoạt động của Giáo hội. Qua đó, Ban Trị sự GHPGVN đã cúng dường công đức phí hằng năm cho Trung ương Giáo hội. Đồng thời, Ban Kinh tế Tài chánh Trung ương đã nhận được sự ủng hộ, đóng góp của các thành viên Ban Kinh tế, nhất là các Cư sĩ là doanh nhân, doanh nghiệp cho các hoạt động của GHPGVN.
Ban Kinh tế tài chính đã nỗ lực vận động tài chính cúng dường hoạt động phí cho 02 Văn phòng Trung ương Giáo hội và các Ban, Viện, Phân ban Ni giới Trung ương, ủng hộ kinh phí trùng tu cơ sở Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Tp. Cần Thơ v.v...; Ủng hộ công đức công tác hậu cần cho Đại lễ Vesak năm 2014 tại Bái Đính – Ninh Bình và Đại lễ Kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN; các Đại lễ cầu siêu do Trung ương Giáo hội phối hợp với Bộ ngành Trung ương và địa phương tổ chức.  
Nhìn chung, hoạt động kinh tế tài chính của Giáo hội trong nhiệm kỳ VII so với nhiều nhiệm kỳ trước đó đã có những bước phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động cũng gặp không ít khó khăn, nhất là về mặt kinh phí hỗ trợ các hoạt động Phật sự của Trung ương Giáo hội và địa phương.
            7.4. Về thu chi tài chính: có báo cáo chuyên đề.
8. Công tác Từ thiện xã hội .
Công tác từ thiện xã hội là những hoạt động Phật sự đạo đức mang tính tích cực và trong sáng, thể hiện tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật, là một trong những công tác trọng tâm của Giáo hội. Vì thế, các công tác liên quan đến từ thiện xã hội đều được Giáo hội quan tâm sâu sắc, chỉ đạo thực hiện một số công tác trọng tâm như sau:
8.1. Tham dự, tổ chức Hội thảo, hội nghị chuyên ngành TTXH.
Tham dự Hội nghị tập huấn về phòng, chống và giảm thiểu kỳ thị đối với những người bị nhiễm/ảnh hưởng bởi HIV và AIDS; và Hội nghị các tôn giáo đóng góp ý kiến vào dự thảo Chương trình hành động phát huy vai trò của các Tôn giáo Việt Nam trong phòng, chống HIV và AIDS, do Ủy ban Trung ương MTTQVN tổ chức.
Tham dự Hội nghị toàn quốc biểu dương phát huy vai trò các tôn giáo tham gia phát triển hoạt động bảo trợ xã hội và dạy nghề tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh.
Ngày 14.06.2017 Hội đồng Trị sự, Ban Từ thiện Xã hội TƯ, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang kết hợp với Ủy ban Trung ương MTTQVN và Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội khai mạc hội thảo, chủ đề "Phát huy vai trò Phật giáo tham gia xã hội hóa công tác xã hội, từ thiện” tại hội trường Chùa Phật Quang, Tp. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
8.2. Ban hành thông bạch vận động cứu trợ đồng bào bị thiên tai.
Trước thảm họa thiên tai, bão lũ, lũ ống, lũ quét, hạn hán xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường biển, thông qua Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Ban Từ thiện Xã hội Trung ương đã có thông báo, thông bạch, công văn vận động tài chánh, phẩm vật cứu trợ, động viên tinh thần, ổn định đời sống cho ngư dân các vùng bị ảnh hưởng hiện tượng hải sản chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung tiếp tục ra khởi bám biển; cứu trợ khẩn cấp đồng bào bị thiên tai, lũ lụt tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung, Tây nguyên và đồng bào các tỉnh miền Tây Nam bộ bị ảnh hưởng đang gặp nhiều khó khăn, sớm khắc phục hậu quả và ổn định cuộc sống.  
Đặc biệt, trong tinh thần từ bi của Đạo Phật và truyền thống tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam, nhất là tình hữu nghị của hai quốc gia và Giáo hội hai nước Việt Nam – Nepal, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN, Ban Từ thiện Xã hội Trung ương GHPGVN đề nghị Quý Ban, Viện Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành, chư Tôn đức Tăng Ni trụ trì các Tự viện và Phật tử hoan hỷ đóng góp tài chánh để chia sẻ một phần những mất mát và đau thương mà nhân dân Nepal đang phải gánh chịu trong một trận động đất mạnh 7,8 độ Richter đã xảy ra trưa hôm 25 tháng 4 năm năm 2015 đã tạo nên một thảm họa thiên tai đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại to lớn về người và tài sản đối với đất nước và nhân dân Nepal.
8.3. Hệ thống Tuệ Tĩnh Đường, Phòng chẩn trị Y học dân tộc, phòng khám Đông, Tây y.
Hiện nay, trong toàn Giáo hội có 165 Tuệ Tĩnh đường, và hàng trăm phòng chẩn trị y học dân tộc, châm cứu, bấm huyệt, vật lý trị liệu, khám và phát thuốc nam, thuốc bắc; có trên 10 phòng khám Tây y, Đông - Tây y kết hợp đã khám và phát thuốc từ thiện cho hàng trăm ngàn lượt bệnh nhân, với kinh phí lên đến hàng chục tỷ đồng.
8.4. Các Trường lớp, nhà dưỡng lão, cơ sở nuôi trẻ mồ côi.
- Lớp học tình thương: Trong phạm vi cả nước có trên 1.000 lớp học tình thương.
- Trường Bồ Đề Phương Duy (Long An) 256 học sinh; xây mới 03 Trường mẫu giáo (02 Trường huyện Nậm Bồ - Điện Biên và 01 Trường tại Quảng Ninh).
- 64 Cơ sở nuôi dạy trẻ mẫu giáo bán trú, trẻ mồ côi, khuyết tật đã có pháp nhân, được cơ quan chức năng cấp phép thành lập như: Hà Nội (Chùa Bồ Đề 60 em, chùa Pháp Vân 40 em); Bắc Ninh (Chùa Phật Tích 80 em); Quảng Ninh (Chùa Phúc Nghiêm, chùa Giữa Đồng 20 em); Bắc Giang (Chùa Hoàng Mai, chùa Song Khê 10 em); Quảng Trị (Mái ấm Sen hồng 50 em); Thừa Thiên Huế (Trường Mần non Diệu Đế, Quảng Tế, Phước Vân, Diệu Viên, Hoa Nghiêm, Hồng Đức, Ngự Bình, Diệu Nghiêm, Phú Lộc: 1.500 cháu; chùa Đức Sơn và Ưu Đàm: 200 cháu); Gia Lai (Trường Mần non Oanh Vũ 30 em, chùa Bửu Châu 30 em); Đak Lak (Chùa Bửu Thắng 180 em); Bạc Liêu (Chùa Phước Long 30 em); Kiên Giang (Trung tâm Từ thiện Phật Quang 120 em, Trường Nhân Ái Phật Quang 92 em); Tiền Giang (Chùa Tịnh Nghiêm 70); Tây Ninh (Chùa Cẩm Phong 90 em); Bà Rịa – Vũng Tàu (Chùa Hộ Pháp 20 em, Hồng Quang 21 em, Từ Ân 26 em, Tịnh xá Ngọc Đức 10 em, Bồng Lai 100 em); Bình Dương (Trường nuôi dạy trẻ chùa Bồ Đề 200 em, Trung tâm Thiện Tâm Viên Đức (chùa Long Khánh) 40 em; Tp. Hồ Chí Minh (Chùa Pháp Võ 70 em, chùa Kỳ Quang II 236 em, chùa Giác Tâm 150 em, chùa Diệu Giác, chùa Long Hoa 110 em, Mái ấm Thiện Duyên 125 em); Bình Thuận (Trường Mẫu giáo Tánh Linh); Bình Định (Niệm Phật đường Mỹ Hóa 60 em, Tịnh xá Ngọc Định 30 em); Vĩnh Long (Mái ấm Long Thành, Trung tâm Suối nguồn Tình thương) v.v…
- Trên 20 cở sở nhà dưỡng lão, nuôi dưỡng trên 1000 cụ già. Tại Tp. Hồ Chí Minh, có các nhà dưỡng lão thuộc các chùa Pháp Quang, Pháp Lâm quận 8, chùa Kỳ Quang 2 quận Gò Vấp, chùa Diệu Pháp quận Bình Thạnh, chùa Hoằng Pháp huyện Hóc Môn… nuôi dưỡng trên 500 cụ già; Thừa Thiên Huế có nhà dưỡng lão Tịnh Đức (60 cụ), Diệu Viên (25 cụ), chùa Bồ Đề … nuôi dưỡng gần 100 cụ già; Trà Vinh, chùa Liên Bửu 45 cụ già, chùa Long Hòa 18 cụ già; chùa Hồng Phúc Tp.Bắc Giang, chùa Từ Phước (Tây Ninh) phụng dưỡng một số người già cô đơn.
- Để có cuộc sống ổn định về vật chất, một số Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành  đã tổ chức nhiều Trường, Lớp dạy nghề miễn phí cho con em gia đình Phật tử, gia đình lao động nghèo, người khuyết tật. Hiện có khoảng 10 Trường dạy nghề miễn phí gồm các nghề may, thuê, đan, điện gia dụng, tin học vi tính văn phòng và ngoại ngữ, mộc mỹ nghệ, sửa xe, hớt tóc v.v… như Trường dạy nghề tại các tỉnh Thừa Thiên Huế Trường dạy nghề ở chùa Long Thọ và Tây Linh, chùa Long Phước, Long Thành (Long An), Quảng Trị, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Trường dạy nghề điêu khắc gỗ chùa KomPong Chrây (còn gọi là chùa Hang, Trà Vinh) v.v… đã đào tạo và giới thiệu cho hàng ngàn học viên có được việc làm ổn định.
8.5. Tham gia phong trào phòng chống HIV/AIDS.
Cơ sở chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại một số Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo đã thành lập văn phòng tư vấn, cơ sở chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS như Tp. Hồ Chí Minh có Chùa Kỳ Quang quận Gò Vấp, chùa Diệu Giác quận 2; Tp. Hà Nội có chùa Pháp Vân, chùa Hiển Quang, chùa Thanh Am; Tp. Hải Phòng có chùa Bảo Quang; Tp. Đà Nẵng có chùa Quang Minh, quận Liên Chiểu; Thừa Thiên Huế tổ chức lớp dạy châm cứu, 02 lớp dưỡng sinh cho nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân HIV tại chùa Hải Đức; mở phòng tư vấn sức khoẻ, tổ chức nhiều khóa tập huấn cho Tăng Ni, Phật tử, tham gia những cuộc hội thảo, hội nghị, tham quan học tập phòng chống HIV/AIDS ở trong nước và nước ngoài… 
8.6. Công tác cứu trợ.
Bằng tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật và đạo lý Dân tộc Việt Nam "lá lành đùm lá rách, một miếng khi đói bằng một gói khi no”, dưới sự chỉ đạo của Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành và Tăng Ni, Phật tử cả nước đã nỗ lực vận động tài chính, phẩm vật, cứu trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt các tỉnh miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bào nghèo, đồng bào vùng dân tộc, vùng sâu vùng xa ...; hỗ trợ 22.028 ca phẩu thuật đục thủy tinh thể, hàng chục ca mổ tim, hàng ngàn căn nhà tình nghĩa, tình thương, nhà đại đoàn kết; 30 Lớp học tình thương, 03 Trường Mẫu giáo, ủng hộ và nuôi dưỡng trên 100 bà Mẹ Việt Nam anh hùng, tặng 3109 thẻ bảo hiểm y tế, xây 253 cây cầu bê tông, đổ 27.000m đường xi măng, 370 chiếc xuồng, khoan 150 cái giếng nước sạch, tặng 1.500 xe lăn, xe lắc, xe trợ đi, 2000 xe đạp, 180 bộ máy vi tính cho học sinh; hàng trăm ngàn tấn gạo, trợ cấp học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo hiếu học, nuôi cô nhi, trẻ khuyết tật, khiếm thị, cụ già neo đơn, trợ cấp lương giáo viên các lớp học tình thương v.v…
Qua đó, trong nhiệm kỳ VII (2012 - 2017) công tác TTXH đạt kết quả như sau:
1.      Ban Tự thiện xã hội Trung ương......................................... 105.260.930.000đ
2.      Phân ban cứu trợ (Hệ phái Khất sĩ) .....................................  85.776.000.000đ
3.      Phân ban cứu trợ (Phật giáo Nam tông Khmer).................. 58.283.281.000đ
4.      Phân ban Phật giáo Người Hoa ............................................  20.000.000.000đ
5.      Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương.................................... 23.907.799.000đ
6.      Phân ban đặc Trách Ni giới TW và các tỉnh, thành … 1.074.519.911.000đ
7.      Ban Trị sự GHPGVN Tp. Hồ Chí Minh ........................  1.471.311.213.000đ
8.      Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang .............................  334.719.949.000đ
9.      Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ................  302.230.668.000đ
10. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Sóc Trăng ...............................  299.229.374.000đ
11. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang............................... 216.064.014.000đ
12. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An ..................................  240.732.848.000đ
13. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai................................. 225.527.541.000đ
14. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Trà Vinh .................................  181.410.470.000đ
15. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bến Tre ...................................  151.435.611.000đ
16. Ban Trị sự GHPGVN Tp. Đà Nẵng ...................................  117.000.000.000đ
17. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương ............................  115.550.042.000đ
18. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh An Giang................................. 112.875.737.000đ
19. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu ..................................  106.019.728.000đ
20. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế ...................... 105.709.751.000đ
21. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Long ..............................  105.689.978.000đ
22. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lâm Đồng ...............................  105.453.913.000đ
23. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Tây Ninh .................................  104.765.480.000đ
24. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Thuận .............................  103.024.984.000đ
25. Ban Trị sự GHPGVN Tp. Cần Thơ .....................................  93.727.994.000đ
26. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Tháp ................................  80.262.000.000đ
27. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Cà Mau ......................................  70.000.000.000đ
28. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa ................................  65.000.000.000đ
29. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đak Lak ....................................  64.211.178.000đ
30. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Phước ...............................  62.550.396.000đ
31. Ban Trị sự GHPGVN Tp. Hà Nội ........................................  62.167.000.000đ
32. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Hà Tĩnh .....................................  55.670.000.000đ
33. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nam Định .................................  50.000.000.000đ
34. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc ................................  40.000.000.000 đ
35. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Ninh Thuận ...............................  40.000.000.000đ
36. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Bình ..............................  35.000.000.000đ
37. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa ................................  33.081.565.000đ
38. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thái Nguyên .............................  30.000.000.000đ
39. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Kon Tum ...................................  27.500.000.000đ
40. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Hậu Giang .................................  25.648.650.000đ
41. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An ....................................  25.000.000.000đ
42. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bắc Ninh.................................... 21.000.000.000đ
43. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh ..............................  20.000.000.000đ
44. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Ninh Bình .................................  20.000.000.000đ
45. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Hải Dương................................. 18.700.000.000đ
46. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Yên Bái .....................................  16.000.500.000đ
47. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Hà Giang ...................................  15.048.000.000đ
48. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Điện Biên ..................................  13.338.000.000đ
49. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Gia Lai ......................................  12.500.000.000đ
50. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Hưng Yên .................................  10.000.000.000đ
51. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Cao Bằng ..................................  10.000.000.000đ
52. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bắc Giang .................................  10.000.000.000đ
53. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lào Cai ........................................  9.350.000.000đ
54. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Phú Thọ .......................................  7.100.000.000đ
55. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lạng Sơn .....................................  7.000.000.000đ
56. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định ……………………  6.100.000.000đ
57. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thái Bình ....................................  5.000.000.000đ
58. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Hòa Bình .....................................  1.817.000.000đ
59. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bắc Kạn........................................ 3.000.000.000đ
60. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lai Châu........................................ 1.500.000.000đ
61. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Tuyên Quang, Hà Nam (Không có số liệu)
Tổng cộng công tác cứu trợ trong nhiệm kỳ VII là6.838.199.841.000đ (Sáu ngàn tám trăm ba mươi tám tỷ một trăm chín mươi chín triệu tám trăm bốn mươi mốt ngàn đồng).
Trong đó, Tp. Hồ Chí Minh 1.471 tỷ, Kiên Giang 335 tỷ, Sóc Trăng 229 tỷ; Bà Rịa – Vũng Tàu 302 tỷ, Tiền Giang 216 tỷ, Long An 240 tỷ, Đồng Nai 225 tỷ; Trà Vinh 181 tỷ, Bến Tre 151 tỷ, Đà Nẵng 117 tỷ, Bình Dương 115 tỷ, An Giang 112 tỷ, Bạc Liêu, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Long, Lâm Đồng, Tây Ninh, Bình Thuận 105 tỷ; các đơn vị có số từ thiện tử 50 tỷ đến 100 tỷ gồm các tỉnh: Tp. Cần Thơ, Đồng Tháp, Cà Mau, Khánh Hòa, Đak Lak, Bình Phước, Hà Nội, Hà Tĩnh, Nam Định; Các tỉnh từ 10 tỷ đến 50 tỷ: Vĩnh Phúc, Ninh Thuận, Quảng Bình, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Kon Tum, Hậu Giang, Nghệ An, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hải Dương, Yên Bái, Hà Giang, Điện Biên, Gia Lai, Hưng Yên, Cao Bằng, Bắc Giang; các tỉnh đạt dưới 10 tỷ: Lào Cai, Phú Thọ, Lang Sơn, Thái Bình, Hòa Bình, Bắc Kạn, Lai Châu, Tuyên Quang, Hà Nam.   
9. Hoạt động Phật giáo Quốc tế.
Trong xu thế phát triển, đổi mới và hội nhập toàn cầu của đất nước, trong tinh thần hòa bình và hữu nghị, đoàn kết với các nước Phật giáo trên thế giới, để hợp tác hoằng dương chính pháp và góp phần xây dựng, củng cố nền hòa bình cho nhân loại, được sự phân công của Giáo hội, Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương đã hoàn thiện các mặt từ công tác tổ chức, hành chính, củng cố nhân sự, quan hệ ngoại giao, hoạt động Phật sự trong và ngoài nước, phù hợp theo nhu cầu hội nhập và phát triển toàn diện của GHPGVN và đất nước, mang lại nhiều kết quả tốt đẹp.
Giáo hội đã tích cực thể hiện tư cách thành viên của tổ chức ABCP và liên kết thân hữu với Phật giáo Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Myanmar, Mông Cổ, Srilanka, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Pháp, Mỹ, Singapore, Indonesia, và một số vị cao Tăng ở Đài Bắc,... đồng thời đón tiếp và làm việc với rất nhiều phái đoàn Phật giáo, Cơ quan ngoại giao, Đại sứ các nước, các tổ chức Quốc tế đến thăm hữu nghị Việt Nam và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Trụ sở Trung ương Giáo hội – Chùa Quán Sứ Hà Nội, Văn phòng Thường trực tại Tp. Hồ Chí Minh (Thiền viện Quảng Đức) và tại một số Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành.
9.1. Công tác đối nội.
- Tham dự các phiên họp và công tác tổ chức Đại lễ Vesak năm 2014 lần thứ 2 tại chùa Bái Đính - Ninh Bình; tham dự Lễ mitinh chào mừng ngày Phật đản thế giới 08/4 hàng năm tại chùa Quán Sứ, thủ đô Hà Nội.
- Tham dự Hội thảo chuyên đề do Ban Tăng sự, Ban Giáo dục Tăng Ni, Ban Hoằng pháp, Ban Hướng dẫn Phật tử, Ban Văn hóa Trung ương, Ban Pháp chế Trung ương, Viện Nghiêm cứu Phật học Việt Nam tổ chức;
- Tham dự Đại lễ Kỷ niệm và Hội thảo 35 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (07/11/1981 - 07/11/2016); đồng thời quảng bá về các thông tin và hoạt động của GHPGVN trong suốt 35 năm thành lập và phát triển đến với các tổ chức, các nước, các vùng lãnh thổ Phật giáo trong khu vực và thế giới. 
- Tham dự Hội thảo khoa học với chủ đề "Quan hệ giữa Phật giáo Việt Nam với Phật giáo Lào và Phật giáo Campuchia” do Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức tại Hội trường nhà khách T78, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
- Tham dự Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Hội nghị Thường niên Trung ương GHPGVN hằng năm; Hội nghị Sinh hoạt Giáo hội và các công tác khác của Giáo hội như hỗ trợ hoạt động cung nghinh Phật ngọc Hòa bình thế giới tại Quảng Nam.
9.2. Công tác đối ngoại.
a. Tham gia và thành lập tổ chức Phật giáo Quốc tế:
Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tích cực thể hiện tư cách là thành viên sáng lập và là thành viên của các tổ chức Phật giáo quốc tế như:Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới tại thủ đô Colombo, Srilanka; Hội Phật giáo Châu Á vì Hòa Bình (gọi tắt ABCP); thành viên sáng lập Hội Phật giáo Thế giới Truyền bá Chánh pháp; thành viên Hội Đệ tử Như Lai Tối Thượng (Sri-lanka); thành viên Ủy Ban Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc (IOC, Thái Lan); thành viên Ủy ban Đại học và Cao Đẳng Phật giáo Thế giới tại Thái Lan; thành viên Hội Sakyadhita Thế giới; thành viên tổ chức Liên minh Phật giáo Toàn cầu tại Ấn Độ; v..v.
GHPGVN đã và đang liên kết thân hữu với các nước Phật giáo Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Myamar, Mông Cổ, Tích Lan, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc Pháp, vùng lãnh thổ Đài Loan và một số các nước Châu Âu, Tây Âu, Bắc Mỹ, v..v.
GHPGVN đã thành lập và lãnh đạo các Hội Phật tử Việt Nam tại các nước như: Nhật Bản,Đức, Bỉ, Pháp, Cộng hòa Séc, Ucraina, Hungary và Tiệp Khắc, Hàn Quốc v..v.
b. Tiếp đoàn Phật giáo và khách quốc tế:
           Trong 5 năm qua, Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương luôn phối hợp với Trung ương Giáo hội, các Ban ngành/viện Trung ương, Ban Trị sự và Ban Phật giáo Quốc tế tại các Tỉnh/thành đã đón tiếp 18 phái đoàn các Đại sứ quốc tế, Phật giáo bạn và các tổ chức Phật giáo quốc tế viếng thăm như: Lào, Vương quốc Campuchia, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Sri Lanka, Thái Lan, Canada, Bangladesh, Israel, Cuba, Úc, Malaysias, Nhật Bản, Indonesia, Myanmar và tổ chức Liên Hợp quốc…; đón tiếp phái đoàn lãnh đạo cao cấp Hoa Kỳ do Tổng Thống Obama dẫn đầu cùng các thành viên trong phái đoàn đến tham quan và lễ Phật tại chùa Ngọc Hoàng (Phước Hải, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh).
Tiếp đón Đức Tăng Thống Tép Vong (Vua Sãi Vương quốc Campuchia); Ngài Silan An Da (Đức Tăng Thống Phật giáo Myanmar) và Liên Minh Phật giáo Lào; Phái đoàn Phật giáo Ấn Độ do Thượng tọa Mingling Khenchen Rinpoche làm Trưởng đoàn; Phái đoàn Truyền thừa Drukpa Ấn Độ do HT. Gyalwang Drukpa thứ 12 (Trưởng dòng truyền thừa Drukpa) làm Trưởng đoàn;Tăng đoàn Drukpa do Ngài Gyalwang Drukpa (Trưởng dòng truyền thừa Drukpa) làm Trưởng đoàn; Phái đoàn Phật giáo Ấn Độ dòng Drikung Kaguyd do Hòa thượng Sonam Jorfel Rinpoche (Viện trưởng Trung tâm Thiền Quốc tế Lamayuru tại Ladahk) làm Trưởng đoàn; Phái đoàn Phật giáo Ấn Độ do Thượng tọa Bhante Sewalee(Tổng Thư ký Hiệp hội Đại thọ Bồ Đề) làm Trưởng đoàn;Phái đoàn Phật giáo Myanmar do nhị vị Thượng tọa Subhanajoti và Revata dẫn đoàn; Phái đoàn Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Vương quốc Campuchia do ngài Him Chhem(Ủy viên Trung ương Đảng Campuchia, Bộ trưởng Cao cấp kiêm Bộ trưởng Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Vương Capuchia) làm Trưởng đoàn; Phái đoàn Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc do Hòa thượng Hồ Tuyết Phong (Phó Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc; Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Bắc Kinh) làm Trưởng đoàn; Phái đoàn Tịnh độ tông Nhật Bản do Hòa thượng Matsuoka Genryu và Hòa thượng Yoshimizu Daichi làm Trưởng đoàn; Phái đoàn Sri Lanka do Tiến sĩ Wijeyadasa Rajapakse(Bộ trưởng Bộ Tư pháp Sri Lanka) và phái đoàn Phật giáo Sri Lanka; Phái đoàn đại biểu Việt kiều và Phật giáo An Nam tông tại Thái Lan v.v…
Các Phái đoàn đến thăm và giao lưu nhằm góp phần trao đổi những kinh nghiệm quý báu trên các lĩnh vực: văn hóa, giáo dục và từ thiện xã hội, thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị đối với các nước Phật giáo trong vùng và trên thế giới.
c. Thăm viếng và làm việc tại nước ngoài:
- Từ ngày 24 - 26/7/2013: Đoàn Trung ương GHPGVN do HT. Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Phật giáo Quốc tế TƯ dẫn đầu đã tháp tùng đoàn của Chủ tịch Nước đến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ.
-Ngày23/8 - 4/9/2013: Phái đoàn GHPGVN do HT. Thích Thiện Nhơn (Quyền Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN) làm Trưởng đoàn cùng 13 thành viên đến thăm và hoằng pháp tại Châu Âu gồm các nước: Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng hòa Ba Lan, Bỉ, Hungary và Cộng hòa Séc.
- Ngày 23 - 24/12/2014: Đoàn đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam do HT. Thích Thiện Nhơn - Quyền Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN dẫn đầu đã tháp tùng phái đoàn Cao cấp Nhà nước Việt Nam do Ngài Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang làm Trưởng đoàn đã đến thăm hữu nghị Vương Quốc Campuchia theo cấp Nhà nước. Nhân dịp này phái đoàn Việt Nam đã đến thăm nhị vị Trưởng lão Hòa thượng Tép Vong và Hòa thượng Bourkry, Đại Tăng thống Phật giáo Vương Quốc Camuchia. 
- Ngày 05/7/2015: Đoàn đại biểu GHPGVN do HT. Thích Thiện Nhơn (Chủ tịch HĐTS GHPGVN dẫn đầu đã vinh dự tháp tùng phái đoàn Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sang thăm chính thức Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
- Ngày 24 - 30/11/2016: Thăm hữu nghị Hiệp hội Phật giáo tỉnh Chiết Giang và Phổ Đà Sơn, cùng một số tự viện và Học viện Phật giáo tại 06 thanh phố: Hàng Châu, Ninh Ban, Phổ Đà Sơn, Chu Sơn, Hồ Châu và Thượng Hải thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.
- Ngày 07- 09/4/2017: Thăm và làm việc với Đại Sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc cũng như Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc; đồng thời khảo sát tình hình Phật tử, bà con kiều bào đang làm ăn, công tác và học tập tại Hàn Quốc và tham dự Lễ cầu siêu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ trận vong và 64 liệt sĩ Gạc Ma tại Tổ đình Phụng Nguyên (thủ đô Seoul, Hàn Quốc) do Hội Phật tử chùa Pháp Môn Việt Nam tại Hàn Quốc phối hợp với các hội đoàn người Việt Nam tại Hàn Quốc đồng tổ chức.
d. Tham dự Hội nghị, Hội thảo Quốc tế:
- Năm 2013: Đại diện GHPGVN đã tham dự Hội nghị Phật giáo Quốc tế nhân kỷ niệm 2600 năm về sự giác ngộ của Đức Phật với chủ đề:"Kế thừa và hòa hợp của Phật giáo trong thế kỷ 21” tại MonTawang, quận Tawang, thuộc bang Arunachal Pradesh, Ấn Độ; Tham dự Lễ Khai Mạc Hội nghị "Các thành viên sáng lập lần thứ nhất” của Liên minh Phật giáo thế giới (International Buddhist Conferation) tại Khách sạn Hyatt Regancy, Ấn Độ. Tại Hội nghị, HT. Thích Phổ Tuệ (Pháp chủ GHPGVN)vào Hội đồng Chứng Minh Tối cao; HT. Thích Trí Quảng(Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Trung ương) với cương vị đồng Chủ tịch; HT. Thích Thiện Nhơn (Quyền Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN) và HT. Thích Thiện Tâm(Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN) vào Hội đồng Chánh Pháp Tối cao; TT. Thích Nhật Từ (Ủy viên HĐTS, Phó ban PGQT Trung ương, Phó Viện trưởng Học viện PGVN tại Tp.HCM)được bầu vào thành viên Thường trực của Liên Minh; Tham dự Lễ hội văn hóa Phật giáo Châu Á lần thứ 2 tại Học viện Phật giáo Quốc tế Tích Lan (SLIBA) thuộc Pallekele, thành phố Kandy, Tích Lan; Tham dự Hội thảo khoa học Quốc tế về Thiền Phật giáo Nguyên Thủy tại Myanmar tại thủ đô Yangoon, Myanmar.
- Năm 2014: Tham dự hội thảo khoa học ngành Hoằng pháp tại trường Đại học Malachulalongkorn, Thái Lan; Tham dự Diễn đàn Nhân dân Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (APF) 2014 được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Rangoon, Myanmar với chủ đề:; Tham dự Hội thảo với chủ đề:tại Khách sạn Sofitel Angkor Phokeethra Golf & Spa Resort, tỉnh Siem Reap, Camphuchia; Tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh Tôn giáo Thế giới 2014 do tổ chức Phục hồi Ánh sáng Hòa bình Thế giới và Văn hóa Thiên Quốc (HWPL) và tổ chức Thanh niên Quốc tế vì Hòa bình đồng đăng cai tổ chức tại thủ đô Seoul, Nam Hàn; Tham dự, trao Quyết định thành phần nhân sự và chứng minh Lễ Ra Mắt Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản; Tham dự Đại hội Liên hữu Phật giáo Thế giới lần thứ 27 với chủ đề chính: "Phật Giáo và Phúc Lợi Cộng Đồng” tại khách sạn Quốc tế Vạn Phúc Thất Tinh, TP. Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc; Tham dự Lễ Khánh thành chùa Đại Lộc do GHPGVN xây dựng đầu tiên trên mãnh đất Ấn Độ. Nhân dịp này, Trung ương Giáo hội trao quyết định bổ nhiệm TT. Thích Thiện Minh - Ủy viên HĐTS, làm Viện chủ và Đại đức Thích Tường Quang làm Trụ trì, đồng thời đã trao tặng số tiền trị giá 10,000 USD cho Qũy Người Nghèo tại Ấn Độ do Thống đốc tiểu bang Utar Pradesh tiếp nhận; Tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới lần thứ 6 với chủ đề chính: "Phật giáo đóng góp thế nào cho nền hòa bình thế giới và sự thanh bình đối với nhân loại” tại Đại Vương Đường Phật giáo, Tp. Hole, tỉnh Hyogo- Nhật Bản; Tham dự phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chủ đạo thuộc Tổ chức Liên Minh Phật giáo Thế giới (IBC) tại Rajgir, tiểu bang Bihar- Ấn Độ;
- Năm 2015: Tham gia chương trình "Hành trình theo dấu chân Bác” do Liên hiệp các Tổ Chức Hữu Nghị TW tổ chức viếng thăm các khu di tích của Bác Hồ tại Thái Lan và Lào nhân 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; tham dự Diễn đàn Nhân dân Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (APF) tại thủ đô Colombo (Sri Lanka) và nước Myanmar; Tham dự Hội nghị Sáng kiến của Phật giáo và Ấn giáo toàn cầu về tránh xung đột và ý thức bảo vệ mội trường” do tổ chức Liên Minh Phật giáo Quốc tế(IBC- the International Buddhist Confederation) và Tổ chức Quốc tế Vivekananda (VIF- the Vivekananda International Foundation) đồng đăng cai tổ chức tại Ấn Độ; Tham dựDiễn đàn Phật giáo Thế giới Lần thứ 4 được tổ chức vào 3 ngày (23-25/10/2015) tại thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô- Trung Quốc; Tham dự Đại lễ Hỏa táng Đức Tăng thống Phật giáo Thái Lan Somdet Phra Nyanasamvana Somdet Phra Sangharaja Sakalmahasanghacarinayaka tại thủ đô Bangkok, Thái Lan; Tham dự Tang lễ truy điệu và hỏa táng Hòa thượng Phong Sam Aruks (Chủ tịch Liên minh Phật Giáo Lào) viên tịch vào ngày 07/10/2015 tại thủ đô Viêng Chăn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
- Năm 2016: Tham dự Hội nghị Hội đồng Điều hành Liên minh Phật giáo Quốc tế(the Governing Council of IBC) tại tỉnh Ayutthaya, Thái Lan; Tham dự Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn cầu lần thứ VII Liên minh Phật giáo Lào tại Thủ đô Viên Chăn; Tham Hội nghị Liên Minh Phật giáo Toàn cầu lần thứ 5 tại Sarnath Varanasi (Vườn Lộc Uyển – nơi Đức Phật Chuyển Pháp Luân đầu tiên) thuộc tỉnh Uttar Pradesh và tại Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng – nơi Đức Phật thành đạo); Tham dự Hội thảo Quốc tế về Văn hóa Tổ Đình Phật giáo Bắc Tông lần đầu tiên, được tổ chức tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc; Tham dự Lễ Khai mạc Đọc tụng Tam Tạng lần thứ 12 (The Openning Ceremony of the 12thInternational Tripitaka Chanting) tại Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng – nơi Đức Phật thành đạo), Ấn Độ; Tháp tùng với Ban Tôn giáo Chính phủ thăm hữu nghị chính thức Sri-Lanka; Tham dựlễ Động Thổ và Kiết giới Sima tại chùa Đại Phước, nước Myanmar; Tham dự lễ Suy tôn Đức Hòa thượng Somdet Phra Maha Muneewong lên ngôi vị Tăng vương của Vương quốc Thái Lan; Tham dự Hội nghị Phật giáo Châu Á vì Hòa Bình (The Asian Buddhist Conference of Peace, gọi tắt ABCP) tại Thủ đô New Delhi, Ấn Độ;
Đặc biệt, ngày 12/2/2017: Viện Giáo dục Phật Đà Thế giớitại Ấn Độ đã phối hợp với Liên minh các lãnh đạo Phật giáo thế giớiđã trao bằng Tiến sĩ danh dự cho HT. THích Thiện Nhơnnhằm ghi nhận những đóng góp to lớn của Hòa thượng cho Phật giáo và nền Phật học Việt Nam và Giải thưởng Biểu tượng Phật giáo toàn cầunăm 2017, HT. Thích Thiện Phápvà TT. Thích Nhật Từnhận Giải thưởng Đại sứ Phật giáo toàn cầuvới sự tham sự của 300 đại biểu đến từ 15 quốc gia trên thế giới.
Phân ban Ni giới Trung ương đã tham dự Hội nghị Sakyadhita (Hội nghị Nữ giới Quốc tế) lần thứ 13 tại Ấn Độ, lần thứ 14 với chủ đề: "Từ Bi và sự Công Bằng Xã Hội” được tổ chức tại Yogyakarta, Indonesia; lần thứ 15 tại Hồng Kông với chủ đề: : "Nữ giới Phật giáo đương đại: Quán chiếu (Thiền định), giao lưu văn hóa và hành động xã hội”.
e. Lễ hội Văn hóa Quốc tế:
- Ngày 07/3/2014: Đại Sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam và Tổng Lãnh sự quán tại Tp.HCM và Bộ Văn hóa Ấn Độ phối kết hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương, Ban Trị sự, Ban Phật giáo Quốc tế và Ban Văn hóa GHPGVN Tp.HCM cùng UBND Tp.HCM, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị các nước tại Tp.HCM các cơ quan hữu quan, long trọng tổ chức Lễ Khai Mạc tuần lễ "Lễ hội Phật giáo Ấn Độ” tại Nhà Truyền thống Văn hóa chùa Phổ quang, Q. Tân Bình, Tp.HCM; ngày 14/3/2014, tham dự Lễ Khai Mạc "Lễ hội Phật giáo Ấn Độ” tại chùa Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh; ngày 02/6/2014, tham dự chương trình triển lãm Mỹ thuật Ấn Độ "Đức Phật Đắc Đạo” tại nhà triển lãm số 16, Ngô Quyền, thủ đô Hà Nội.
 -Ngày 16/3/2017:Trung ương GHPGVN phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ tổ chức Ngày Văn hóa Phật giáo Ấn Độ lần thứ 2 tại Đại Bảo Tháp Tây Thiên, Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc và tại Nhà Văn hóa Thanh niên Tp. Hồ Chí Minh. Đây là sự kiện văn hóa đối ngoại có ý nghĩa đặc biệt nhân kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giáo Việt Nam - Ấn Độ và 10 năm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam- Ấn Độ.
            Ngoài ra, Giáo hội còn cử đại diện tham dự các cuộc hội nghị, hội thảo chuyên đề về văn hoá, đạo đức, giáo dục Phật giáo và môi trường, góp phần trao đổi những kinh nghiệm quý báu trên các lĩnh vực văn hoá, giáo dục và từ thiện xã hội, thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị đối với các nước Phật giáo trong vùng và trên thế giới.
9.3. Các công tác Quốc tế khác.
Tại Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bắc Ninh ...,  nhất là những nơi có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, danh Tăng Phật giáo đã đón tiếp nhiều đoàn khách Quốc tế đến tham quan và tìm hiểu về lịch sử, văn hoá, sinh hoạt tín ngưỡng, hoạt động của Giáo hội.
Với nhận thức đúng đắn, hành động thiết thực trong tinh thần đoàn kết, hợp tác hữu nghị, công tác Quốc tế Phật giáo đã từng bước vượt qua khó khăn trở ngại, hoàn thành nhiệm vụ được Giáo hội giao phó. Đây chính là những thành tựu tốt đẹp của Ban Phật giáo Quốc tế đáng được ghi nhận, góp phần tạo uy tín và sự hiểu biết nhiều hơn nữa cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong nước và thế giới. Sự hợp tác Quốc tế về việc Hoằng dương chính pháp, nghiên cứu giáo lý Đức Phật, khế hợp với thời đại phát triển khoa học, phù hợp với điều kiện mở cửa giao lưu văn hoá của đất nước đã góp phần tích cực cho hoạt động Phật giáo Quốc tế của Giáo hội ngày càng phát triển.
10. Công tác Pháp chế, Kiểm soát.
Ban Pháp chế, Ban Kiểm soát là một trong ba Ban mới được thành lập tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VII (2012). Với chức năng chuyên ngành, Ban Pháp chế và Ban Kiểm soát Trung ương đã tham mưu cho Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Văn phòng Trung ương Giáo hội trong công tác giải quyết các vấn đề khiếu nại, tố cáo liên quan đến nhân sự, Tăng Ni, Tự viện.
Trên tinh thần trách nhiệm, Ban Pháp chế và Ban Kiểm soát Trung ương đã tham dự Hội nghị Sinh hoạt Giáo hội, các phiên họp giao ban của Ban Thường trực HĐTS, Văn phòng Trung ương Giáo hội; trực tiếp tham mưu, đóng góp ý kiến với Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Văn phòng Trung ương Giáo hội trong các công tác Phật sự.
Để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về công tác Pháp chế, công tác Kiểm soát với Ban Pháp chế, Ban Kiểm soát địa phương, cũng như triển khai Nội quy, chương trình hoạt động của Ban, Ban Pháp chế và Ban Kiểm soát đã tổ chức các phiên họp Thường trực và Hội nghị chuyên đề.
Ban Pháp chế, Ban Kiểm soát các tỉnh, thành phố đều tích cực hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ được Ban Trị sự GHPGVN các cấp giao phó, góp phần ổn định tình hình sinh hoạt Tăng Ni, tự viện tại địa phương, nhất là công tác tổ chức Đại hội Phật giáo cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nhiệm kỳ 2016 – 2021; công tác tổ chức Đại hội Phật giáo cấp tỉnh, thành nhiệm kỳ 2017 - 2022.
11. Thông tin Truyền thông.
Ban Thông tin Truyền thông được thành lập tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VII năm 2012. Tuy mới được thành lập, nhưng các hoạt động thông tin truyền thông của Giáo hội rất thường xuyên, liên tục cập nhật đưa các thông tin Phật sự kịp thời và rộng khắp trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Nét nổi bật trong công tác Phật sự của Ban TTTT T.Ư là sự kiện tổ chức 02 khóa Bồi dưỡng nghiệp vụ thông tin truyền thông toàn quốc tại Quảng Ninh và tại Tp. Hồ Chí Minh để nâng cao nghiệp vụ cho các thành viên Ban TTTT và nâng cao hiệu quả thông tin truyền thông Phật giáo.
Ban TTTT đã dành nhiều thời lượng trên các phương tiện truyền thông như kênh An Viên, các trang mạng của Giáo hội và của Ban TTTT thuộc BTS GHPGVN các tỉnh, thành phố để truyền thông về hoạt động kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN. Ban TTTT đã tổ chức thi, viết bài về Đạo Hiếu và tổ chức chương trình nghệ thuật Đạo Hiếu tại Nhà hát lớn Hà Nội và phát trực tiếp trên sóng VTC và Anvien là hoạt động nổi bật chào mừng 35 năm thành lập GHPGVN của Ban TTTT.
Nhiều sự kiện khủng liên quan đến cơ sở Tự viện, Tăng Ni được đăng tải trên các nhật báo, báo điện tử hoặc phát sóng trên các kênh truyền hình, Ban Thông tin truyền thông đã có những cuộc trao đổi, những phản ánh, đề nghị quý báo, quý đài sử dụng từ đúng mực, tránh việc câu khách, giật gân ảnh hưởng đến uy tín chung của giới tu hành và có những định hướng để các báo thực hiện tác nghiệp.
12. Viện - Phân viện nghiên cứu Phật học Việt Nam.
12.1. Về tổ chức và cơ sở vật chất.
Viện có hai Hội đồng: Hội đồng Quản trị, Hội đồng chỉ đạo phiên dịch và ấn hành Đại Tạng Kinh Việt Nam; có 11 Ban chuyên môn hoạt động. Viện đã tổ chức phân công phân việc cụ thể cho từng thành viên và ổn định về tổ chức, văn phòng và hoạt động có hiệu quả, cụ thể trong suốt nhiệm kỳ VII.
Phân Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội về nhân sự, văn phòng làm việc ổn định và hoạt động bình thường theo chức năng chuyên môn và nhiệm vụ của Phân viện, phục vụ sự nghiệp hoằng dương Phật pháp của Giáo hội.
12.2. Hoạt động của các Trung tâm chuyên môn.
- Trung tâm Phật học Hán Truyền, Trung tâm Hán Nôm, Trung tâm Pali học, Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Thiền Phật giáo Nam tông, Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng Thiền học Bắc truyền, Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng Thiền học Nam truyền, Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Thế giới, Ban phiên dịch Anh ngữ, tất cả đều hoạt động tích cực, đã dịch thuật, in ấn và xuất bản nhiều tác phẩm như:
- Lịch sử Tư tưởng Phật học Trung Quốc, nguyên tác Lữ Trung; Vô ngã và Luân hồi, nguyên tác Hoàng Tuấn Oai; Lịch sử Biên tập Thánh điển Phật giáo Nguyên thủy”, Lịch sử Thiền tông Trung Quốc, Nghiên cứu về Như Lai Tạng, nguyên tác HT. Ấn Thuận, do Hạnh Bình và Lớp phiên dịch của Trung tâm dịch; "Nghiên cứu 5 việc củaĐại Thiên”, tác giả: Thích Hạnh Bình; "Lược giảng Luận Trung Quán, Giảng giải Kinh Kim Cang, Phật giáo và Cuộc sống, Nguyên cứu về Như Lai Tạng”, nguyên tác:  HT. Ấn Thuận, Thích Hạnh Bình và Quán Như dịch (tái bản)Thích Hạnh Bình và Quán Như dịch; "Dịch và đối chiếu các bản khác nhau về Dị Bộ Tông Luân Luận” (tác giả Thích Hạnh Bình).
Phật giáo thời Hậu Lê; Chánh Trí- Mai Thọ Truyền toàn tập; Giải mã Dịch lý và chữ vuông trong trống Đồng, tranh dân gian và truyện ngụ ngôn (TT. Viên Như); Đại lễ phục Triều Nguyễn (1802 - 1945) (NNC Trần Đình Sơn);
Luận A Tỳ Đạt Nam Đại Tỳ Bà Sa (NNC Nguyên Huệ); Chuyển ngữ Tam Tạng Pali - Việt, Đại Tạng Kinh Nikaya toàn tập (NNC Vũ Đình Lâm và các thành viên); Quy Sơn Cảnh Sách nghĩa giải, Sống không thù hận (TT. Thích Thông Phương), 300 Tắc Thiền Ngữ, Khúc hát Tam thiên (TT. Thông Thiền dịch), Từ Nụ Đến Hoa, Bích Nham Lục (HT lược dịch nguyên tác-Thuần Bạch dịch phần chú), Quốc sư Hưng Thiền Đại Đăng (Thuần Bạch soạn dịch), Giới Thiệu Thiền Tông Nhật Bản, Lâm Tế Ngữ Lục;Giá trị văn học trong tác phầm thiền phái Trúc Lâm, Trần Thái Tông và Khóa hư lục từ góc nhìn Văn học (TT. Phước Đạt); Phật giáo thời Nguyễn (TT. TS. Thích Đồng Bổn, TS. Nguyễn Quốc Tuấn đồng chủ biên); Danh Tăng Việt Nam trọn bộ (TT. Đồng Bổn); Tịnh độ Thánh hiền lục, Tổng hợp về Tịnh Độ tông, Gợi ý 1130 công án Thiền tông Hoa - Việt, Hiển Mật tu học pháp yếu, Tóm tắt 200 bộ Kinh Luận danh tiếng Phật giáo, Từ điển thuật ngữ Phật giáo Việt - Hán - Phạn - Anh đối chiếu, Đôi nét đặc từ về bản sắc độc đáo của Phật giáo, tóm tắt 200 bộ Ngữ lục Thiền tông Hoa - Việt, Phật lý qua Liêu Trai, Cảnh Đức Truyền Đăng Lục (NNC Lý Việt Dũng); Công trình Khảo cứu Trúc Lâm Tông chỉ Nguyên thanh của Ngô thời Nhậm (ĐĐ. Thích Hạnh Tuệ); Giảng giải Kinh Trung Bộ Pali tập 1, Đại Niệm Xứ đường đến Niết bàn (Tỳ kheo Bửu Nam dịch);"Giá trị văn học trong Kinh Phật” (TKN TN Nguyện Liên, Thảo Liên, Hạnh Liên dịch). Phật giáo Bình Dương, lịch sử và hiện trạng (PGS. TS Trần Hồng Liên); Phật giáo Hải Dương - Những chặng đường (NNC Nguyễn Đại Đồng); Văn học Phật giáo Lê - Nguyễn (PGS. Nguyễn Công Lý); Thích tỉnh và cười (NS. Hạnh Huệ dịch), Tâm Bình thường (NS. Thuần Tuệ soạn giảng), Mây vừa trôi qua (NS. Thuần Chánh), Kể cho nhau nghe (NS. Hạnh Đoan), Dây thân ái (GĐPT Viên Chiếu), Hành trạng Thiền sư Trung Hoa tập 11, 12 (HT. Nhật Quang giảng giải).
Vi diệu pháp - Hiện thực trong cuộc sống, Người biết ơn và biết đền ơn, Nền tảng Phật giáo - Tam bảo, Ngũ giới là Thường giới, Tam bảo, Quy y Tam bảo, Hành giới, Đối tượng Tứ Oai nghi (Tỳ khưu Hộ Pháp); Thư thầy trò tập 3 - 4, Thực tại hiện tiền, Sống trong thực tại (Tỳ khưu Viên Minh); Đức Phật Sakya Gotama, Lược sử Đức Phật, Sa-di Trưởng lão, Con giáo Đức Phật, Một cuộc đời Một vầng Nhật nguyệt (Một cuộc đời, một ngôi sao), Nhặt lá rừng xưa, Kinh Lời Vàng, Chuyện Cửa Thiền, Người trồng hoa và chàng tu sĩ, Dấu chân trê cát (Minh Đức - Triều Tâm Ảnh).
Xuất bản các sách của HT. Trí Hải: Khóa hư lục (dịch), Phật học phổ thông, Thanh gươm trí tuệ, Triết học Phật giáo; HT. Tố Liên: Sự lý lễ tụng, Ký sự đi thăm Ấn Độ và Srilanca, Tấm gương quy y.
Bộ Trí Tịnh toàn tập, Bộ Thanh Từ toàn tập; Thiền Tông Vĩnh Gia Tập của Đại sư Huyền Giác; Đốn ngộ Nhập đạo Yếu môn của Thiền sư Huệ Hải, Bích Nham Lục của Thiền sư Tuyết Đạu tụng cổ Viên Ngộ Khắc Cần bình xướng; Lâm Tế Ngữ Lục của Thiền sư Nghĩa Huyền; Vạn pháp Quy Tâm Lục của Thiền sư Tổ Nguyên; Kinh Chúng-hứa Ma-ha đế, Truyện nhân duyên phú pháp tạng, Tập san Suối nguồn, Vị Thánh Tăng cận đại, Từ điển Phật học Huệ Quang (8 tập), Đại cương Triết học Phật giáo, Văn pháp chữ Hán, Tự học tiếng Phạn, Phật học phổ thông, Đại đế A-so-ka từ huyền thoại đến sự thật, Pháp sư Huệ Tịnh giảng về Niệm Phật, Một trăm truyện Niệm Phật cảm ứng, Chú Đại bi giảng giải và mười Pháp giới không lìa một tâm, Ý nghĩa đời người, Vì sao phải làm Phật sự, Kinh Pháp Cú Thí dụ, Kinh Vô Lượng Thọ, Phật Tổ Đạo Ảnh v.v… Mỗi tác phẩm xuất bản từ 1.000 quyển đến 5.000 quyển.  
Đã biên soạn kịch bản phim tư liệu: Phật giáo Việt Nam- Những chặng đường phát triển; Nghiên cứu các tác phẩm văn học Phật giáo các nước đồng văn Đông Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Triểu Tiên - Hàn Quốc với một số tác phẩm cụ thể.
Phiên dịch quyển sách " Buddhist Thought and Applied Psychological Research” (Tư Tưởng Phật Giáo và Nghiên Cứu Tâm Lý Ứng Dụng) của D.K Nauriyal, Michael S. Drummond và Y.B. Lal; Chọn lọc và phiên dịch những tác phẩm văn học Phật giáo tiêu biểu từ Hán văn sang Việt văn.
Ngoài ra, các nhóm nghiên cứu đang nỗ lực sưu tập, biên soạn đề cương đề tài nghiên cứu như: Tìm hiểu các tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong thời kỳ Phật giáo du nhập như Mâu Tử với, Khương Tăng Hội – thiền sư khởi xướng nền thiền học Việt Nam; Hoàn tất bản thảo công trình tuyển tập Văn học Phật giáo thời du nhập của nhiều tác giả của Trung tâm.
Các thành viên của Trung tâm như TT.TS. Thích Phước Đạt, PGS.TS. Nguyễn Công Lý, PGS.TS. Đoàn Thị Thu Vân, ĐĐ.TS. Thích Hạnh Tuệ, PGS.TS. Lê Thị Thu Yến… đã cho công bố các bài nghiên cứu về văn hóa Phật giáo, văn học Phật giáo Việt Nam trên các tạp chí nghiên cứu như: Tạp chí Nghiên cứu Văn học của Viện Văn học, Tạp chí Hán Nôm của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo của Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Tạp chí Nghiên cứu Phật học của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tạp chí Khoa học xã hội nhân văn của Trường Khoa học Xã hội Nhân văn-ĐHQG TP.HCM, Tạp chí Khoa học của Trường Đại Học Sư phạm TP. HCM, Tạp chí Đại học Sài Gòn của Trường Đại học Sài Gòn, Tạp chí Văn hóa Phật giáo, Tuần báo Giác Ngộ, Nguyệt san Giác Ngộ, v.v..
- Ban Biên tập Tạp chí Phật học: Tạp chí Nghiên cứu Phật học thuộc Phân viện Nghiên cứu Phật học tại Hà Nội vẫn xuất bản đều đặn 2 tháng một số, mỗi số 2000 quyển. Tạp chí đã góp phần phát huy tính trong sáng và tích cực của giáo lý đạo Phật, đáp ứng nhu cầu học tập Phật pháp của Tăng Ni, Phật tử, cũng như các nhà nghiên cứu Phật học.
            - Ban Thư viện: Đã biên mục được 10.200 cuốn sách với 4.500 đầu sách gồm các thứ tiếng Việt, Anh, Pháp, Nhật, Pali...; hoàn tất và sử dụng mã  quét cho 1800 sinh viên của Học viện PGVN tại Tp. Hồ Chí Minh hệ chính quy và đào tạo từ xa. Đã giới thiệu một số sách tiếng Việt lên trang Web: www.thuvienphatgiao.com
Thư viện Xá Lợi, Vạn Hạnh, Quán Sứ vẫn sinh hoạt đều đặn. Nhiều đơn vị Phật giáo tỉnh, thành đã thành lập thư viện, phòng đọc sách và hàng ngàn phòng phát hành kinh sách Phật giáo, với trên hàng ngàn đầu sách Kinh, Luật, Luận đủ loại và một số đầu sách do Phật giáo Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Đài Bắc tặng, đã góp phần phát triển hệ thống thư viện phục vụ độc giả có hiệu quả.
- Ban thực hiện Đại tạng Kinh: Hội đồng phiên dịch Đại tạng từng bước củng cố hoàn tất tốt công tác in ấn và phát hành 36 bản kinh, trên dưới 3 triệu trang, dịch từ chữ Hán hoặc chữ Pali sang tiếng Việt.
- Ban Bảo trợ: Đã ủng công đức để in Trung bộ kinh và 02 triệu đồng mỗi tháng cho Website của Viện.
12.3. Hội thảo, tọa đàm.
Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam phối hợp với các Ban Trung ương Giáo hội, các Hệ phái Phật giáo, Viện Hàn Lâm, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, các Tổ đình, Tự viện tổ chức và tham dự, đóng góp bài tham luận, phát biểu tại nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm như:
 Hội thảo Khoa học Phật giáo Nguyên thủy trong kỷ nguyên toàn cầu hóa; Phật giáo Nguyên thủy từ truyền thống đến hiện đại, Hệ phái Khất sĩ: Quá trình hình thành, phát triển và hội nhập tại Tp. Hồ Chí Minh; Phật giáo Nam tông Khmer đồng hành cùng dân tộc tại Kiên Giang;
Tọa đàm Khoa học "Nhân chứng 1963” tại Chùa Xá Lợi, "Nhìn lại 50 năm Phong trào Phật giáo Miền Nam 1963” tại Bình Dương; Hội thảo khoa học về Hòa thượng Khánh Hòa và phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam; Hội thảo khoa học Quốc tế "Chủ nghĩa hậu hiện đại và phong trào Tôn giáo mới ở VN và thế giới” tại Tp. Hồ Chí Minh; "Phật giáo với các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc” tại Ninh Bình; Hội thảo Giá trị Ấn Độ ở Châu Á tổ chức tại TPHCM; Tọa đàm về Truyền thống Phật giáo Kim cang thừa và mối liên hệ với Phật giáo Việt Nam; Hội thảo khoa học quốc tế về Đối thoại liên niềm tin tôn giáo và trách nhiệm xã hội;
Tham dự Hội thảo "Kho tàng cổ tích Việt Nam”, Giáo dục Phật giáo – Truyền thống và phát triển tại Hà Nội, Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Văn hóa Phật giáo Trúc Lâm tổ chức tại Hà Nội, Hội thảo về Tổ Nguyên Biểu và Chùa Bồ Đề tổ chức tại Hà Nội; Hội thảo "300 Năm ngày Húy kỵ Thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng”, hội thảo "Thiền sư Pháp Loa” tại Thiền viện Sùng Phúc, Hà Nội, Việt Nam; Hội thảo khoa học "Thiền phái Tào Động VN và Quần thể di tích Nhẫm Dương: Giá trị lịch sử, văn hóa và Phật giáo” tổ chức tại Hải Dương; Hội thảo: Kỷ niệm Cố Hòa thượng Kim Cương Tử; Hội thảo 20 năm ngày Cố Đức Pháp Chủ Thích Đức Nhuận viên tịch kỷ niệm 705 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn.
Hội thảo Nữ giới Phật giáo Việt Nam: Truyền thống và hiện đại tổ chức tại TPHCM, Tọa đàm Ni giới truyền thống và phát triển do Phân ban Ni giới Trung ương tổ chức tại Bình Dương;
Chào mừng Kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN (1981 - 2016), Các Ban, Viện Trung ương đã phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa Phật giáo Việt Nam thống nhất trong đa dạng tổ chức tại Hà Nội; Hội thảo Thống kê Tăng Ni, Phật tử ở Việt Nam: Lý luận và Thực tiễn; Hội thảo Giáo dục PGVN: Truyền thống và hiện đại tổ chức tại Học viện PGVN tại Hà Nội; Hội thảo về văn hóa Phật giáo Việt Nam với chủ đề về Kiến trúc, Ngôn ngữ, Y phục… chào mừng kỷ niệm 35 năm ngày thành lập GHPGVN;  Hội thảo về Phát huy vai trò của Phật giáo tham gia xã hội hóa công tác xã hội từ thiện tại Kiên Giang.
Tham dự Hội thảo quốc tế về "Phật giáo nhân gian”, Cõi Tinh độ của Đức A Di Đà và nhân gian Tịnh Độ tổ chức tại Hồng Kông
12.4. Hoạt động của Phân viện Nghiên cứu Phật học.
Tham gia chủ trì Hội thảo và có tham luận tại các Hội thảo nghiên cứu khoa học do Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các Ban, Ngành, Hệ phái Phật giáo, các tổ chức xã hội tổ chức như Hội thảo Mộc bản di sản chùa Vĩnh Nghiêm, Hội thảo 705 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn; Hội theo kỷ niệm 20 năm ngày mất của đức Đệ nhất Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội thảo về Hòa thượng Thích Minh Châu, Hội thảo Khoa học Tác động của tôn giáo đối với đời sống văn hóa xã hội ở Việt Nam: Quá khứ và Hiện tại do Viện Nghiên cứu Tôn giáo tổ chức; Hội thảo Kỷ niệm 60 năm Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng; Hội thảo các sự kiện nổi bật của Hệ phái Nam tông Khmer; Hội thảo Kỷ niệm 30 năm thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa; Hội thảo tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam do BTG Chính phủ phối hợp với phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam tổ chức hội thảo quốc tế về tôn giáo với chủ đề "Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam – Chia sẻ kinh nghiệm của châu Âu và Việt Nam trong việc đảm bảo tự do tôn giáo”; phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Tôn giáo tổ chức Hội thảo Vu Lan và truyền thống Văn hóa Việt Nam…
Tạp chí Nghiên cứu Phật học theo định kỳ xuất bản 2 tháng/1 số. Tạp chí đã có nhiều cải tiến về nội dung và hình thức trình bày, các số trong năm đều có các chuyên đề theo dòng sự kiện của Phật giáo và của Giáo hội và các chuyên đề như Phật đản, Vu lan v.v… Ngoài ra, Phân viện còn tiến hành In ấn kinh sách phổ biến cho  các đạo tràng, cộng đồng phật tử, và tổ chức các buổi sinh hoạt phật sự chuyên đề.
Tạp chí đã mở Cuộc thi viết "Hương Từ bi giữa đời thường” để viết về chân dung những tấm gương đạo hạnh, cuộc thi đã thu hút trên 500 bài dự thi, Ban Tổ chức đã chấm giải và trao giải Cuộc thi vào tháng 4/2016 tại Phân viện NCPHVN tại Hà Nội.
Hòa thượng Thích Gia Quang Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội, Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Phật học đã tham gia viết tham luận, các bài nghiên cứu đăng trên các Tạp chí nghiên cứu chuyên ngành, như Tạp chí Công tác Tôn giáo, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Tạp chí Xây dựng Đảng, Dân vận, và các báo… Hòa thượng cũng đã đại diện cho Phân viện tham dự nhiều Hội thảo do Ban Tôn giáo Chính phủ, Viện nghiên cứu tôn giáo, Viện KHXHVN, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Trần Nhân Tông, Hội Khoa học Lịch sử…tổ chức
Nhìn chung, hoạt động của Viện và Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đã có nhiều khởi sắc thông qua tổ chức các Hội thảo, Hội nghị mang tính Quốc tế, công tác biên soạn, dịch thuật, in ấn được hàng trăm đầu sách do Viện phiên dịch, biên tập. Thành quả nói trên là do sự vận động tự thân của Viện và Phân viện, đồng thời nhờ có sự hảo tâm công đức của chư Tôn đức Tăng Ni và Phật tử.
C. THAM GIA XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
Phát huy tinh thần phụng đạo yêu nước, thiết thân cùng xã hội, hiện hữu trong lòng dân tộc, quyết tâm giữ vững tinh thần độc lập dân tộc, phụng sự chúng sinh là cúng dường Chư Phật, đồng thời, để phát huy vai trò thành viên trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện hữu hiệu phương châm hoạt động của Giáo hội "Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”, các thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp, Tăng Ni và Phật tử cả nước đã tích cực hưởng ứng và tham gia các phong trào ích nước lợi dân, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi sinh, môi trường sinh thái, ứng phó biến đổi khí hậu, xây dựng nếp sống văn hóa trên địa bàn khu dân cư, tham gia tích cực vào phong trào quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu.
Tham gia góp ý dự thảo xây dựng các dự án luật, trong đó đặc biệt là dự án Luật tín ngưỡng tôn giáo; Tham dự Hội nghị quán triệt nội dung Nghị quyết các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc; Tham gia phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai; Liên kết với Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia trong việc vận động Tăng Ni, Phật tử thực hiện nếp sống văn hóa giao thông, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, văn hóa Phật giáo trong các lễ hội tôn giáo tại địa phương.
Với trách nhiệm và bổn phận của công dân đất nước, Trung ương Giáo hội và Giáo hội Phật giáo các cấp đã vận động Tăng Ni, Phật tử tham gia tích cực công tác bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp, đồng thời Trung ương Giáo hội và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo các cấp đã giới thiệu Tăng Ni, Phật tử ứng cử tham gia Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp qua các kỳ. Trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, các đại diện thành viên của Giáo hội từ Trung ương đến địa phương đều tham gia Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp. Cụ thể, Đại biểu Quốc hội khóa XIII có 05 thành viên Giáo hội tham gia: HT. Thích Chơn Thiện, HT. Thích Bảo Nghiêm, TT. Thích Thanh Quyết, TT. Lý Đức, NS. Tín Liên; 19 thành viên Giáo hội tham gia Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VIII (2014 - 2019), trong đó HT. Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS được cử làm Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN; Đại biểu Hội đồng Nhân dân nhiệm kỳ 2016 -2021, Ủy ban Mặt trận cấp tỉnh, thành trung bình có từmột đến hai thành viên là Tăng Ni tham gia; cấp Quận, Huyện và cấp phường xã, đều có các thành viên là Tăng Ni hoặc Cư sĩ tham gia. Ngoài ra, còn có nhiều Tăng Ni, Phật tử tham gia Hội Chữ Thập đỏ, Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội người Cao tuổi, Hội cựu Chiến binh, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo, Hội Khuyến học v.v… Từ đó, đã xuất hiện nhiều gương điển hình, người tốt việc tốt, bàn tay vàng giàu lòng nhân đạo v.v… nên đã được nhà nước trao tặng Huân chương, Bằng khen, Giấy khen và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tặng Bằng Tuyên dương công đức.
Đặc biệt, nhân kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN(1981 - 2016), Trung ương Giáo hội được đón nhận Huân chương lao động hạng nhất của Đảng và Nhà nước trao tặng ghi nhận những đóng góp to lớn của Tăng Ni Phật tử GHPGVN trong suốt 35 năm hình thành và phát triển.
Tất cả những cống hiến trên chứng minh Tăng Ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn luôn đoàn kết, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, đã và đang tiếp tục đóng góp xứng đáng vào công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển toàn cầu, cùng toàn dân xây dựng đất nước công bằng, dân chủ, giàu đẹp, văn minh và tiến bộ.
III. NHẬN XÉT ƯU - KHUYẾT ĐIỂM
Thông qua các hoạt dộng Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ VII, trên cơ sở chương trình hoạt động 6 điểm của Giáo hội, về cơ bản, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã không ngừng củng cố, phát triển các mặt hoạt động, tăng cường sự đoàn kết hòa hợp các Hệ phái Phật giáo, các thành viên Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử trong toàn Giáo hội. Từ những thành tựu này, cho phép Giáo hội chúng ta rút ra những kinh nghiệm và nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm và các mặt tồn tại như sau:
1. Về mặt ưu điểm.
Bằng sự vận dụng trí tuệ tập thể, tinh thần hòa hợp, đoàn kết, phát huy tính sáng tạo, giữ vững niềm tin Đạo pháp của các thành viên Tăng Ni, Phật tử cả nước, Giáo hội đã bám sát các mặt công tác từ Trung ương đến địa phương, với những thành quả đạt được như sau:
- Triển khai hiệu quả Nghị quyết Đại hội VII GHPGVN; hướng dẫn thực hiện mọi hoạt động Phật sự theo đúng Hiến chương GHPGVN tu chỉnh lần thứ V; Triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương Giáo hội, Nghị quyết Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN. 
- Văn phòng Trung ương Giáo hội và các Ban, Viện Trung ương đã phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, quan hệ chặt chẽ, giải quyết kịp thời những Phật sự cần thiết. Tổ chức thành công các buổi họp giao ban giữa Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, 02 Văn phòng Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành. Các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ trụ trì, nâng cao nghiệp vụ hành chính Giáo hội đã đem lại hiệu quả thiết thực.
- Tổ chức thành công nhiều Hội nghị, Hội thảo và các lễ hội Phật giáo trên các lĩnh vực Hoằng Pháp, Văn hóa Phật giáo, Nghiên cứu Phật học...
- Qua các hoạt động phụng sự đạo pháp trong nước và hội nghị, hội thảo quốc tế, tham quan nước ngoài, uy tín của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày càng được phát huy mạnh mẽ trong cộng đồng Phật giáo thế giới.
- Trong bất cứ tình huống nào, Tăng Ni, Phật tử cả nước vẫn luôn luôn khẳng định vai trò, vị trí, tiếng nói của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức duy nhất, đại diện cho Tăng Ni, Phật tử Việt Nam ở trong nước cũng như ở nước ngoài.
- Đường lối đổi mới cũng như chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước về tự do tín ngưỡng, sự quan tâm hỗ trợ sâu sắc của các cơ quan lãnh đạo ở Trung ương và địa phương, Giáo hội đã có nhiều thuận duyên để tiếp tục phát triển vững mạnh, trang nghiêm trong lòng dân tộc, theo hướng phát triển chung của thời đại. Nhất là đã tạo được vị thế vững mạnh của Giáo hội đối với công tác đối ngoại, tạo sự thân hữu với Phật giáo các nước trên thế giới.
2. Về mặt khuyết điểm - Hạn chế.
- Do những yếu tố chủ quan và khách quan, nên một số chương trình hoạt động Phật sự của Trung ương Giáo hội, Ban, Viện được đề ra nhưng chưa thực hiện được và việc thực hiện còn chưa đạt kết quả cao, như không tổ chức được Diễn đàn thượng đỉnh Phật giáo ASEAN như đã đề ra trong năm 2016; Việc thống kê Tăng Ni, tự viện chưa đạt kết quả như kế hoạch, vấn nạn giả sư còn nhiều nan giả; Việc nâng cấp Lớp Cao đẳng thành Trường Cao đẳng Phật học vẫn chưa được thành lập; Chưa soạn thảo được giáo trình Nghi lễ để giảng dạy chung tại các Trường hạ và các Trường Phật học.
- Hoạt động của một số Ban Trị sự còn chưa đều và năng lực hành chính còn hạn chế, do đó việc giải quyết các khiếu nại, kiến nghị của Tăng Ni, Phật tử tại một vài Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh, thành còn chưa thực sự tốt, chưa đạt được kết quả. Một số Tăng Ni đã vi phạm, thiếu chuẩn mực trong sinh hoạt đời sống làm ảnh hưởng đến Đạo và hình ảnh GHPGVN.
Tóm lại, với những thành tựu đạt được, Giáo hội quyết tâm giải quyết những tồn đọng, khó khăn và hạn chế đã nêu với sự nỗ lực của toàn Giáo hội. Phát huy tinh thần phụng sự Đạo pháp và Dân tộc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các cấp Giáo hội, Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước với sự giúp đỡ chân tình của các cơ quan chức năng lãnh đạo Trung ương và địa phương, nhất định công tác Phật sự nhiệm kỳ 2017 - 2022 của Giáo hội sẽ đạt được nhiều thành quả tốt đẹp hơn, góp phần hoàn thiện chương trình hoạt động Phật sự mà Giáo hội đã đề ra tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII.
IV. KẾT LUẬN
Qua 5 năm hoạt động, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thành tựu được nhiều Phật sự trọng đại. Có được những thành tựu đó chính là do Giáo hội có đường hướng hoạt động đúng đắn, phù hợp với Đạo pháp, Dân tộc trong xu thế phát triển của xã hội và thời đại. Đường hướng đó chính là "Trưởng dưỡng đạo tâm, tăng cường đạo lực, trang nghiêm Giáo hội”, đoàn kết hòa hợp Phật giáo và phát huy truyền thống ngàn đời hòa quyện giữa Phật giáo với Dân tộc như "sữa hòa trong nước” trên con đường phát triển của Giáo hội theo phương châm "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa Xã hội”. Chính trên nên tảng đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đề ra và thực hiện thành công Chương trình 6 điểm của nhiệm kỳ VII.
                Yếu tố cơ bản để thực hiện đường hướng cũng như tạo nên những thành tựu nói trên là do sự lãnh đạo nhất quán, xuyên suốt của Trung ương Giáo hội với ý thức vun bồi, bảo vệ sự nghiệp đoàn kết, thống nhất Phật giáo Việt Nam và tôn trọng truyền thống tu học đúng chính pháp.
            Giáo hội cũng mạnh dạn nhìn vào thực tế, nhận xét đánh giá đúng đắn những ưu, khuyết điểm và những mặt hạn chế, tồn đọng, khó khăn trong 5 năm qua, để rút kinh nghiệm tạo cơ sở nhận thức, đề ra chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ tiếp theo. Tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta nhất tâm phát huy những kết quả tốt đẹp đã thành tựu, những nội dung tư duy tích cực đã tích luỹ, thống nhất ý chí và hành động để phấn đấu hoàn thành Chương trình hoạt động của Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII đã đề ra.
                Trong nhiệm kỳ tới, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tin tưởng rằng, với sức mạnh đồng tâm hiệp lực phục vụ Đạo pháp và Dân tộc của toàn thể Tăng Ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước, sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cũng như các cơ quan, Ban ngành hữu trách các cấp và nhân dân cả nước, nhất định sự nghiệp hoằng dương chính pháp, lợi lạc quần sinh, phụng sự Tổ quốc và nhân loại của Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng vững chắc, đạt những thành quả to lớn, sâu sắc, bền vững và tốt đẹp hơn nữa.
            Với tinh thần đó, Tăng Ni, Phật tử Việt Nam hãy quán triệt tinh thần, nội dung chương trình hoạt động 6 điểm của Giáo hội trong nhiệm kỳ VIII, ứng dụng hài hoà với tình hình xã hội, đất nước và thế giới có nhiều cơ duyên thuận lợi đồng thời đòi hỏi phải khắc phục không ít khó khăn trên đường đi tới, để công đức tu học, phụng sự Đạo pháp và Dân tộc của mỗi thành viên Giáo hội không ngừng tinh tiến, các mặt hoạt động Phật sự của Giáo hội đều hoàn thành viên mãn, tiếp tục làm trang nghiêm vững mạnh ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong lòng Dân tộc, cùng cả nước vững bước tiến lên theo sự phát triển của xã hội và thế giới trong thời kỳ hội nhập, trong một thế giới hòa bình và thịnh vượng của thế kỷ 21 và những thế kỷ tiếp theo.
 
 
 
 
 
PHẦN II
CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ
NHIỆM KỲ VIII (2017-2022)
 
I. PHÁT HUY TRÍ TUỆ TẬP THỂ, GIỮ VỮNG KỶ CƯƠNG, GIỚI LUẬT VÀ NÊU CAO TINH THẦN ĐOÀN KẾT, HÒA HỢP TRONG XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN GIÁO HỘI VỮNG MẠNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ, KIÊN ĐỊNH LÝ TƯỞNG: ĐẠO PHÁP, DÂN TỘC, CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1. Nêu cao kỷ cương, phụng hành giáo pháp, giới luật Phật chế, và pháp luật Nhà nước trong quản lý Tăng Ni, tự viện. Lấy nguyên tắc Lục hòa cộng trụ, Tứ nhiếp pháp trong điều hành, triển khai các hoạt động Phật sự ở tất cả các cấp Giáo hội.
  1. Tiếp tục xây dựng tổ chức Giáo hội vững mạnh ở tất cả các địa phương. Nâng cao hiệu quả điều hành, năng lực hoạt động Phật sự của các Ban Trị sự tỉnh, thành phố. Chú trọng việc thành lập các Ban Trị sự cấp huyện ở Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh có vùng miền núi, hải đảo.
  2. Thực hiện giao ban cụm giữa Ban Thường trực Hội đồng Trị sự với các Ban Thường trực Ban Trị sự địa phương nhằm tạo mối quan hệ chặt chẽ, trao đổi thông tin Phật sự thường xuyên giữa Trung ương và các địa phương góp phần thúc đẩy các hoạt động Phật sự phát triển rộng khắp và có chất lượng đáp ứng nhu cầu của từng địa phương và của đồng bào Phật tử cả nước.
  3. Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng hành chính Giáo hội, nghiệp vụ trụ trì; phổ biến sâu rộng và quán triệt việc thực hiện đúng theo Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các Nội quy Ban, Viện Trung ương. Phổ biến Luật tín ngưỡng, tôn giáo và hướng dẫn thực hiện Nghị định thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo đến toàn thể Tăng Ni, các tự viện trong cả nước.
  4. Nâng cao hiệu quả phối hợp công tác giữa Giáo hội Phật giáo Việt Nam với các tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, với các Ban, Bộ ngành trung ương. Vận động Tăng Ni, Phật tử phát huy tinh thần yêu nước, tích cực xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Hưởng ứng, tham gia các phong trào ích nước, lợi dân, ích đạo, lợi đời, cùng với đồng bào và nhân dân cả nước phấn đấu cho mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
II. ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO TRONG SỰ NGHIỆP HOẰNG DƯƠNG CHÍNH PHÁP TRONG PHƯƠNG THỨC HƯỚNG DẪN PHẬT TỬ. ĐỊNH HƯỚNG PHÁP MÔN TU TẬP PHÙ HỢP VỚI XÃ HỘI HIỆN ĐẠI, VỚI MỌI TẦNG LỚP TRONG XÃ HỘI VÀ XIỂN DƯƠNG DẠO ĐỨC PHẬT GIÁO GÓP PHẦN XÂY DỰNG VÀ LÀM ĐẸP NỀN ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI
1. Lấy việc tu tập pháp hành của Tăng Ni, Phật tử là nhiệm vụ trọng tâm trong hoằng pháp và hướng dẫn Phật tử đáp ứng nhu cầu thực tế đòi hỏi cấp bách hiện nay của các tầng lớp trong xã hội.
  1.  
3. Sắp xếp lại tổ chức, nội dung đào tạo, bồi dưỡng hoằng pháp viên nhằm chủ động trong nguồn lực nhân sự Giảng sư đoàn từ Trung ương đến các địa phương. Chú trọng nhân sự Giảng sư đoàn đi hoằng pháp tại hải ngoại phục vụ cộng đồng bà con Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài.
4. Tổ chức hội thảo, nghiên cứu thực tế, điền dã nhằm tìm ra hướng đi phù hợp, hiệu quả trong việc truyền bá Đạo Phật trong đồng bào Phật tử các dân tộc miền núi.
  1. Chú trọng đến việc hướng dẫn, đưa vào nề nếp sinh hoạt các Gia đình Phật tử theo Hiến chương và Nội quy đã được tu chỉnh. Mở các lớp bồi dưỡng, triển khai chương trình tu học và huấn luyện đã được tu chỉnh, nhằm thực hiện tốt việc tu học, sinh hoạt, và nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho các Huynh trưởng và đoàn sinh đáp ứng yêu cầu đặt ra.
  2. Quản lý và mở rộng các hình thức sinh hoạt của giới trẻ Thanh, Thiếu niên Phật tử. Phát huy mô hình Câu lạc bộ Thanh niên, Thiếu niên Phật tử và Ban liên lạc Phật tử hải ngoại. Tổ chức những lớp giáo lý và sinh hoạt cho tuổi trẻ tại các chùa, tự viện thường xuyên và rộng khắp với nội dung phong phú.
  3. Thông qua các khóa tu khuyến khích giới trẻ, đồng bào Phật tử tinh thần từ bi, tương thân tương ái, quan tâm và phụng sự cộng đồng, sống và làm việc theo pháp luật, xa rời các tệ nạn xã hội góp phần xây dựng đời sống văn hóa, văn minh tại khu dân cư cùng nhau làm đẹp nền đạo đức xã hội. 
8. Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào phương pháp truyền bá, hoằng pháp và hướng dẫn Phật tử.
III. NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ TU HỌC TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO TĂNG NI CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
1. Thống nhất quản lý chương trình giáo dục đào tạo Phật giáo trong toàn hệ thống các trường đào tạo của Giáo hội theo từng cấp học. Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở giáo dục Phật giáo. Đề cao quá trình tu tập trong quá trình đào tạo và coi trọng đạo hạnh, kỹ năng hoằng pháp, trụ trì là tiêu chuẩn chất lượng đào tạo.
  1. Đổi mới phương pháp giảng dạy và tu học trong các Học viện Phật giáo Việt Nam và hệ thống giáo dục Phật giáo. Quản lý chất lượng, chủ động nguồn nhân lực đội ngũ giảng sư học viện. Quản lý chất lượng đầu ra nhằm đào tạo ra những thế hệ Tăng Ni có đạo hạnh mô phạm, vừa uyên thâm về giáo lý Phật giáo, giữ gìn tinh hoa, cốt lõi của giáo lý Phật giáo, vừa thâm nhập vào đời sống thực tiễn tu hành, và đủ khả năng để truyền tải giáo lý ứng dụng cho quảng đại quần chúng nhân dân và đồng bào Phật tử có trình độ nhận thức cao của xã hội hiện đại nhằm giải quyết các vấn đề thực tế đặt ra trong đời sống đương đại.
  2. Hoàn thành bộ sách giáo khoa chương trình thống nhất trong tất cả các trường hệ Trung cấp Phật học trong cả nước. Đặt yêu cầu giáo trình, giáo án đối với các bộ môn tại các Học viện Phật giáo. Xây dựng khung chương trình đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ Phật học chung cho các Học viện.
  3. Nghiên cứu, đánh giá tình hình thực tiễn, tiến hành sắp xếp tái cơ cấu, sáp nhập các trường Trung cấp Phật học theo vùng và theo khu vực địa lý.
  4. Củng cố và xây dựng cơ sở vật chất cả phần cứng và phần mềm (thư viện, trang thiết bị dạy và học…) các trường lớp đào tạo của hệ thống trường Trung cấp Phật học và các Học viện Phật giáo, đặc biệt quan tâm giúp đỡ Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Cần Thơ.
  5. Tổ chức hội thảo khoa học, tọa đàm về giáo dục Phật giáo. Tăng cường giao lưu quốc tế, đặc biệt trong mạng lưới các trường đại học Phật giáo trên thế giới.
IV. GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHẬT GIÁO VIỆT NAM ĐẢM BẢO CÓ SỰ TIẾP NỐI GIỮA TRUYỀN THÔNG VÀ HIỆN ĐẠI, GÓP PHẦN XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG THỜI ĐẠI HỘI NHẬP QUỐC TẾ
1. Hoàn thiện và nghiệm thu đưa vào ứng dụng kết quả04 đề án: Pháp phục Phật giáo Việt Nam, Kiến trúc Phật giáo Việt Nam, Ngôn ngữ Phật giáo Việt Nam và Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam.
  1. Xây dựng đề án, tổ chức và có biện pháp thực hiện Việt hóa các nghi lễ Phật giáo. Thống nhất nghi thức, quy củ  thực hành các nghi lễ Phật giáo, đặc biệt là các Đại giới đàn, quy y, lễ hằng thuận cho Phật tử..., đồng thời chấn hưng tổ chức An cư kết hạ của Tăng Ni.
  2. Gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa Phật giáo truyền thống. Đảm bảo nguyên tắc thống nhất trong đa dạng, đảm bảo các pháp môn tu hành đúng chính pháp của các sơn môn, hệ phái Phật giáo được tôn trọng và duy trì.
  3. Khuyến khích xây dựng các ngôi chùa thuần Việt với ngôn ngữ tiếng Việt, kiến trúc truyền thống, nhất là tại nơi biên giới, hải đảo, và tại hải ngoại.
V. MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI ĐA PHƯƠNG THEO ĐỊNH HƯỚNG NGOẠI GIAO VĂN HÓA, NGOẠI GIAO NHÂN DÂN. CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC TRONG QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI VỚI CÁC TỔ CHỨC PHẬT GIÁO VÀ TỔ CHỨC TÔN GIÁO THẾ GIỚI. KẾT NỐI CHẶT CHẼ VỚI CÁC HỘI PHẬT TỬ VIỆT  NAM Ở NƯỚC  NGOÀI
1. Tăng cường và làm sâu sắc mối quan hệ hợp tác hữu nghị với cộng đồng Phật giáo thế giới, với Phật giáo các nước châu Á, cộng đồng Phật giáo các nước Asean. Chủ động tích cực tham gia với tư cách thành viên, thành viên sáng lập của các tổ chức Phật giáo quốc tế: Phật giáo châu Á vì hòa bình ABCP, Hội Phật giáo thế giới truyền bá chính pháp, Hội Liên hữu Phật giáo thế giới, Ủy ban tổ chức Đại lễ Vesak Liên hợp quốc, Liên minh Phật giáo toàn cầu…góp phần tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu vì hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới.
2. Thường xuyên trao đổi đoàn đi thăm các nước, tham gia hội thảo quốc tế, cũng như đón tiếp các phái đoàn quốc tế, các tổ chức Phật giáo và tổ chức tôn giáo thế giới, các hệ phái, truyền thống và Giáo hội Phật giáo của các nước trên thế giới đến thăm Việt Nam theo đường lối ngoại giao văn hóa, ngoại giao nhân dân, và mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước.
  1. Quan tâm sâu sắc và đổi mới phương thức lãnh đạo, kết nối chặt chẽ với các Hội Phật tử Việt Nam ở nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ cộng đồng bà con Việt kiều tại Hải ngoại.
  2. Tiếp tục thành lập các Hội Phật tử Việt Nam tại tất cả các nước có cộng đồng người Việt Nam sinh sống, lao động và học tập để gìn giữ truyền thống văn hóa dân tộc và hướng lòng yêu nước về Tổ quốc Việt Nam thân yêu.
  3. Thông qua Bộ Ngoại giao, phối hợp với cơ quan đại diện Việt Nam tại các nước trong việc gìn giữ di sản Phật giáo Việt Nam: Hệ phái Phật giáo Việt tông và các ngôi chùa Việt tại Thái Lan, tại Lào và Campuchia.
  4. Ra mắt tạp chí đối ngoại Phật giáo Việt Nam bằng tiếng Anh.
VI. ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC DỊCH THUẬT, PHIÊN DỊCH, ẤN HÀNH KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO TỪ NGUỒN CỔ NGỮ: HÁN TẠNG, PALI, SANSKRIT VÀ LÀM NỔI BẬT TINH HOA, BẢN SẮC CỦA PHẬT GIÁO VIỆT  NAM
1. Đẩy mạnh công tác dịch thuật, phiên dịch, ấn hành kinh điển Phật giáo từ nguồn cổ ngữ: Hán tạng, Pali, Sanskrit, và các ấn phẩm nghiên cứu Phật học từ nguồn tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật tập trung vào lịch sử Phật giáo thế giới, thiền tông, tịnh độ tông, mật tông.
2. Tập trung nguồn lực phát triển trung tâm dịch thuật Hán Nôm. Đào tạo nguồn lực ngành dịch thuật Hán Nôm, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng dịch thuật. Tiếp tục tổ chức phiên dịch Đại tạng kinh Hán tạng.
3. Trung tâm nghiên cứu Phật giáo Việt nam tập trung phiên dịch, khảo cứu làm nổi bật giá trị các tác phẩm trước tác của Phật giáo Việt Nam trong lịch sử.Tiếp tục công trình Đại tạng kinh Việt Nam.
  1. Tổ chức hội thảo khoa học quốc tế và các hội thảo liên ngành về Phật giáoViệt Nam, Phật giáo vùng Đông Nam Á, và thế giới trong xã hội đương đại.
  2. Xây dựng thư viện điện tử và hơp tác kết nối với các trung tâm, viện nghiên cứu Phật giáo quốc tế.
VII. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT, KIỂM SOÁT CÁC HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ, QUẢN LÝ TỰ VIỆN, SINH HOẠT HOẠT CỦA TĂNG NI THEO ĐÚNG HIẾN CHƯƠNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT NHÀ NƯỚC
1. Thường xuyên giám sát, kiểm soát,tăng cường quản lý, chấn chỉnh sinh hoạt của Tăng Ni, tự viện trong cả nước, nhất là đối với Tăng Ni trẻ trước những hoàn cảnh xã hội hiện đại.
  1.  
  2. Tăng cường hiệu năng làm việc, tính chuyên nghiệp của các bộ máy trong công tác Kiểm soát, Pháp chế. Phối hợp chặt chẽ với các ngành chuyên môn, với các Ban Trị sự địa phương để kịp thời phát hiện, nắm bắt tình hình thực tiễn, từ đó nghiên cứu, đề xuất giải pháp hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành của Giáo hội.
VIII. ĐẨY MẠNH TRUYỀN THÔNG PHẬT GIÓA NHƯ MỘT KÊNH HOẰNG PHÁP VÀ CHUYỂN TẢI CÁC HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ VÀO ĐỜI SỐNG XÃ HỘI NHẰM NÊU CAO GIÁ TRỊ TỪ BI, TRÍ TUỆ CỦA CỦA ĐẠO PHẬT, HÌNH ẢNH TỐT ĐẸP CỦA TĂNG NI, PHẬT TỬ, CỦA TỔ CHỨC GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM CÁC CẤP TRONG SỰ NGHIỆP PHỤNG ĐẠO, YÊU NƯỚC, XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1. Kiện toàn hệ thống truyền thông Phật giáo từ Trung ương đến địa phương. Mở nhiều các lớp bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ chuyên môn mang tính chuyên nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông Phật giáo.
  1.  
3. Quản lý tốt và thúc đẩy hoạt động báo chí Phật giáo. Bao gồm cả báo in, tạp chí Phật giáo và báo mạng, các trang điện tử của Giáo hội từ Trung ương đến các Giáo hội địa phương.
4. Xây dựng kế hoạch chi tiết và sự hợp tác cụ thể với kênh truyền hình An Viên để kênh An Viên thực sự là kênh truyền hình Phật giáo.
5. Chủ động trong việc xử lý các khủng hoảng truyền thông liên quan đến Phật giáo trong thời đại kỹ thuật số.
IX. ĐỊNH HƯỚNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ CỦA GIÁO HỘI QUA VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ TỰ TÚC CỦA CÁC CƠ SỞ TỰ VIỆN, KÊU GỌI TĂNG NI, PHẬT TỬ TÍCH CỰC THAM GIA CÔNG TÁC TỪ THIỆN XÃ HỘI, HƯỞNG ỨNG PHONG TRÀO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO, CHĂM LO CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI CHO CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI
1. Thành lập các doanh nghiệp chủ thể Phật giáo theo luật doanh nghiệp tham gia ở các lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế tri thức, du lịch tâm linh, văn hóa…Thực hiện liên kết liên doanh với các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp nhằm tạo nhằm tạo nguồn tự chủ tài chính cho các hoạt động Phật sự của Giáo hội.
2. Khuyến khích Tăng Ni phát triển kinh tế tự túc của các cơ sở tự viện, vận động gây quỹ cho các hoạt động của Trung ương Giáo hội và các cấp Giáo hội địa phương.
3. Phát huy tinh thần từ bi, kêu gọi Tăng Ni, Phật tử tích cực trong công tác từ  từ thiện xã hội. Bên cạnh việc cứu trợ đồng bào bị ảnh hưởng do thiên tai, nghèo đói, công tác từ thiện xã hội tập trung xây dựng các công trình phúc lợi, nhà tình nghĩa, bảo hiểm y tế xã hội, bảo vệ môi trường ứng phó biến đổi khí hậu, văn hóa tham gia giao thông… và tập trung vào lĩnh vực giáo dục, y tế xây dựng các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở giáo dục mầm non.
BAN THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Ý kiến phản hồi

Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu