GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

LONG ĐIỀN - BÀ RỊA VŨNG TÀU

Cập nhật lúc 04:37:33 26-10-2016 (GMT+7) Lượt xem:3295

Ý nghĩa việc dâng hương và dâng hương mấy nén ?

- Dâng có nghĩa là đưa lên một cách cung kính, tiếng Anh gọi là “offering”. Và từ hương có nghĩa là mùi thơm, thông thường là một vật dùng đốt lên để cúng các đấng thiêng liêng, cũng được gọi là nhang và trầm, tiếng Anh là “incense”. Từ incense bắt nguồn từ ngôn ngữ Latin, và động từ incendere - có nghĩa là thắp cháy lên

 Nghi thức dâng hương đã trở thành phong tuc tap quan mà hầu như mọi người dân Á Châu bất kể lứa tuổi nào và sống ở nơi đâu đều biết đến. Nén hương đã đi vào đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam như một nét đẹp truyền thống, gần gũi và thiêng liêng. Dù không mê tín dị đoan, trong tâm thức mọi người Á Châu đều tin rằng nén hương khi đốt lên, cũng như một nhịp cầu vô hình nối kết hai thế giới hữu hình và vô hình với nhau. Tuy nhiên về mặt tam linh huyen bi, có người vẫn còn hiểu một cách mơ hồ, nhất là về ý nghĩa dâng hương theo truyền thống của ông bà. Thậm chí ngày nay còn có một số người còn không biết vì sao trong nhà mình có một bàn thờ với những pho tượng, hình ảnh Chư Phật, Bồ Tát, Thần Thánh hoặc Tổ Tiên...

Dâng hương là gì? Tại sao có tục chọn số lẻ khi thắp hương?

Vậy dâng hương là gì?

Dâng có nghĩa là đưa lên một cách cung kính, tiếng Anh gọi là “offering”. Và chữ hương có nghĩa là mùi thơm, thông thường là một vật dùng đốt lên để cúng các đấng thiêng liêng, cũng được gọi là nhang và trầm, tiếng Anh là “incense”. Chữ incense bắt nguồn từ ngôn ngữ Latin, và động từ incendere – có nghĩa là thắp cháy lên.

Chuyện thắp hương trên bàn thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp giỗ chạp, lễ tết. Ngày cuối năm đi mua sắm các thứ chuẩn bị cho ngày tết, không ai không mua vài nén hương về thắp cho ông bà, tổ tiên mình. Nén hương được thắp lên thì mọi người cảm thấy ấm lòng. Nén hương lúc này không còn là thứ hàng bình thường, mà nó đã trở thành một sản phẩm tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Cùng với những phong tục truyền thống khác, nén hương đã góp phần tạo nên và bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Khi thắp hương nhang thường thắp mấy nén?

Bao giờ cũng vậy, người Việt Nam đã quen chọn số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) cho số nén hương dâng lên. Hoặc có thể người ta cũng đốt cả nắm hương chứ không chọn số chẵn (2, 4, 6, 8).

Người ta quan niệm rằng, số lẻ là dương nên nó phù hợp hơn với tổ tiên (người dương thắp cho người âm).

Có nhiều quan niệm khác nhau về các con số.

- Số 1: thể hiện lòng thành

- Số 2: Khi viếng linh cữu người chết và trong thời gian để tang, người ta thường thắp 2 nén hương.

- Con số 3 thì có nhiều quan niệm khác nhau hơn. Đó có thể là :

Tam bảo (Phật – Pháp – Tăng),
Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới)
Tam thời (Quá khứ – Hiện tại – Tương lai)
Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ) của nhà Phật
(bởi vậy mà ở sân chùa cũng thường có 3 đỉnh hương to)

- Con số 5 là

5 phương trời đất,
5 hướng thần linh.
Theo Phong thuy , Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

- Số 7 và số 9 được tượng trưng cho “vía” của con người, khi người ta muốn xin ơn cho cá nhân (nam thất nữ cửu).

Thực tế, 3, 5, 7, 9,... hay 1 nén hương là đều giống nhau, không khác nhau về ý nghĩa. "Việc các chùa hiện nay khuyến khích Phật tử chỉ nên thắp 1 nén nhang đó là nhằm tránh hỏa hoạn và ô nhiễm môi trường với những người xung quanh". Vì thế, chỉ cần thắp 1 nén hương là đủ. Không bao giờ được dùng nhang giả (nhang điện) cắm vào lư hương.

Nén hương, cũng có thêm một ý nghĩa đặc biệt khác nữa, đó là thắp hương để nhớ nghĩ đến sự vô thường. Vô thường là từ Hán-Việt, tức là không vĩnh viễn – tất cả đều giả tạm, cho nên lúc nén hương tắt cháy thì cũng tượng trưng cho đời người tắt cháy, ngắn ngủi vô thường như thời gian của nén hương… tàn tro của hương nhắc nhở chúng ta chớ để thời gian trôi qua, uổng phí tháng ngày.

Ý nghĩa của việc đốt nhang nằm ở chỗ khi khói bốc lên trời, người ta gửi gắm được những thông điệp của trần gian tới thế giới thượng tầng, tới ông bà, tổ tiên của mình. Nén hương lúc này không còn là thứ hàng bình thường, mà nó đã trở thành một sản phẩm tinh thần không thể thiếu của người dân Việt.

Mùi hương là mùi thơm quen thuộc trong nhà hằng triệu triệu người Á Châu, là mùi thơm đặc biệt của ngày đầu năm đi chùa lễ Phật. Chúng ta luôn bắt gặp những hình ảnh rất quen thuộc: những cụ ông, cụ bà, nam thanh, nữ tú, tay cầm hương khấn vái cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng, phúc lộc thọ khang ninh… Đây hoàn toàn không phải là hành động mê tín dị đoan, mà là một nét đẹp văn hóa đã tồn tại từ rất lâu.

Dâng hương là gì? Tại sao có tục chọn số lẻ khi thắp hương?

Ý nghĩa dâng hương trong nhà Phật và các tôn giáo khác:

Trong nghi lễ Phật Giáo, hương là một trong sáu lễ vật dâng cúng (dâng lục cúng), gồm có: Hương; hoa; đăng; trà; quả, thực (nhang, bông, đèn, trà, trái cây, thức ăn). Tuy nhiên nhiều người không rõ về ý nghĩa sâu xa của việc cúng Phật nên bày biện đủ thức ăn uống như yến tiệc, thật là phí của, phí công mà lại còn làm sai lạc ý nghĩa. Không lẽ Phật sẽ lên trên bàn thờ mà ăn từng trái táo, uống từng chung trà sao?

Theo quan niệm của Phật Giáo, lòng thành thể hiện qua làn khói hương nghi ngút, không cần cỗ bàn yến tiếc tiệc thịt cá, heo gà linh đình… vì đúng ý nghĩa sự cúng Phật thì chỉ nên dùng hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, trái tốt, nước trong là đủ. Phật không phải ở trên bàn thờ, trong những pho tượng, mà là ở trong tâm của tất cả con người. Ngoài những nén hương dùng ngọn lửa nóng để đốt cháy lên, chúng ta còn có thể dùng đức tin của mình thắp lên những nén “Tâm hương” – tức là hương từ trong tâm.

Bởi vậy mới có năm thứ hương dùng để cúng dường chư Phật: Giới hương; Định hương; Tuệ hương; Giải thoát hương và Giải thoát tri kiến hương.

Không chỉ Phật Giáo, mà cả các tôn giáo khác như Thiên Chúa Giáo cũng dùng hương trong các ngày lễ của mình. Người Thiên Chúa Giáo xông hương trong các Thánh lễ, trước bàn thờ, trước cuốn Kinh Thánh, mình Thánh, rượu Thánh và cả linh cửu của người đã mất… Trước thời Chúa Jésus, những hương liệu như loại trầm frankincense có giá trị hơn cả vàng bạc châu báu. Đó là vì cổ nhân tin rằng những loài cỏ cây thơm là do chư Thiên ban cho từ trên cao và đã thấm nhuần hương thơm của Đức Chúa Trời.

Có tài liệu ghi rằng, khi Chúa Jésus giáng sinh, có ba vị vua đem ba thứ châu báu quý nhất trong nước thời đó để dâng lên cho ngài: Đó là vàng, hương trầm và dầu thơm đặc biệt từ rễ cây Myrrh. Điều này chứng tỏ hương trầm từ xa xưa vốn đã được xem như một vật quý giá thiêng liêng. Khói hương hòa vào không khí khiến cho không gian vạn vật xung quanh đều được thơm ngát, ví như tâm hành “Tùy thuận chúng sinh” của các bậc Bồ Tát vậy.

Những tôn giáo khác như Ấn Độ giáo (Hinduism) thì lại dùng hương để thư giản và tập trung hơi thở lúc ngồi Thiền. Trong khi đó, đạo Phù Thủy (Wiccanism) dùng hương để trở về với sức sống thiên nhiên để cảm thông với các vị nữ thần như Aphrodite. Trái lại, theo đạo Khổng (Confucianism) thì khói hương tượng trưng cho Đại Trượng Phu, chỉ bay lên chứ không bao giờ lặn xuống.
Hương không có màu sắc nhưng luôn thơm ngát, như câu “Tự tại trong hành xứ, như chim giữa hư không, tìm dấu chân không thấy”. Như mùi hương vô sắc phảng phất thơm lừng, bậc tĩnh lặng sống tự tại giữa đời, đem lại an lạc và lợi ích cho đời nhưng không lưu lại một dấu tích danh sắc nào trên bia ký. Rời khỏi cuộc đời, có chăng chỉ là một khoảng không gian ngát hương: mùi hương của loại hương bay ngược chiều gió!

Ở nhiều vùng thuộc Nam Bộ, người ta còn thắp hương cho từng gốc cây, góc nhà với quan niệm mọi vật đều có đời sống tâm linh của nó, cũng như là để các Thần Thánh, hoặc Vong Linh, Hương Linh hút vào sức lực để hiển linh.

Một điều chúng ta phải cần ghi nhớ là mỗi lần dâng hương trước bàn thờ: không những dâng hương bằng tấm lòng thành kính của mình, mà còn phải có chánh niệm, tiếng Anh gọi concentration (sự tập trung). Nên cắm từng nén hương với hai tay và cắm cho ngay thẳng, tượng trưng cho tấm lòng ngay thẳng, mặc cho bão táp phong ba không hề dời đổi, giữ nguyên phong cách của ngừời quân tử có tấm lòng trong sạch để lưu lại tiếng thơm với đời tỏa khắp nơi nơi…

Tâm Lạc Trần Quý Anh

Ý kiến phản hồi

Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu