GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

LONG ĐIỀN - BÀ RỊA VŨNG TÀU

Cập nhật lúc 08:14:48 10-12-2016 (GMT+7) Lượt xem:2827

Ổi - vị thuốc dân gian tuyệt vời

Ổi là loại trái cây quen thuộc với người dân Việt Nam, kể cả nông thôn và thành thị. Ngoài quả, các bộ phận của cây ổi như lá, rễ, rộp ổi… cũng là những vị thuốc dân gian phòng trị nhiều bệnh.

 

Quả ổi chín cây: Những trái ổi chín vừa trẩy xuống, ăn ngon ngọt giàu dinh dưỡng lại ít calo. Quả ổi chín có hàm lượng vitamin C rất cao (100g ổi có 486mg vitamin C), tập trung ở phần vỏ, nhất là phía ngoài cùng. Do đó ăn ổi phải rửa sạch ăn cả vỏ mới có ích. Hàm lượng khoáng chất P, Fe, Ca, đặc biệt là chất Fe trong hạt ổi rất cao, có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch hơn so với các loại hoa quả khác. Ổi còn có acid béo omega 3-6 và nhiều chất xơ, các chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm, dị ứng trong các bệnh mạn tính (hen suyễn, thấp khớp, tim mạch, dị ứng…). Ổi giúp giảm béo, làm cho da trở nên tươi nhuận, là những nguồn chất xơ thiên nhiên tốt nhất, còn chứa nhiều kali giúp ổn định huyết áp và tim mạch.

Người Philippines thường dùng ổi chín làm thuốc tăng lực, tăng cường sức bóp của cơ tim (trợ tim).

Người da đỏ Choco ở Panama dùng ổi chín để chữa xung huyết ở phổi và họng. Bằng cách trộn lẫn thịt ổi với xoài chín trong một bát nước đá lạnh, rồi nhấp từng ít một. Mỗi tuần dùng 3 ngày, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần một chén con.

Nước ổi tăng cường khả năng miễn dịch cơ thể, cũng có thể giảm lượng đường trong máu và nước uống có tác dụng giảm béo: Ổi 1 quả, mật ong 2 thìa cafê, nước 150ml, một chút nước chanh. Ổi đem rửa sạch cùng với nước cho vào máy xay, xay thành nước, cho mật ong và nước chanh vào, khuấy đều là được. Uống thường xuyên.

Quả ổi còn xanh sậm: thịt còn cứng vị chát, đắng, thì không nên ăn. Vì gây táo bón, lại có hại đến dạ dày và ruột. Quả ổi chưa chín và lá non của nó thì trong dân gian thường dùng để chữa nhiều bệnh như: thương tích và huyết ứ do bị té, bị đánh, trị liệu bệnh đường ruột và rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.

Quả ổi ương (gần chín): Quả ổi khi còn ương, cùi rất giòn, ngọt nên được ưa thích hơn. Khi mua nên chọn quả to, vỏ màu xanh sẫm hoặc xanh trắng, bóng, không có vết đen. Quả chín vàng nên chọn quả to, vỏ màu vàng, hương thơm nồng, không có vết đen hoặc có vết côn trùng cắn.

Trị đái tháo đường ngoài cách ăn cả quả, có thể đem cắt thành miếng, bỏ hạt ngâm vào nước muối nhạt ít phút bỏ ra ráo nước, ăn kiểu này hương vị thơm giòn.

Quả ổi già: bổ làm đôi, phơi khô rồi cất vào hũ. Để càng lâu công hiệu càng cao. Khi trẻ bị sình bụng, đau bụng đi tiêu chảy, lấy vài quả ổi phơi khô nấu nước cho trẻ uống sẽ hiệu quả.

Quả ổi khô trên cành: Có tác dụng trị chứng kinh nguyệt quá nhiều ở phụ nữ. Người ta lựa những trái ổi già bẻ gãy nhánh, để khô trên cành, rồi mới hái xuống treo nơi dàn bếp một thời gian cho thật khô, đem cất để dành khi cần tới.

Quả ổi non (ổi bao tử): Lá và quả ổi non cắt thành miếng đem phơi khô dùng để pha trà, gọi là trà ổi (trà bao tử). Nhiều người cho là trà ổi có thể chữa được bệnh tiểu đường.

LÁ ỔI NON: Khi cây ổi ra đọt non, hái lấy đem phơi khô, dùng để ngâm rượu, trong uống ngoài thoa. Trị máu ứ và chỉ thống (làm hết đau), đối với bệnh máu ứ lâu năm cũng có thể chữa khỏi. Trường hợp bị té, bị đánh, dùng rượu ấy trong uống ngoài thoa, sẽ hết sưng, hết bầm tím.

Mùa hè nóng bức, dễ gây ra ngứa ngáy khó chịu. Hoặc trẻ con bị nổi rôm khắp người, đứng ngồi không yên, ăn uống mất ngon: lá ổi (không cần chọn lá non) nấu nước tắm sẽ hết sưng, hết ngứa.

Dịch chiết lá ổi chữa co giật: Ở vùng West Indies, người ta dùng cồn chiết hạt và lá ổi để chữa động kinh và co giật. Dùng cồn chiết này uống và để xoa cột sống (trẻ con cũng như người lớn): lấy 10 lá cây ổi, đập dập nhẹ và thái ra từng mảnh nhỏ cho vào một bình. Đổ 1 chén rượu mạnh và một chén rượu gin. Đậy nắp để ngâm 15 ngày lọc lấy nước và giữ ở nơi khô, mát. Người lớn mỗi ngày uống 2 thìa to.

Dịch chiết lá ổi chữa tiểu đường: người ta khuyên người bệnh tiểu đường đến mùa ổi nên ăn quả ổi chín để cả vỏ, ăn tươi hoặc ép lấy nước uống. Trái mùa thì sắc nước lá ổi tươi hay khô để uống. Tuy nhiên không lạm dụng vì ăn quá nhiều sẽ có hại như khi ăn ổi xanh (gây táo bón).

RỘP ỔI (mảng mỏng trên thân cây ổi)) chữa tiêu chảy do nhiệt: vỏ rộp 20g, lá chè tươi 10g, cả 2 sao vàng tán bột. Người lớn 10g/1 lần, trẻ em liều một nửa.

VỎ RỄ CÂY ỔI: Sắc với dấm để ngậm chữa đau răng.

BS. Phó Thuần Hương
Theo SKĐS

Ý kiến phản hồi

Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu