Bệnh đột quỵ là bệnh lý phổ biến rất nguy hiểm
Dấu hiệu của bệnh đột quỵ
- Thị lực giảm: nhìn mờ, hay nhìn mờ dần. Bệnh đột quỵ có thể làm cho người bệnh nhìn mờ cả hai mắt hoặc mất thị lực một mắt, tuy nhiên biểu hiện này không rõ ràng nên rất nhiều người bên cạnh khó nhận ra.
- Nói khó khăn, hoặc nói lẫn
- Lực ở cánh tay hay chân yếu đi. Nếu người bệnh đang trong cơn đột quỵ thì triệu chứng khá phổ biến là một cánh tay hoặc một chân sẽ dần yếu đi và bị tê liệt. Bạn muốn kiểm tra: hãy mở rộng hai cánh tay của mình trong vòng 10 giây. Nếu một cánh tay tự trôi xuống, chứng tỏ bạn đang bị yếu cơ và có dấu hiệu của cơn đột quỵ.
- Đầu óc choáng váng và mất thăng bằng. Chóng mặt, buồn nôn hoặc đi lại khó khăn, đó là triệu chứng của một cơn đột quỵ.
- Đau đột ngột ở cánh tay, một chân, nửa mặt hoặc một bên ngực. Triệu chứng này thường phổ biến ở nữ giới.
- Nhức đầu dữ dội. Đây là triệu chứng nặng và khá phổ biến của bệnh đột quỵ, nhất là người bệnh có tiền sử bị đau nửa đầu.
- Da mặt nhợt nhạt, chùng xuống, mặt ủ rũ
Tinh thần thay đổi, mệt mỏi.
- Cảm thấy khó thở hoặc tim đập nhanh. Những người bị đột quỵ, tim thường đập nhanh hoặc loạn nhịp, nữ giới thường bị nhiều hơn nam giới.
Bệnh đột quỵ cần được thăm khám và điều trị kịp thời
Cách phòng bệnh đột quỵ
- Thuốc lá là nguyên nhân chính gây bệnh mạch máu não. Người hút thuốc lá nhiều có thể bị đột quỵ dù chỉ ở tuổi trung niên, vì thế hãy ngừng hút thuốc lá.
- Huyết áp cao là nguyên nhân chính gây đứt mạch máu não, vì thế nếu mắc bệnh cần điều trị dứt điểm.
- Bệnh tiểu đường là yếu tố gây mảng xơ vữa động mạch lớn, dẫn đến thiếu máu ở não, vì thế nên phòng và điều trị sớm.
- Không để cholesterol máu cùng với triglyceride máu tăng.
- Bệnh đa hồng cầu là nguyên nhân gây cơn thiếu máu não hay nhũn não, vì thế cần phòng và điều trị sớm.
- Thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh, ít dầu mỡ, ít cholesterol và muối.
- Thường xuyên vận động để rèn luyện thể chất.
- Ổn định trọng lượng cơ thể.
- Thực hiện đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Cách điều trị bệnh đột quỵ
Điều trị bệnh đột quỵ bước đầu:
- Sử dụng thuốc làm tan cục máu đông như tPA (tissue plasminogen activator), phá vỡ huyết khối và phục hồi lưu lượng máu đến vùng tổn thương. Có những tiêu chuẩn chặt chẽ trong việc dùng thuốc này nên người bệnh cần theo chỉ định của bác sĩ trong khi dùng thuốc.
- Trong vòng 3 giờ kể từ khi các triệu chứng đột quỵ xuất hiện, người bệnh cần được điều trị ở một chuyên khoa y tế nhất định.
- Mỗi triệu chứng đột quỵ sẽ được điều trị theo phương pháp khác nhau, vì thế cần chẩn đoán đúng để tránh nhầm lẫn.
- Trong một số trường hợp, các chất loãng máu (blood thinners) như heparin và coumadin được dùng để trị đột quỵ. Aspirin và các tác nhân kháng tiểu cầu khác cũng có thể được sử dụng.
- Khi nhức đầu dữ dội có thể dùng thuốc giảm đau. Dùng thuốc hạ áp để kiểm soát tăng huyết áp.
- Nếu đột quỵ do xuất huyết, cần phẫu thuật để dẫn lưu máu tụ và phục hồi lại các mạch máu bị tổn thương.
Điều trị dài hạn:
- Mục tiêu của điều trị dài hạn là phục hồi các chức năng của cơ thể người bệnh và ngăn ngừa sự tái phát của các cơn đột quỵ. Thời gian phục hồi tùy thuộc vào tình trạng của tưng người bệnh.
- Để tránh nhiễm trùng và loét tư thế cần thực hiện vận động liệu pháp. Người bệnh cần tích cực hoạt động dù cho có những giới hạn về thể chất. Chăm sóc đường ruột và ống thông tiểu để tránh tình trạng mất kiểm soát chức năng bàng quang và ruột.
- Một số người bị đột quỵ mất hoàn toàn ý thức đối với chung quanh nên cần quan sát người bệnh để bảo đảm an toàn.
- Khi người bệnh rối loạn tiếng nói, người nhà nên cho họ xem hình ảnh của mình, biểu đạt bằng nhiều ngôn ngữ cơ thể khác để họ hiểu.
Hoàng Ngân