Trung Quốc từ lâu đã được mệnh danh là mảnh đất “Thần Châu”, xứ sở của Thần. Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn nhất, có ảnh hưởng nhất ở quốc gia này nhưng cũng là đức tin phải gánh chịu nhiều kiếp nạn nhất, sử cũ gọi là 4 lần “Pháp nạn”.
Phật giáo du nhập vào Trung Quốc từ thế kỉ thứ 2, dưới thời Hán Minh Đế Lưu Trang. Sau một đêm nằm mộng thấy Thần Phật bay khắp cung điện, ông đã cử sứ đoàn 12 người sang tận Ấn Độ mang tượng Thích Ca Mâu Ni và kinh sách Phật giáo về. Ở kinh đô Lạc Dương, Hán Minh Đế còn dựng ngôi chùa đầu tiên của Trung Quốc có tên là Bạch Mã. Nhưng không phải vị hoàng đế nào cũng thành tâm kính Phật như vậy.
Bắc Ngụy Thái Vũ Đế phá chùa, đốt tượng Phật
Thái Vũ Đế tên húy là Thác Bạt Đảo, là ông vua thứ ba của triều Bắc Ngụy (386-534). Ông có công lớn trong việc thống nhất miền Bắc Trung Quốc. Nhưng bản tính hung hãn, ưa chuộng chém giết, binh đao của ông vua này đã đẩy Phật giáo thời ấy vào kiếp nạn đầu tiên.
Thôi Hạo, một sủng thần của Thái Vũ Đế, vốn là người rất sùng bái Đạo giáo. Ông đã dùng ảnh hưởng của mình thuyết phục Thái Vũ Đế bãi bỏ Phật giáo, độc tôn Đạo giáo. Thái Vũ Đế tin lời, ra lệnh đàn áp Phật giáo trên quy mô lớn, thảm sát tăng sư, phá hủy chùa chiền, đập tượng Phật, đốt kinh sách. Chỉ qua vài năm, Bắc Ngụy đã không còn lại một ngôi chùa nào.
Nhưng quả báo đã đến sau đó không lâu. Thôi Hạo đắc tội với Thái Vũ Đế, bị tống giam. Trước khi bị đem ra xử tử, Thôi Hạo bị nhốt vào trong cũi để quân lính tiểu tiện vào mặt rồi bị diễu ngoài đường phố, thị uy với dân chúng. Toàn bộ gia tộc họ Thôi cũng bị khép tội liên đới, xử tử toàn bộ. Còn bản thân Thái Vũ Đế, vài năm sau cái chết của Thôi Hạo cũng bị một hoạn quan tên là Tông Ái ám sát.
Bắc Chu Vũ Đế tuyên chiến với Phật giáo
Ông tên húy là Vũ Văn Ung là hoàng đế triều Bắc Chu (557-581). Trong thời gian trị vì của Vũ Đế, đạo Phật rất hưng khởi ở Bắc Chu. Cả nước có hàng trăm vạn tăng lữ, hơn một vạn tu viện, chùa chiền. Điều này khiến binh lực của triều đình ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là khi đang phải dồn sức cho cuộc chiến Nam Bắc triều. Vũ Đế ra lệnh cấm chỉ Phật giáo và Đạo giáo.
Năm 574, ông ra chiếu bãi bỏ Phật giáo, bắt các nhà sư trở về hoàn tục, xung quân. Chùa chiền trở thành phủ đệ của các vương hầu, dân chúng cũng bị cấm thờ Phật. Vũ Đế còn tịch thu đất đai, tượng đồng, tài sản của các ngôi chùa để sung vào quân nhu.
Bắc Chu Vũ Đế. Ảnh: Internet.
Chỉ đúng 4 năm sau ngày ra lệnh đàn áp Phật giáo, năm 578, Chu Vũ Đế lâm trọng bệnh trong cuộc hành quân tấn công Đột Quyết, mất ở tuổi 36. Thái tử Vũ Văn Uân lên nối ngôi, tức Bắc Chu Tuyên Đế. Chu Tuyên Đế ăn chơi sa đọa rồi chết khi mới 21 tuổi. Chỉ 3 năm sau, nhà Bắc Chu cũng mất về tay Dương Kiên, người sau này sáng lập ra cơ nghiệp cho nhà Tùy. (581-619).
Đường Vũ Tông diệt Phật
Các hoàng đế đời Đường đều rất tôn sùng Phật giáo, ngay cả một người nổi tiếng tàn nhẫn như Võ Tắc Thiên. Nhưng Đường Vũ Tông (814-846) thì lại là một ngoại lệ. Khi lên ngôi trị vì, ông có ác cảm rất xấu với Phật giáo, luôn tìm cách đàn áp tôn giáo này.
Đường Vũ Tông rất tôn sùng Đạo giáo, mê mẩn thuật trường sinh bất tử, từng cho triệu một đạo sĩ có tên là Triệu Quy Chân vào cung luyện thuốc trường sinh cho mình. Quy Chân nhiều lần khuyên Đường Vũ Tông nên phế bỏ đạo Phật.
Đường Vũ Tông. Ảnh: Internet.
Năm 842, Đường Vũ Tông ra lệnh mỗi nơi chỉ được xây một ngôi chùa, buộc các nhà sư hoàn tục. Sang năm 845, cuộc đàn áp diễn ra với quy mô rộng lớn hơn. Chỉ trong một năm có tới hơn 260.000 tăng lữ bị bắt phải hoàn tục, nộp thuế như bình dân. Đã có hơn 4600 ngôi chùa bị phá hủy. Đất đai nhà chùa bị tịch thu, tượng Phật bị nung chảy để đúc đồng. Sử cũ gọi là “Hội Xương diệt Phật”.
Ít lâu sau áp dụng những cuộc tàn sát, bức hại trên quy mô lớn với Phật giáo, Đường Vũ Tông đã phải gánh chịu những nghiệp quả của mình. Cuối năm 845, ông lâm trọng bệnh. Chỉ một năm sau, Đường Vũ Tông qua đời ở tuổi 32. Nhà Đường sau đó cũng nghiêng ngả vì những cuộc khởi nghĩa nông dân.
Giang Trạch Dân và tay sai bức hại Pháp Luân Công
Đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm chính quyền từ năm 1949. Chỉ trong chưa đầy 1 thế kỉ, những cảnh tượng khủng khiếp như thời “Pháp nạn” của Phật giáo lại được tái diễn. Dưới thời “Cách mạng văn hóa” (1966-1976), dưới khẩu hiệu “Diệt Bốn cái cũ” của Mao Trạch Đông, tất cả những gì liên quan tới tôn giáo, tín ngưỡng, đức tin đều bị lực lượng Hồng vệ binh thẳng tay ngược đãi. Nhiều chùa chiền, nhà thờ, tu viện Hồi giáo, các nghĩa trang đều bị đóng cửa, đập phá. Nền văn hóa thần truyền 5000 năm của dân tộc Trung Hoa đã bị phá hủy nặng nề.
Một bức tượng Phật tại Chùa Linh Ẩn ở Hàng Châu, Trung Quốc bị dán các dòng chữ “Đả cựu” và “Kiến tân”. Ảnh: AP
Gần đây hơn, những năm cuối thập kỷ 90, cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân đã đưa Phật giáo Tây Tạng và đặc biệt là Pháp Luân Công – môn tu luyện Phật gia vào danh sách đàn áp, bức hại. Bởi niềm tin vào Thần Phật, vào tín ngưỡng truyền thống mà các học viên Pháp Luân Công bị coi như kẻ thù địch ngay tại chính quê hương mình.
Những thủ đoạn tàn nhẫn nhất từ tra tấn thể xác, khủng bố tinh thần đến làm kiệt quệ thanh danh, vắt kiệt tài chính đều được Phòng 610, một tổ chức an ninh hoạt động không khác nào xã hội đen áp dụng đối với các học viên Pháp Luân Công. Một trong những hành động tàn ác, không còn tính người nhất chính là mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công ngay khi họ đang còn sống.
Từ trái sang phải: Chu Vĩnh Khang, Giang Trạch Dân, Bạc Hy Lai, những kẻ đứng đầu trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Ảnh: Internet.
Giang Trạch Dân và bè lũ tay sai đàn áp đức tin vào Thần Phật của các học viên Pháp Luân Công đã và đang phải nhận những bản án phán xét của pháp luật và Thiên lý cho tội ác diệt chủng của mình. Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, Lệnh Kế Hoạch, Tô Vinh… là những quan chức tai to, mặt lớn, thăng tiến sự nghiệp vù vù sau khi trực tiếp tham gia vào những cuộc khủng bố Pháp Luân Công.. đều đã không thoát khỏi lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát.
Hiện nay, tất cả đều đã phải trả giá. Bạc Hy lai, Chu Vĩnh Khang bị bỏ tù chung thân. Từ Tài Hậu ốm chết. Quách Bá Hùng, Lệnh Kế Hoạch, Tô Vinh đang hoang mang chờ ngày phán quyết. Cuối cùng, “Con hổ già” Giang Trạch Dân, kẻ cầm đầu cuộc bức hại tàn ác suốt 17 năm qua, cũng đang cảm thấy sợi dây thòng lọng ngày càng thít chặt lấy cổ mình. Đó đều là quả báo mà những kẻ gieo rắc tội ác, tang thương phải lĩnh nhận. Thiện ác báo ứng – là Thiên lý bất biến của Đất Trời.
Hữu Bằng
Theo nguồn ĐKN
|
|
Tài khoản BTS GHPGVN huyện Long Điền
Thủ quỹ quản lý thẻ tên:
CAI THỊ NGỌC KIỀU
Số TK: 76110000593792
NH BIDV - chi nhánh Bà Rịa
Mọi thông tin đóng góp, ủng hộ xin liên hệ:
Số đt, zalo: 0818287858
Theo dõi thẻ này có:
TT. Thích Tâm Pháp: Trưởng Ban Trị Sự
SC. Thích nữ Hạnh Thiện: Chánh thư ký
NS. Phương Minh: Trưởng ban kinh tế-tài chánh