GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

LONG ĐIỀN - BÀ RỊA VŨNG TÀU

Cập nhật lúc 07:34:36 10-10-2016 (GMT+7) Lượt xem:4266

CÁC NGUYÊN TẮC HÀNH CHÁNH

I. Khái niệm về Hành chánh: Hành chánh là một bộ môn nghiên cứu về khoa học quản lý về trị quốc an dân. Do đó, nội dung chính của Hành chánh là một nghiệp vụ của quy cũ, nguyên tắc và kỷ thuật pháp lý điều hành Giáo hội.

Như vậy từ “Quy”  theo tiếng Hán là  quy tắc, về mặt tượng hình thì chữ QUY là một dụng cụ của thợ mộc dùng để vẽ hình tròn, giống như dụng cụ “com pa” của học sinh. Từ “CŨ” theo tiếng hán là khuôn phép, về mặt tượng hình một dụng cụ của thợ mộc để vẽ hình, giống như dụng cụ   “e ke” của học sinh.
Từ ngữ trên, “Quy cũ” hay gọi nom na là “vuông tròn” được xem là khuôn phép xử sự giữa người với người trong cộng đồng xã hội, giữa Nhà nước và nhân dân. Thí dụ: “Tính sao cho được vuông tròn, có nghĩa là xử sự cho thuận trên vừa dưới, hợp lòng người”
Vuông tròn là quan niệm về vũ trụ quan của người phương đông (trời tròn, đất vuông) do đó mọi vấn đề được giải quyết theo hướng tôn trọng đạo lý (vuông, phù hợp với người (tròn). Cho nên khi xử lý công việc, về lý thì mọi việc phải theo chuẩn mực “vuông ra góc”, xử lý công việc, thì tình phải “tròn như trăng rằm”, đó là quy cũ của Hành chánh. Thí dụ: Hiến chương và các chế định của GHPGVN được giống như thực phẩm, người thực thi quyền hành chánh giống như người đầu bếp. Vì thế, người đầu bếp phải chế biến các thực phẩm (Hiến chương và các chế định của Giáo hội) ấy thành từng món ăn thích ứng với khả năng hấp thụ (tính vuông) và khẩu vị (tính tròn) của từng Hệ phái, Tăng Ni và Phật tử theo thực đơn đã có  (chương trình hoạt động, việc cung ứng các món ăn theo thực đơn, món nào
 
ăn trước, món nào ăn sau sao là tùy thuộc quyền lãnh đạo của Giáo hội theo chức năng hành chánh).
Hiến chương là các chế định vốn là những khuôn mẫu mang tính chuẩn mực (vuông tròn) trong tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hai nguyên tắc “Trọng Hiến (Hiến chương Giáo hội) và Trọng Pháp (Quy chế do Trung ương Giáo hội ban hành, Nội quy các Ban – Viện Trung ương)” là hai nguyên tắc của quy cũ của hành chánh. Phối hợp nhuần nhuyễn giữa đạo lý và lòng người là nhiệm vụ, chức năng hành chánh của quyền lập qui mà Giáo hội được Tăng Ni, Phật tử tín nhiệm giao phó.
II. Quyền lập pháp và lập qui
  • Quyền lập pháp:
Quyền lập pháp tức là chỉ có Hội đồng Trị sự hoặc Đại hội mới có quyền ban hành, như Hiến chương, các Quy chế và Nội dung hoạt động thuộc hệ thống Giáo hội. Thí dụ: Hiến chương GHPGVN – 2013 do Ban Thương trực Hội đồng Trị sự lập dự án sửa đổi, sau khi lấy ý rộng rãi trong toàn hệ thống Giáo hội, Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII thông qua vào ngày 24 tháng 11 năm 2012. Quy chế Ban Thương trực HĐTS, Quy chế Ban Trị sự Tỉnh – Thành hội Phật giáo trực thuộc Trung ương Giáo hội, Quy chế Ban Trị sự GHPGVN Quận – Huyện – Thị xã – Thành phố thuộc tỉnh, Nội quy các Ban, Viện Trung ương do Ban Thường trực soạn thảo và ban hành.
  • Quyền lập quy:
Quyền lập quy là quyền được quy định các biện pháp có tính chi tiết hóa, cưỡng hành, có hiệu lực chế tài mà không do Đại hội Đại biểu thảo luận, biểu quyết và thông qua. Thí dụ: Ban Tăng sự Trung ương ban hành Nội quy Ban Tăng sự nhằm chi tiết hóa các quy định của Hiến chương, nếu cá nhân vi phạm vẫn bị chế tài.
Quyền lập quy (Quy chế Ban Thương trực Hội đồng Trị sự, Quy chế hoạt động của Ban Trị sự GHPGVN Tỉnh – Thành, Quy chế Ban Trị sự GHPGVN quận – huyện – thị xã – thành phố thuộc tỉnh, Nội quy các Ban – Viện Trung ương) không có vị trí ngang hàng với quyền lập pháp (Hiến chương Giáo hội). Về nguyên tắc trọng Hiến trong nghiệp vụ hành chánh, buộc quyền lập quy phải phục tùng quyền lập pháp.
Pháp quy (các chế định của Giáo hội) là chi tiết hóa và cụ thể hóa Hiến chương. Do đó, pháp quy không được cải biến, hoặc làm trái lại, hoặc đi khác hướng đi của Hiến chương. Thí dụ: Hiến chương quy định việc tấn phong Giáo phẩm trong Hiến chương GHPGVN – 2013, Nội quy Ban Tăng sự Trung ương chi tiết hóa bằng một số chế định trên cơ sở quy định của Hiến chương). Như vậy, quyền lập quy là biểu hiện của quyền hành pháp (quyền quản lý, điều hành Giáo hội theo hiến định) của người nắm giữ quyền hành chánh.
Quyền lập quy do Hiến chương trao cho cơ quan hành chánh Giáo hội Trung ương. Thí dụ: Trong Hiến chương GHPGVN, Chủ tịch Hội đồng Trị sự thay mặt Giáo hội về mặt pháp
 
lý Nhà nước trong các mối quan hệ của Giáo hội ở trong và ngoài nước. Một trong 3 Phó Chủ Tịch Thường trực thay thế khi Chủ tịch vắng mặt. Đồng thời, để thực thi quyền lập quy, cơ quan hành chánh Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Trị sự và các Trưởng Ban có quyền ban hành những văn bản hành chánh mang tính lập quy như quyết định thông tư, thông báo để xử lý, đôn đốc, kiểm tra hoạt động Phật sự đối với các địa phương.
Quyền lập quy cũng có thể do Hiến chương giao quyền cho các pháp nhân địa phương (sáng quyền lập quy). Thí dụ: Quy chế Ban Trị sự GHPGVN Tỉnh – Thành trực thuộc Trung ương Giáo hội.  Người đứng đầu Giáo hội cấp Tỉnh cũng có quyền ban hành những văn bản hành chánh mang tính lập quy như quyết định, thông tư, thông báo, chỉ thị hướng dẫn để xử lý, đôn đốc, kiểm tra hoạt động Phật sự đối với cơ quan cùng cấp hoặc cấp dưới, nhưng không được trái với các chế định của Trung ướng Giáo hội. Thí dụ: Trưởng Ban Trị sự có quyền Ban hành quyết định, thông tư, thông báo, chỉ thị để giải quyết hoặc hướng dẫn thi hành một số công tác Phật sự tại địa phương.
Quyền lập quy do cơ quan hành chánh cấp Trung ương Giáo hội ban hành có nhiều loại hình văn bản, theo những nguyên tắc chỉ có 02 loại hình văn bản: “Nghị quyết và quyết định” có nội dung thực sự là một văn bản lập quy, vì nó chi phối đến toàn bộ cơ quan hành chánh các cấp, toàn thể Tự viện, Tăng Ni, Phật tử buộc phải quán triệt và thực hiện, nếu không thì bị chế tài.
Quyền lập quy do Thủ tướng cơ quan hành chánh (Trưởng Ban ngành Trung ương) ban hành không được phép cưỡng bách toàn thể các chủ thể khác, mà chỉ được quyền ràng buộc những chủ thể nào có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan đến chức năng điều hành một phần công vụ của cơ quan đó mà thôi. Thí dụ: Nội quy Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương chỉ chi phối đến các hoạt động của Phân ban Gia đình Phật tử hoặc Phân ban Cư sĩ Phật tử, không thể ràng buộc đến Tăng Ni. Ngược lại, Nội quy Ban Tăng sự Trung ương chỉ chi phối đến các sinh hoạt của Tăng Ni mà thôi.
Về mặt hành chánh coi quyền lập quy là một loại “Quyền chuyên môn về hành chánh” gồm có: Giới hạn rộng và giới hạn hẹp.
  • Giới hạn rộng: tức là cơ quan hành chánh không được phép hành xử quyền lập quy ngoài phạm vi điều hành công cụ.
  • Giới hạn hẹp: Tức là cơ quan hành chánh chỉ được được quyền hành xử quyền lập quy theo mục đích hành chánh.
Pháp nhân hành chánh địa phương cũng có thẩm quyền pháp quy. Thẩm quyền này do Hiến chương quy định về nội dung (phần thẩm quyền có tính cách quyết định của địa phương) và về thủ tục hành xử (buộc mọi chủ thể tại địa phương phải tuân hành).Thí dụ: Hiến chương GHPGVN  đã giao quyền cho Ban Trị sự về nội dung hoạt động và quyền hành xử: “Đại hội đại biểu các Tỉnh – Thành hội do Trưởng Ban Trị sự triệu tập 5 năm một kỳ để: báo cáo tổng kết hoạt động trong 5 năm qua; thảo luận, ấn định chương trình hoạt động
 
trong 5 năm tới; suy cử Ban Trị sự; thành phần và các số lượng đại biểu dự Đại hội Tỉnh hội, Thành hội do Thường trực Ban Trị sự Tỉnh, Thành ấn định. Đại hội đại biểu các Tỉnh, Thành hội quyết định theo đa số đại biểu có mặt. Số đại biểu có mặt phải quá 2/3 tổng số đại biểu Tỉnh, Thành hội được ấn định”.  Đồng thời Hiến chương còn trao cho địa phương “Sáng quyền lập quy” để địa phương có khả năng ứng phó với mọi tình huống vi phạm Hiến chương và các chế định tại địa phương. Thí dụ: Việc tuyên dương công đức (kỷ luật) đối với thành viên thường do Ban Trị sự quyết định.
 

Ý kiến phản hồi

Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu