Tình hình Phật giáo Việt Nam giai đoạn trước 1930 đến 1954.
- Giáo hội Trúc Lâm
Thiền phái Trúc Lâm được coi là tinh hoa của Phật giáo Việt Nam. Khi hình thành, Thiền phái Trúc Lâm đã dung hợp được 03 Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo
đường thành Giáo hội Trúc Lâm, nhưng truyền thừa của các Thiền phái vẫn được duy trì. Căn cứ sử liệu thì đây là Giáo hội đầu tiên của Phật giáo Việt Nam. Theo Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang “Vào đầu thế kỷ thứ 13, ba Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu chi, Vô Ngôn Thông, Thảo đường dần dần nhập lại thành một do ảnh hưởng lớn lao của vua Trần Nhân Tông và Tuệ Trung Thượng Sĩ. Sự sát nhập của ba thiền phái trên vào nhau đã đưa tới sự phát triển của Thiền phái Yên Tử thành Giáo hội Trúc Lâm (lúc này vẫn gọi là Thiền phái Trúc Lâm). Tháng 9 năm Quý Sửu (1313), Thiền sư pháp Loa phụng chiếu đến cư trú tại chùa Vĩnh Nghiêm ở Lương Giang, đặt văn phòng của Trung ương Giáo hội tại đó, quy định mọi chức vụ của Tăng Ni trong Giáo hội, kiểm tra Tự viện và làm sổ Tăng tịch. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam Tăng Sĩ có hồ sơ tại Giáo hội Trung ương” (Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo Sử luận tập 1, NXB Văn học – Hà Nội 1994, trang 257, 406).
- Các hội đoàn trước các thời kỳ thống nhất Phật giáo
Sau khi nhà Trần suy sụp, Phật giáo bắt đầu suy thoái cho đến thế kỷ 17, 18. Đến giai đoạn này, Phật giáo được vực dậy bởi các Thiền sư Hương Hải, Toàn Nhật, Liễu Quán, Chân Nguyên, vv. và một số Thiền sư Trung quốc như viên Cảnh, Viên Khoan, Nguyên Thiều, Giác Phong, Tử Dung, vv… nhưng không hưng thịnh như trước. Đến nửa thế kỷ 19, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và Phật giáo bước sang trang sử mới, trang sử của sự suy vi nghiêm trọng về mặt tổ chức Giáo hội các cấp. Những thập niên đầu của thế kỷ 20, do ảnh hưởng phong trào chấn hưng của Phật giáo Quốc tế, các bậc cao tăng bấy giờ như Hòa Thượng Thanh Hanh (Miền Bắc), Hòa Thượng Tuệ Pháp, Hòa Thượng Đắc Ân, Hòa thượng Tâm Tịnh, Hòa Thượng Phước Tuệ (Miền Trung), Hòa Thượng Khánh hòa, Hòa thượng Khánh Anh, Hòa hượng Huệ quang, Hòa thượng Chí Thiền, Hòa thượng Từ Phong, Thượng tọa Thiện Chiếu (Miền Nam) đã vận động và cổ xúy cho phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam.
Để tạo thanh thế và phát huy thế mạnh của công cuộc chấn hưng Phật giáo Việt Nam, chư Tôn đức đã lập nên các Hội Đoàn:
- Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật học
Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật học là tên gọi tắc của Hội Nghiên cứu và bảo tồn Phật giáo Nam Kỳ. Hội này được hoạt động theo giấy phép ngày 26.8.1931do ông J.Krautheimer Thống đốc Nam Kỳ phê duyệt. Trụ sở của Hội đặt tại chùa Linh Sơn ( Cầu Muối – Sài Gòn), Hòa thượng Thích Từ Phong làm Hội trưởng, Hòa thượng Thích Khánh Hòa làm Hội phó thứ 1, Trần Nguyên Chấn làm Hội phó thứ 2, Nguyễn Văn Nhơn làm Thư Ký và toàn bộ hội viên gồm 188 người. Cơ quan ngôn luận của Hội là Tạp chí “Từ bi Âm”
Để cổ xúy cho công cuộc chấn hưng Phật giáo, chư Tôn đức đã tổ chức Liên Đoàn Phật học Xã vào năm 1933. Liên đoàn được tổ chức lưu động, cứ ba tháng di chuyển một lần, lần lượt qua các chùa Long Hòa (Vĩnh Long), Long Phước (Trà Ôn), Viên Giác (Bến Tre). Sau 9 tháng hoạt động, Liên đoàn tan rã vì thiếu kinh phí.
- Hội Lưỡng Xuyên Phật học
Sau khi liên đoàn Phật học Xã tan rã, Chư Tôn đức như Hòa thượng Khánh Hòa, Huệ Quang, Khánh Anh, Pháp Hải cùng một số cư sĩ Huỳnh Thái Cửu, Ngô Trọng Tín, Phạm Văn Liêu, Phạm Văn Luông, vv… thành lập Hội Lưỡng Xuyên Phật học vào năm 1934. Hội này được hoạt động theo giấy phép ngày 01.03.1934 do Thống đốc Nam Kỳ phê duyệt, trụ sở đặt tại chùa Long Quang làm Đổng lý. Cơ quan ngôn luận của Hội là Tạp chí “Duy tâm Phật học”. Hội khai giảng khóa đào tạo Tăng tài đầu tiên vào ngày 10.4.1935, qui tụ khoảng 30 học Tăng.
- Hội An Nam Phật học (Miền Trung)
Hội An Nam Phật Học là tên gọi tắt của Hội tu học Phật giáo An Nam (Societe d etude et d exercice de la rligion Bouddhique en AnNam). Hội này được thành lập năm 1932, Cư sĩ Lê Định Thám làm Hội Trưởng. Cơ quan ngôn luận của Hội là Tạp chí “Viên âm”. Hội còn thành lập Phật học viện vào ngày 10/5/1935, nhưng Phật học viện hoạt động không được lâu.
Hội Phật giáo Bắc Kỷ do Hòa thượng Trí Hải và Tổng đốc Nguyễn Năng Quốc sáng lập ngày 14.1.1935, trụ sở đặt tên chùa Quán Sứ, gồm 32 thnah2 viên. Cơ quan ngôn luận của Hội là Tạp chí “Đuốc Tuệ”.
Hội Phật học Kiêm Tế do Thượng Tọa Thiện Chiếu và Hòa thượng Trí Thiền sáng lập năm 1936 tại chùa Tam Bảo, Rạch Giá. Nguyên nhân của sự ra đời Hội Phật học kim Tế là Thượng tọa Thiện Chiếu (thường được gọi là sư Thiện Chiếu) không thỏa lòng với phong trào chấn hưng Phật giáo ở Gia Định – Sài gòn, mới về Rạch Giá khởi xướng phong trào chấn hưng ở khu vực Tây Nam Bộ, để từ đó xây dựng một nền Phật giáo vừa giữ được truyền thống, vừa mang tính hiện đại. Trụ sở của hội đặt tại chùa Tam bảo – Rạch Giá, Hòa Thượng Trí Thiền làm Chánh đổng Lý. Cơ quan ngôn luận của Hội là Tạp chí “Tiến Hóa”.
Hội Phật giáo cứu quốc do Hòa thượng Thích Minh Nguyệt, một bậc chân tu yêu nước sáng lập năm 1946. Nguyên nhân thành lập Hội là lúc này thực dân Pháp trở lại xâm lược Miền Nam, Hòa thượng Thích Minh Nguyệt vì sự an nguy của Tổ quốc đã vận động và kêu gọi Tăng Ni, Phật tử thành lập Hội Phật giáo cứu quốc để toàn quân dân kháng Pháp. Hòa thượng Thích Minh Nguyệt được bầu là Hội trưởng, cơ quan ngôn luận của Hội là “Báo Tinh Tấn”, trụ sở đặt tại chùa Ô Môi, Đồng Tháp Mười.
- Hội Tăng Ni Chỉnh lý Bắc Việt
Hội Tăng Ni Chủng lý Bắc Việt ra đời nhằm tiếp tục phát huy những thành quả của Hội Phật giáo Bắc Kỳ. Hội được thành lập ngày 20/8/1949, Hòa thượng Thích Tố Liên được bầu làm Hội trưởng. Đến ngày 09.9.1950 Hội Tăng Ni chủng lý Bắc Việt được đổi tên là “Giáo hội Tăng gia Bắc Việt”, Hòa thượng Thích Mật Ứng được suy tôn làm Pháp chủ. Trụ sở đặt tại chùa Quán Sứ - Hà Nội, cơ quan ngôn luận của Hội là Tạp chí “Phương tiện”.
Hội Phật học Nam Việt được thành lập ngày 20.8.1949 theo nghị định số 2134 – Cab.DAA của Phủ Thủ Hiến. Bác sĩ Nguyễn Văn Khỏe được bầu làm Hội trưởng, cư sĩ Mai Thọ Truyền làm Tổng Thư ký. Trụ sở đặt tại chùa Khánh Hưng (xóm Hòa Hưng), đến ngày 25.2.1951 trụ sở được dời về chùa Phước Hòa (Bàn Cờ) và Pháp sư Thích Quảng Minh được bầu làm Hội trưởng. Bắt đầu từ năm 1958 trụ sở được dời về chùa Xá Lợi, cơ quan ngôn luận của Hội là Tạp chí “Từ Quang”.
- Hội Tăng Già Khất sĩ Việt Nam
Hội Tăng già Khất sĩ do Ngài Minh Đăng Quang, thế danh Nguyễn Thành Đạt sáng lập năm 1940. Đây là một Giáo hội ra đời trong bối cảnh đen tối nhất của lịch sử. sự ra đời của Giáo Hội Tăng già Khất sĩ đã đáp ứng được một phần nhu cầu tín ngưỡng của một bộ phận dân cư Tây nam Bộ. Với sự cách tân về lễ nghi, về giáo lý nên trong thời gian ngắn đã thu hút được nhiều người tin theo Giáo hội này.
- Giáo Hội Tăng già Việt Nam
Năm 1951 để góp phần vào phong trào chấn hưng Phật giáo, Chư Tôn đức và cư sĩ Phật giáo Miền Nam tiến hành chuẩn bị tổ chức Đại hội thành lập Giáo hội Tăng già Việt Nam. Đại hội đã suy cử Hòa thượng Thích Đạt Thanh là chủ, Hòa thượng Thích Đạt từ làm Trị sự Trưởng, các Trị sự phó và các ủy viên.
- Giáo Hội Phật giáo Việt Nam
Khi phong trào chấn hưng Phật giáo đạt đến đỉnh cao, hệ quả tất yếu là nhiều hội đoàn được thành lập, nhưng một hậu quả tiêu cực được Chư Tôn đức lúc bấy giờ rất quan tâm đó là sự thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức chưa có. Từ đó, ngày 10.4.1951 một thông điệp hiệu triệu kêu gọi thống nhất Phật giáo Việt Nam của 3 bậc tôn túc đại diện cho 3 miền gồm Hòa thượng Thích Đạt Thanh đại diện cho Phật giáo miền Nam. Hòa thượng Thích Tịnh Khiết đại diện cho Phật giáo Miền Trung. Hòa thượng Thích Mật Ứng đại diện cho Phật giáo Miền Bắc được phát đi. Từ ngày 6 - 9.5.1951 tại chùa Từ Đàm – Huế đã diễn ra Đại hội đại biểu của 6 tập đoàn (3 tập đoàn Tăng già và 3 tập đoàn cư sĩ của 3 miền), gồm 51 đại biểu tham dự. Đại hội đã đi đến nhất trí việc thống nhất Phật giáo Việt nam và thành lập tổ chức Giáo hội với tên gọi “Tổng hội Phật giáo Việt Nam”, Hòa thượng Thích tịnh Khiết được suy tôn làm Hội chủ. Trụ sở đặt tại chùa Từ Đàm Huế, cơ quan ngôn luận của Tổng hội là Tạp chí “Phật giáo Việt Nam”. Đây được xem là Phật giáo Việt Nam được thống nhất là thứ 1 trong lịch sự cận đại.
- Giáo hội Tăng già toàn quốc Việt Nam
Sự thống nhất các tập đoàn Phật giáo lại thành tổng hội Phật giáo Việt Nam với mục đích phát triển Phật giáo, nhưng kết quả đạt được không nhiều. Bởi vì, sự thống nhất này chỉ đạt được kết quả về mặt hình thức tổ chức và ý chí, hành động và lãnh đạo không được thực hiện triệt để. Do đó, mỗi hoạt động Phật sự đều mang tính cục bộ địa phương và Sơn môn, tông phái.
Mặc dù, giai đoạn thập niên 50 tình hình đất nước đang trong thời kỳ đen tối nhất, toàn dân dưới ngọn cờ của Đảng Cộng Sản và sự lãnh đạo của Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã đoàn kết một lòng kháng chiến chống Pháp trở lại xâm lược Việt Nam. Tuy vậy, một vài đạo giáo đã bị Pháp lợi dụng, mua chuộc, chống lại cách mạng Việt Nam. Trước bối cảnh đất nước như vậy, Chư Tôn đức nhận thấy cần phải có một Giáo hội Phật giáo duy nhất và thống nhất trọn vẹn để lãnh đạo giới Phật giáo phát huy truyền thống phụng đạo yêu nước. Chư Tôn đức ba miền đất nước đã kêu gọi thống nhất Phật giáo Việt Nam lần thứ 2. Vào ngày 7.9.1952, toàn thể Tăng già Việt Nam đã tổ chức Đại hội thống nhất Phật giáo Việt Nam tại chùa Quán Sứ - Hà Nội với sự hiện diện của Đại biểu Tăng già ba miền. Sau 7 ngày làm việc khẩn trương, toàn thể Đại biểu thống nhất thành lập “Giáo hội Tăng già toàn quốc Việt Nam”. Hòa thượng Thích Tuệ Tạng được suy tôn làm Thượng thủ và một Ban Tổng Trị sự, đứng đầu là Thượng tọa Thích Trí Hải làm Trị sự Trưởng, trụ sở đặt tại chùa Quán Sứ - Hà Nội. Đây được xem là Phật giáo Việt Nam được thống nhất lần thứ 2 trong lịch sử cận đại.
Giáo hội Tăng già toàn quốc ra đời nhằm thiết lập một sự thống nhất trọn vẹn về nhiều phương diện. Về mặt đối ngoại, Giáo hội Tăng già toàn quốc muốn tạo sự quan hệ tốt đẹp với các tổ chức Phật giáo thế giới (World Friendship of Buddhist) mà Phật giáo Việt Nam là một trong những sáng lập viên của tổ chức này.Công cuộc kháng chiến kết thúc, ngày
20.6.1954 hiệp định đình chiến Genever được ký kết, đất nước Việt Nam một lần nữa tạm bị chia cắt hai miền Nam Bắc và Phật giáo Việt Nam cũng nằm trong tình trạng bị chia cắt.
Ngày 10 – 11.9.1959, Đại hội lần 2 của Giáo hội Tăng già toàn quốc được tiến hành tại chùa Ấn Quang. Đại hội kỳ 2 đã suy tôn Hòa thượng Thích Khánh Anh làm Thượng thủ, Thượng tọa Thích Thiện Hòa làm Trị Sự Trưởng.
II: Tình hình Phật giáo Việt Nam giai đoạn trước 1954 đến 1975
- Hội thống nhất Phật giáo Việt Nam
Năm 1954, đất nước bị tạm chia cắt bởi hiệp định đình chiến Genever, Miền Bắc đi lên Chủ nghĩa Xã hội, miền nam bị tạm chiếm, đế quốc Mỹ thay chân thực dân Pháp xâm lược Miền nam. Để tiếp tục sự nghiệp đoàn kết, đào tạo Tăng tài, truyền bá chánh pháp, nhất là góp phần vào công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc. Tháng 3 năm 1958, chư Tôn đức Phật giáo được ra đời tại phía Bắc với tên gọi “Hội thống nhất Phật giáo Việt Nam”. hòa thượng Thích Trí Độ được suy tôn làm Hội trưởng, trụ sở đặt tại chùa Quán Sứ - Hà Nội.
Sau khi đất nước bị chia cắt, phía Bắc có Hội Thống nhất Phật giáo Việt Nam, phía Nam đang tồn tại Giáo hội Tăng già toàn quốc. Nhưng lúc này, tại phía Nam đã xuất hiện nhiều Giáo hội hoạt động không nằm trong quỹ đạo của Giáo hội Tăng già toàn quốc, điều này chứng tỏ một sự thống nhất chưa trọn vẹn tại phía Nam, gồm có các Giáo hội: Giáo hội Lục Hòa Tăng Việt Nam, Giáo hội Lục hòa Phật tử (sau này hai Giáo hội Lục hòa Tăng và Lục Hòa Phật tử hợp nhất lại thành Giáo hội Phật giáo cổ truyền Việt Nam, Tịnh độ Tông Việt Nam, Giáo hội Thiền – Tịnh Đạo tràng …
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
Mọi người dân nghĩ rằng Hiệp định đình chiến Genever chỉ tạm thời chia cắt đất nước, nhưng ngay sau đó đế quốc Mỹ và Ngô Đình Diệm trở mặt không thi hành hiệp định bằng một cuộc trưng cầu dân ý thống nhất đất nước, Ngô Đình Diệm đã tổ chức trưng cầu dân ý, truất phế Bảo Đại để lên nắm chính quyền tại Miền Nam dưới sự hậu thuẩn của đế quốc Mỹ.
Sau khi lên chấp chính, Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách kỳ thị tôn giáo, nâng cao một tôn giáo để làm hậu thuẩn, làm công cụ đắc lực cho chế độ tay sai. chế độ Ngô Đình Diệm tiếp tục áp dụng sắc luật ngày 21/3/1963 và Đạo dụ số 10 ngày 06.8.1950 dưới thời thực dân Pháp. Đây là những sắc luật, đạo cụ có tính chất chèn ép Phật giáo. chính sách kỳ thị tôn giáo được Ngô Đình Diệm thực hiện triệt để nhất vào năm 1963. Ngày 06.5.1963, nhằm ngày Phật Đản PL. 2507, chính quyền Ngô đình Diệm ra lệnh triệt để hạ cờ Phật giáo. Chính công điện 9155 đã mở màn cho việc đàn áp đẩm máu và Phật giáo buốc phải vùng lên đấu tranh để tự bảo vệ và đòi bình đẳng tôn giáo.
Trước tình hình khẩn cấp về việc Tăng Ni, tín đồ bị bắt bớ, khủng bố , vv.. ngày 25.5.1963 lãnh đạo của 13 Giáo hội, Hội đoàn và một số Phật tử họp tại chùa Xá Lợi thành
lập Ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo để lãnh đạo phong trào đấu tranh của Phật giáo Miền Nam.
Ngày 01.11.1963 chế độ Ngô Đình Diệm cáo chung, Phật giáo tiếp tục bước sang trang sử mới. Từ ngày 31.12.1963 đến 04.1.1964, 11 tập đoàn trong tổng số 13 tập đoàn Phật giáo họp tại chùa Xá Lợi và một Giáo hội mới “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất” chính thức được thành lập. Hòa Thượng Thích tịnh Khiết được suy tôn làm Tăng thống, thượng tọa Thích Tâm Châu được bầu làm Viện trưởng Viện Hóa Đạo.
Đây là một tổ chức Giáo hội có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, nhưng đã bộc lộ nhiều hạn chế.
1. thứ nhứt, sự thống nhất chưa trọn vẹn vì còn có nhiều tổ chức Phật giáo không tham gia vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất như: Giáo hội Phật giáo cổ truyền Việt Nam, Giáo hội thiền Tịnh Đạo Tràng, Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam, Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Cổ Sơn Môn Việt Nam v.v…
2. Thứ hai, Giáo hội Phật giáo việt Nam thống nhất đã sớm phân hóa, chia thành hai tổ chức Phật giáo cùng tồn tại và hoạt động theo hai hệ thống tổ chức, hai bản Hiến chương khác nhau, được gọi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất Ấn Quang và Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất Việt Nam Quốc Tự. Cả hai tổ chức này đều được chế độ Sài Gòn công nhận tư cách pháp nhân hoạt động: Tổ chức Phật giáo ấn Quang được phép hoạt động theo sắc luật số 005/66/ ngày 26.2.1966, tổ chức Phật giáo Việt Nam Quốc tự được phép hoạt động sắc luật số 023/67 ngày 18.7.1967. Đây là hình thức lũng đoạn nội bộ Phật giáo của chế độ Sài gòn để làm giảm tinh thần ủng hộ cách mạng Việt Nam trong cộng đồng Phật giáo.
Điều đặc biệt là trong phong trào đấu ttanh của Phật giáo đồ phía Nam đã cho thấy sự thâm độc của chế độ Ngô Đình Diệm và đế quốc Mỹ, chúng đã lợi dụng và mua chuộc một vài các nhân thoái hóa, biến chất trong Phật giáo, ngày 12.1.1963 chúng đã dựng lên cái gọi là “Giáo hội Phật giáo Cổ Sơn Môn Việt Nam” để chống lại phong trào đấu tranh đòi bình đẳng Tôn giáo và bảo vệ đạo pháp của toàn thể Phật giáo đồ Miền Nam.
III: Tình hình Phật giáo Việt Nam từ năm 1975 đến 1981
Đại thắng mùa xuân năm 1975, lịch sử dân tộc Việt Nam đã bước sang trang sử vàng mới, trang sử của sự vẹn toàn lãnh thổ, hòa bình, độc lập, tự chủ. Phật giáo Việt Nam cũng bước sang trang sử mới, trang sử cần phải có sự thống nhất Phật giáo toàn quốc với một tổ chức Giáo hội duy nhất đại diện cho Tăng Ni, Phât tử Việt Nam trong nước và ngoài nước và tạo mối quan hệ thân hữu với các nước Phật giáo trên thế giới.
Cơ duyên hội đủ, mọi dị đồng được hóa giải, trước nguyện vọng của toàn thể Tăng Ni, Phật từ Việt Nam, hoài bảo thống nhất Phật giáo của các bậc tiền bối lâu nay chưa thực hiện.
Chư Tôn đức lãnh đạo các tổ chức Giáo hội và các thành viên cao cấp khác đã cùng nhau ngồi lại bàn bạc việc thống nhất Phật giáo toàn quốc. Điển hình là đại hội VII Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất (năm 1977) đã nêu quyết tâm tiếp tục vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam “Đại hội cẩn ủy Trung ương Giáo hội tiếp tục cuộc vận động thống nhất Phật giáo cả nước trong tinh thần đạo pháp và truyển thống”. Ngày 05.01.1979 Viện Hóa đạo đã nêu rõ lập trường và quan điểm ủng hộ việc thống nhất Phật giáo Việt Nam bằng một thông bạch “thực hiện sự đoàn kết giữa các Phật tử xuất gia và tại gia, giữa các Giáo hội giáo phái dần dần đi đến sự thống nhất Phật giáo Việt Nam trong khối đại đoàn kết dân tộc”.
Ngày 12 – 13.2.1980 chư Tôn Đức của các tổ chức Phật giáo của 03 miền đã tổ chức Hội nghị Phật giáo cấp cao để ban bạc việc thống nhất Phật giáo toàn quốc. Hội nghị được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh và một Ban Vận động thống nhất Phật giáo được thành lập với sự tham gia của 09 tổ chức Giáo hội:
- Hội thống nhất Phật giáo Việt Nam.
- Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất.
- Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam.
- Ban Liên Lạc Phật giáo yêu nước TP. Hồ Chí Minh.
- Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam.
- Giáo hội Thiên Thai Giáo quán.
- Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam.
- Hội Đoàn kết sư Sãi yêu nước miền tây Nam Bộ.
- Hội Phật học Nam Việt.
Ban vận động thống nhất Phật giáo toàn quốc với sự tham dự đầy đủ Chư tôn Giáo phẩm lãnh đạo các tổ chức Giáo hội tham gia, Hòa thượng Thích Trí Thủ - Viện Trưởng Viện Hóa đạo GHPGVNTN được suy cử làm Trưởng Ban Vận động thống nhất Phật giáo toàn quốc. Đặc biệt thành phần nhân sự Ban Vận động thống nhất Phật giáo có rất nhiều bậc Tôn đức và Cư sĩ trong Hội đồng Lưỡng viện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất tích cực tham gia như: Hòa thượng Thích Đôn Hậu – Chánh Thư Ký viện Tăng thống. Hòa Thượng Thích Trí Thủ - Viện trưởng Viện Hóa đạo, Hòa thượng Thích Trí Tịnh – Phó viện trưởng Viện Hóa đạo, Thượng tọa Thích Minh Châu – Tổng Vụ trưởng Tổng vụ Giáo dục, Hòa thượng Thích Giác Tánh – Thành viên Hội đồng Giáo phẩm Trung ương kiêm Chánh Đại diện miền Liễu Quán, Hòa thượng thích Trí Nghiêm – Thành viên Hội đồng Giáo phẩm Trung ương , Thượng tọa Thích Thanh Trí – Chánh Đại diện Phật giáo tỉnh Thừa Thiên Huế, Thượng tọa Thích Chánh Trực – Chánh đại diện Phật giáo tỉnh Quảng Trị, cư Sỉ Võ Đình
Cường – trưởng ban hướng dẫn Phật tử Trung ương thuộc Tổng vụ thanh niên Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất.
Ban vận động đã tổ chức 08 lần công khai, dân chủ lấy ý kiến và hiệp thương với 09 tổ chức Giáo hội của 03 miền, trong đó có lấy ý kiến và hiệp thương với Ban chỉ đạo Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất tại chùa Ấn quang vào ngày 18.3.1981, tại cuộc gặp này, tuyệt đại đa số thành viên Ban chỉ đạo Viện Hóa đạo đều thống nhất cao trong việc thống nhất Phật giáo toàn quốc theo tinh thần Nghị quyết của đại hội VII để thành lập một tổ chức Giáo hội mới trong điều kiện mới. Tuy nhiên, vẫn có một ít cá nhân không đồng tình. Theo nguyên tắc tổ chức của Giáo hội Phật giáo bấy giờ, khi người đứng đầu Giáo hội và tuyệt đai đa số thành viên khác thống nhất thì thiểu số phải phục tùng.
Ban vận động thống nhất Phật giáo Việt nam đã tổ chức 08 lần lấy ý kiến các tổ chức Hệ phái.
- Ngày 15.3.1981 lấy ý kiến và hiệp thương với Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam tại tịnh xá Trung Tâm – Trụ sở của Giáo hội Tăng già Khất sĩ.
- Ngày 17.3.1981 lấy ý kiến và hiệp thương với Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam tại chùa Giác Lâm – Trụ sở xủa Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam.
- Ngày 18.3.1981 lấy ý kiến và hiệp thương với ban chỉ đạo Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất tại Chùa Ấn Quang – Trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất theo tinh thần thông bạch ( mục 6) ngày 23.01.1979 của Đại hội VII Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất : “Đại hội cẩn ủy Trung ương Giáo hội tiếp tục cuộc vận động thống nhất Phật giáo cả nước trong tinh thần đạo pháp và truyền thống”; và mục 10 Thông bạch ngày 05.013.1979 của Viện Hóa đạo giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất : “Thực hiện sự đoàn kết giữa các Phật Tử xuất gia và tại gia, giữa các Giáo hội, giáo phái dần dần đi đến sự thống nhất Phật giáo Việt Nam trong khối đại đoàn kết dân tộc”.
- Ngày 21.3.1981 lấy ý kiến và hiệp thương với Hội Phật học Nam Việt tại chùa Xá Lợi – Trụ sở của Hội Phật học Nam Việt.
- Ngày 24.3.1981 lấy ý kiến và hiệp thương với Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam tại chùa Kỳ Viên – Trụ sở của Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam.
- Ngày 26.33.1981 lấy ý kiến và hiệp thương với Giáo hội Thiên Thai Giáo Quán Việt Nam tại chùa Pháp Hội – Trụ sở của Giáo hội Thiên Thai Giáo Quán.
- Ngày 27.3.1981 lấy ý kiến và hiệp thương với Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước Tp. Hồ Chí Minh tại chùa vĩnh Nghiêm – Trụ sở của Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước Tp. Hồ Chí Minh.
- Ngày 13.4.1981 lấy ý kiến và hiệp thương với Hội Thống nhất Phật giáo Việt Nam tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) – Trụ sở của Hội Thống nhất Phật giáo Việt Nam.
Sau 08 lần công khai, dân chủ lấy ý kiến và hiệp thương với 09 tổ chức Giáo hội bấy giờ, tất cả đều thống nhất cần phải có 01 tổ chức Giáo hội duy nhất với đầy đủ các tiêu chí để đại diện cho Tăng Ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước. Mặc dù việc vận động thống nhất Phật giáo gặp phải sự phản đối của một vài cá nhân tiêu cực trong Ban chỉ đạo Viện Hóa Đạo GHPGVNTN, nhưng với nguyện vọng chính đáng của Tăng Ni, Phật tử thuộc GHPGVNTN nói riêng và Tăng Ni, Phật tử toàn quốc nói chung nên việc thống nhất Phật giáo Việt Nam đã thành công viên mãn.
Từ ngày 04 – 07.11.1981, tại chùa Sứ Quán – Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam với sự tham dự của 165 đại biểu đại diện cho 09 tổ chức, Hệ phái và “Giáo hội Phật giáo Việt Nam” chính thức được thành lập. Đây được xem là lần thống nhất Phật giáo lần thứ 3 trong lịch sử cận đại của Phật giáo Việt Nam và là sự thống nhất Phật giáo có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, vì có nhiều tổ chức Giáo hội cùng tham gia, có đầy đủ các tiêu chí “thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức” của một tổ chức Giáo hội duy nhất đại diện cho Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước. Hòa thượng Thích Trí Thủ - Viện trưởng Viện hóa đạo GHPGVTN, Trưởng Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam được suy cử làm Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ I.
Như vậy, Phật giáo Việt Nam trong một thời gian dài có nhiều tổ chức Giáo hội cũng tồn tại, hoạt động độc lập với nhau, đến năm 1981 Phật giáo Việt Nam có một tổ chức Giáo hội duy nhất và Hiến chương được 165 Đại biểu thông qua tại Hội nghị Đại biểu thống nhất Phật giáo toàn quốc vào ngày 7/11/1981. Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam được xây dựng trên 3 nguyên tắc:
- Đứng về phương diện lịch sử, Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời gắn liền với sự nghiệp thống nhất Phật giáo toàn quốc năm 1981, giữ vai trò then chốt trong hệ thống quản lý, điều hành và chế tài (gọi cách khác là luật đạo, tức những chế định do Giáo hội ban hành ) của Giáo hội, xác định giáo quyền và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các thành viên Giáo hội.
- Đoàn kết hòa hợp, đảm bảo các quyền được đề cử và được suy cử cũng như nghĩa vụ của tất cả thành viên đối với Giáo hội.
- Hiến chương là cơ sở pháp lý, là đạo luật căn bản để xây dựng giáo hội vững mạnh, xác định các nguyên tắc tổ chức hoạt động của bộ máy giáo hội. Đồng thời Hiến chương là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh và tác động đến sự phát triển bền vững của Giáo hội.