GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

LONG ĐIỀN - BÀ RỊA VŨNG TÀU

Cập nhật lúc 11:19:22 10-12-2018 (GMT+7) Lượt xem:2516

Phật Giáo Long Điền: Họp Tổng Kết Công Tác Phật Sự Năm 2018

Ngày 01/11/Mậu tuất (07/12/2018), Ban trị Sự GHPGVN huyện Long Điền họp tổng kết công tác Phật sự năm 2018 và đề ra phương hướng hoạt động Phật sự năm 2019, tại Văn phòng BTS huyện, chùa Thiện Quang, thị trấn Long Điền, huyện Long Điền, tỉnh BR-VT.

Tham dự và chỉ đạo cuộc họp có TT. Thích Minh Thành - Trưởng Ban BTS GHPGVN huyện LĐ; TT. Thích Tâm Pháp – Phó Trưởng ban thường trực BTS GHPGVN huyện LĐ; ĐĐ. Thích Thật Minh – Phó trưởng Ban kiêm Chánh thư ký BTS GHPGVN huyện LĐ … cùng chư tôn đức Tăng Ni thành viên BTS, trụ trì các tự viện trong huyện.

Chư Tôn đức niệm Phật cầu gia bị. Phát biểu khai mạc cuộc họp, TT. Thích Minh Thành cho rằng năm 2018 là một năm Phật giáo huyện nhà phát triển ổn định về mọi mặt, đồng thời Thượng tọa cũng mong muốn các công tác Phật sự năm 2019, với sự đồng lòng, nhất trí cao của toàn thể Tăng Ni Phật tử trong toàn huyện sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp.

Đại đức Thích Thật Minh đọc báo Tổng kết công tác Phật sự  2018 và phương hướng hoạt động Phật sự năm 2019.

Cuộc họp cũng đã được lắng nghe nhiều ý kiến phát biểu mang tính xây dựng của chư Tôn đức Tăng Ni cho các hoạt động Phật sự của huyện nhà ngày càng phát triển theo đúng tinh thần phương châm hoạt động của Giáo hội là Đạo pháp - Dân tộc và CNXH.

 

GIÁO HỘI PHẬT GÁO VIỆT NAM            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

           HUYỆN LONG ĐIỀN                                    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                  BAN TRỊ S

     Số ../BC-BTS                                                       Long điền ngày 02 tháng 12 năm 2018

 

BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM 2018

     Ban Trị Sự GHPGVN huyện Long Điền, Trên tinh thần tự giác, mạnh dạn nhìn vào thực tế, nhận xét đánh giá đúng đắn những khó khăn, hạn chế, tồn đọng trong quá trình hoạt động. Từ những nhận thức, cụ thể đó, bằng tư duy và hành động tích cực, tiếp nối tinh thần đoàn kết hòa hợp trong lòng dân tộc, với sự lãnh đạo sáng suốt, kỷ cương của Giáo hội, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng lãnh đạo Nhà nước và địa phương, sự nhiệt tình tham gia của Chư Tôn đức Giáo phẩm, Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài huyện, sẽ là cơ sở hoạt động vững chắc, thành quả tốt đẹp, góp phần đẩy mạnh công tác Phật sự của Giáo hội ngày càng phát triển hoàn thành các công tác Phật sự năm 2018  đã đề ra, làm cơ sở tổng kết Phật sự và tiếp tục thực hiện hữu hiệu phương châm hoạt động của Giáo hội “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”. Sự thành tựu các Phật sự của Giáo hội chính là sự nỗ lực, quyết tâm và tinh thần trách nhiệm của từng thành viên Ban thường Trực, Ban Trị sự, Ban Đại diện Phật giáo thị trấn, xã cùng Tăng Ni, Phật tử các tự viện  đã tích cực hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao từ phạm vi xây dựng, củng cố cơ sở địa phương cho đến hoạt động chuyên Ban Tăng sự, Giáo dục Tăng Ni, Hoằng pháp, Hướng dẫn Phật tử, Nghi lễ, Từ thiện xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động vẫn còn những khó khăn, hạn chế và tồn đọng không sao tránh khỏi.

A. VỀ MẶT TỔ CHỨC:

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các  thành viên Ban thường Trực, Ban Trị sự , Ban Đại diện Phật giáo thị trấn, xã, phổ biến các văn kiện của Ban Trị sự tỉnh và Trung ương Giáo hội, đã ban hành, Thông bạch, hướng dẫn của Ban Trị sự Tỉnh, tổ chức Đại lễ Phật đản, An cư Kiết hạ, Vu lan - Báo hiếu PL.2562; Thông báo tổ chức cho Giáo hội; cho các Ban Đại diện Phật giáo xã, và các Tự, Viện, Tịnh xá, Tịnh thất, Niệm Phật đường đang sinh hoạt trong Giáo hội; Thông bạch kêu gọi cứu trợ đồng bào bị thiên tai bão lụt tại các tỉnh miền Trung, cùng nhiều văn bản liên quan đến hoạt động Phật sự của Trung ương và địa phương, Cơ sở Phật giáo, hầu hết đều được trùng tu khang trang, trang thiết bị phục vụ công tác hành chánh tương đối đầy đủ, tiện nghi đã giúp cho các hoạt động của Ban Trị sự được nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu công tác Phật sự được thành tựu.

B. HOẠT ĐỘNG CÁC BAN

I/. Hoạt động của Ban Tăng sự:

1. Công tác thống kê Tăng Ni, Tự viện:

Qua báo cáo của  các cơ sở tự viện trong huyện Long Điền, đã thống kê số lượng Tăng Ni, Tự viện tương đối cụ thể như sau:

Phật giáo huyện Long Điền có 225 Tăng Ni, trong đó, 175 vị Bắc tông và 51 vị thuộc hệ phái Khất sĩ. Chư tôn đức Giáo phẩm gồm có: Hòa thượng 02 vị, Thượng tọa 05 vị,  Ni trưởng 02, Ni sư 15 vị. Tỳ kheo: 59 vị ; Tỳ kheo Ni: 110 vị; Thức xoa: 13 vị, Sa di: 04 vị; Sa di Ni: 06 vị. tiểu nhỏ 18 vị.

Toàn huyện có 46 cơ sở Tự viện: chùa 40 ngôi,Tịnh Xá : 06 ngôi

Có 03 Tự viện được công nhận Di tích Lịch sử Văn hóa Cấp Tỉnh,

Có 03 Tịnh thất không hợp thức hóa được do đất thuộ khu quy hoạch.

Được sự giúp đỡ của Quý Cơ quan chức năng các cấp, một số cơ sở tự viện tại các  thị trấn, xã đã và đang xây dựng mới : Chùa Khánh Hưng, Chùa Giác Đế, Chùa Long Hoa, Chùa Kim Sơn, Bửu Lâm Tự. Trùng tu, tôn tạo như: TX Huỳnh Lâm, Chùa Phật Bửu Tự, Chùa Phước Linh, Chùa Phước Huệ, Chùa Thiên Bửu .VV..

Tình hình sinh hoạt của Tăng Ni, Tự viện trong huyện, nhìn chung tương đối ổn định, đoàn kết, hoà hợp, thực hiện tốt bổn phận của công dân đối với xã hội, làm Tốt đạo – Đẹp đời, góp phần trang nghiêm và phát triển Giáo hội trong lòng dân tộc. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít Tăng Ni, cơ sở Tự Viện sinh hoạt chưa được đoàn kết, một số hình thức sinh hoạt chưa đúng Chánh pháp và Luật Phật đã gây ra những phức tạp, khó khăn, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt Phật sự của địa phương, như, tranh chấp quyền quản lý Tự, Viện và khiếu kiện vv..

2. Công tác tổ  An cư Kiết hạ, Theo truyền thống, hằng năm từ 01/4 âl đến 30/6 âl Tăng Ni đều tập trung an cư kiết hạ để trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội, giữ gìn quy củ tòng lâm, trau giồi Giới, Định, Tuệ. Năm nay, chương trình sinh hoạt của Trường hạ tương đối đồng đều và phong phú như Ban Giảng huấn Trường hạ đã trích giảng một số nội dung Kinh, Luật, Luận và giảng chuyên đề; đồng thời, hành giả an cư tại Trường hạ còn được, thực tập diễn giảng, khất thực truyền thống v.v... Ngoài ra, Ban Chức sự  Trường hạ đã mời đại diện Sở Nội vụ - Ban Tôn giáo, Mặt trận Tổ quốc, đến trình bày một số vấn đề liên quan đến Tôn giáo, tình hình thời sự trong và ngoài nước để Tăng Ni được am tường, nhằm thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Luật pháp hiện hành.

II/. Hoạt động của Ban giáo dục Tăng Ni:

Ban Giáo dục Tăng Ni huyện đã có những nỗ lực đáng kể trong công tác giáo dục, đã Tổ chức Lớp Sơ Cấp Phật học tại Chùa Phước Linh, bước đầu vẫn còn những vấn đề chưa phù hợp cần phải bổ sung cho phù hợp hơn nữa, để hoàn thiện chương trình giảng dạy và học tập của Tăng Ni sinh, duy trì  tốt.

III/. Hoạt động của Ban Hoằng pháp:

Ban Hoằng pháp đã kết hợp với Ban giáo Dục, giảng dạy Lớp Sơ Cấp Phật Học, thuyết giảng tại một số Tự viện sinh hoạt đạo tràng. Với nội dung chương trình học phong phú, đã góp phần nâng cao kiến thức cho Tăng Ni, Phật tử và những học giả nghiên cứu về giáo lý Đạo Phật.

Công tác Hoằng pháp hiện nay không những thực hiện đúng theo tôn chỉ và mục đích của chánh pháp, mà còn được vận dụng một cách “khế lý, khế cơ” vào hiện thực cuộc sống trên hai phương diện lý thuyết và thực hành, giúp cho đời sống tâm linh của những người đệ tử Phật ngày một thăng hoa.

IV. Hoạt động của Ban Hướng dẫn Phật tử:

Nhân sự Ban Hướng dẫn Phật tử tương đối ổn định, phụ trách Phân ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử, đã có những “Phát triển Gia đình Phật tử thời hội nhập”, đã trở thành một nét đẹp văn hóa của địa phương và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người khi thực hiện lời Phật dạy: “Phụ mẫu tại đường như Phật tại thế”. Được thể hiện qua các buổi sinh hoạt vào ngày chủ nhật hàng tuần, đồng thời còn tổ chức các lễ như:

 GĐPT Ngọc Lâm, GĐPT Ngọc Minh, GĐPT An Hòa. tổ chứ lễ chu niên, Lễ Phật Đản, vía Đức Phật Xuất gia, Lễ tưởng Niện 55 năm ngày Bồ Tát Quảng Đức tự thiêu, lễ khánh tuế, tổ chức dã ngoại mùa hè Mũi Né, Thăm Quan Khu Di Tích Minh Đạm vv.

Nhìn chung, hoạt động của Ban Hướng dẫn Phật tử với các Phân ban Gia đình Phật tử, Phân ban Cư sĩ Phật tử tất cả đều nỗ lực hoạt động theo Hiến chương Giáo hội, Nội quy của Ban và cố gắng thực hiện có kết quả chương trình hoạt động của Ban đã đề ra.

V. Hoạt động của Ban Nghi lễ:

Theo tinh thần tổ chức đại lễ Phật Đản hàng năm, Lễ đài tập trung được tổ chức tại Văn phòng BTS Phật giáo Huyện, có khoảng 500 -1000 người tham dự. Tại Chùa Thiện Quang, nội dung “Kính mừng Phật đản”; các tự viện, thuyết giảng về Lịch sử Đức Phật, Ý nghĩa Phật đản sanh, tái hiện lại ngày Đức Phật đản sinh và treo cờ, đèn hoa rực rỡ. Diễu hành trên các đường phố và đại lộ được diễn ra từ tối ngày tối ngày 13 và 14/4/âl để cúng dường ngày Đức Phật đản sinh, đã tạo nên một không khí sinh động, vui tươi nhưng không kém phần trang nghiêm, trân trọng, từng bước đưa ngày Đại lễ Phật đản hòa nhập trong đời sống văn hóa nhân gian.

 Lễ tang:

Cố Hòa thượng Thích Bửu Minh, nguyên trưởng BTS - Chứng minh BTS - GHPGVN huyện Long Điền, Phó ban Thừa Kế Tổ Đình Thiên Thai.

              Cố thượng tọa Thích Phước Chí trụ trì Chùa Long An.

Cố  Ni Trưởng Thích nữ Chí Liên trụ trì Tịnh Xá Ngọc Hải .

Chư Tăng – Ni trong huyện

Ngoài ra, BTS-GHPGVN và Chư Tôn đức Tăng Ni, trong huyện kính viếng  Hòa Thượng Thích Nguyên Trực CM Ban Trị sự GHPGVN tỉnh.

 Chư Tôn Đức Giáo Phẩm GHPGVN trong ngoài huyện.

Đại lễ Vu Lan – Báo Hiếu:

Trên tình thần tri ân, báo ân của người con Phật, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam, Ban Nghi lễ huyện  đã phối hợp với các Tự viện tổ chức Đại lễ Vu Lan báo hiếu một cách trang nghiêm, trọng thể, trong tinh thần đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã khuất và những người còn sống, bằng các hoạt động cụ thể, thiết thực như:

Trong cuộc sống, ngoài nhu cầu vật chất, nhu cầu về đời sống tâm linh cũng không thể thiếu. Để đáp ứng nhu cầu tâm linh của người Phật tử, ngoài các nghi lễ cầu an đầu xuân – tết Nguyên đán, lễ cúng rằm tháng giêng, tháng mười, lễ Vu lan Báo hiếu ngày rằm tháng 7 – ngày xá tội vong nhân, ngày đền ơn đáp nghĩa, Lễ Phật xuất gia, Thành đạo, nhập Niết bàn, Lễ vía Đức Phật A Di Đà, Lễ vía Bồ tát Quán Âm và các lễ hội truyền thống dân gian nhưng mang đậm nét tinh thần Phật giáo hòa quyện với dân tộc cũng được tổ chức theo từng địa phương và tại các Tự viện mang tính truyền thống Phật giáo. Tổ chức đã tạo được niềm tin Phật cho đồng bào tại địa phương.

VI. Hoạt động của Ban Từ thiện xã hội:

Thể hiện lòng từ bi của người con Phật, tình đồng bào dân tộc, Tăng Ni, Phật tử cả nước đã nhiệt liệt hưởng ứng các phong trào ích nước lợi dân, ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng hàng trăm nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đoàn kết, tặng xe lăn, xây cầu đường, khoan cây giếng, ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, cho áo quan, ghe, xuồng, xe đạp tình thương, cứu trợ gạo, mì, quần áo, thuốc men, ủng hộ nhà tình thương hoàng sa, Trại tâm thần, Nhà dưỡng lão, đã được Tăng Ni, Phật tử các đạo tràng các tự viện và trong huyện Long Điền tích cực hưởng ứng. Tham gia công tác từ thiện năm 2018 như sau.

 

1/ Tịnh Xá Ngọc Lâm :        Đóng góp từ thiện xã hội là       692.000.000đ       

2 / tịnh xá ngọc hải   :                                                           730.800.000đ

3/ Tịnh Xá Huỳnh Lâm:                                                       27.000.000đ

4 / Thiền Viện Tịch Chiếu :                                                  307.000.000đ

5/Phật Bửu Tự:                                                                    219.500.000đ

6/  Bửu Lâm Tự         :                                                         244.500,000đ

7/ Chùa Anh Linh:                                                               50.000.000đ

8/ chùa Quan Âm:                                                               182.000.000đ

9/ Chùa An Hòa :                                                       30.000.000đ

10/ chùa An Lạc Hạnh:                                               350.000.000đ

11/ Chùa Thường Hạnh:                                              21.000.000đ

12/ TT Phúc Duyên                                                    125.500.000đ

13/ Chùa Linh Bửu                                                     71.600.000đ

14/ TX Ngọc Minh                                                     265.580.000đ

15/ Chùa Linh Giác:                                                  618.000.000đ

16/ Chùa Khánh Hưng:                                               370.000.000đ

17/ Chuà Long Quy;                                                 22.500.000đ

18/ Chùa :Long Hưng                                                 5.500.000đ

19/ Chùa Long Hoa                                                    160.000.000đ

20/ Chùa Long Truyền                                               28.000.000đ

21/ Chùa Thiện Quang                                                90.000.000đ

22/ tịnh xá ngọc điền                                        174.000.000đ

23/ Chùa Thanh Minh                                                1.400.000.000đ  

24/  Chùa Long Vân                                                  130.000.000đ

25/ Chùa Long Bàn                                                   3.000.000đ

26/ TT Thanh Lương                                        71.000.000đ

27/  Thiên Bửu Tháp                                                 139.000.000đ

28/ Chùa Thiên Khánh                                               95.000.000đ

29/   Hưng Long Tự                                                   30.000.000đ

30/ Chùa Bảo An                                                       75.000.000đ

31/ Chùa An Hòa                                                        29.900.000đ

32/ Chùa Giác Đế                                                      20.000.000đ

33/ Chùa Long Hòa                                                   5.000.000đ

34/ Chùa Long An                                                     80.000.000đ

33/ Tịnh Xá An Lạc                                                   5.000.000đ

34/ Chùa Phước Linh                                                 700.000.000đ

35/ Chùa Phước Huệ                                                  150.000.000đ

36/ Chùa Phước Duyên                                              34.000.000đ                                                                                   Tổng cộng là:     7.785.680.000đ

Nhìn chung, với sự nỗ lực thực hiện công tác từ thiện đã đạt được những thành quả nhất định, tạo mối quan hệ giữa Giáo hội Phật giáo với các tổ chức và nhân dân trong, ngoài huyện .

C. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2019

1, Thực hiện và chấp hành tốt công tác phật sự trong giáo hội. Ban Trị Sự GHPGVN huyện Long Điền duy trì lớp sơ cấp Phật học tại chùa Phước Linh, An cư và nhu cầu tu học của Tăng Ni, Phật tử  trong huyện.

2, Tổ chức tốt lễ hội Vu Lan và các lễ ngày vía - Tưởng niệm, Truy niệm  trong năm 2019.

3, Tạo sự đoàn kết Tăng Ni trong việc sinh hoạt và hoạt động tinh tiến.

4, Hướng dẫn Tăng Ni thực hiện đúng  Hiến chương và Nội quy Tăng sự các qui định pháp luật nhà nước.

5, Đề nghị chính quyền quan tâm hỗ trợ, giải quyết kịp thời những yêu cầu thiết thực, của Tăng Ni trong  huyện Long Điền những nguyện vọng chính đáng, giúp đỡ cho các tự viện,  Tăng – Ni làm Phật sự, và tổ chức các lễ hội, và làm công tác từ thiện.

6, Nhắc nhở Tăng Ni và Phật tử các tự viện cảnh giác các trường hợp lợi dụng danh nghĩa Phật giáo để vận động quyên góp, và đi khất thực phi pháp.

7, Tăng – Ni các tự viện đi bố tát sinh hoạt, họp định kỳ cũng như phiên họp đột xuất theo nhu cầu Phật sự đầy đủ.

8, Vận động Tăng ni, Phật tử chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước , xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tích cực tham gia các cuộc vận động chính trị xã hội.

D. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ ƯU KHUYẾT ĐIỂM:

Mặt ưu:

Bằng sự vận dụng trí tuệ tập thể, tinh thần hòa hợp, đoàn kết, phát huy tính sáng tạo, giữ vững niềm tin Đạo pháp của các thành viên Tăng Ni, Phật tử, Giáo hội đã bám sát các mặt công tác phật sự từ Trung ương đến địa phương. Thực hiện có kết quả, đồng bộ các mặt hoạt động của Giáo hội - Về mặt cơ sở vật chất, được củng cố và tăng cường nhân sự hợp lý, quan hệ chăt chẽ, giải quyết kịp thời những Phật sự cần thiết và hoạt động đồng bộ, và chủ động cho các Tăng Ni, Phật tử hoạt động, tất cả thành viên của Giáo hội luôn luôn thể hiện tinh thần Tốt đạo – Đẹp đời, gắn với phương châm hoạt động của Giáo hội “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa Xã hội”.

Về mặt khuyết:

Bên cạnh những ưu điểm đã đề cập, trong quá trình hoạt động vẫn còn những mặt hạn chế, khó khăn, tồn đọng và khuyết điểm như một vài nhân sự tại một số địa phương chưa thực sự đoàn kết, đồng tình và đồng bộ trong các hoạt động, do đó cũng tạo ra một số dư luận không tốt, làm ảnh hưởng đến chương trình hoạt động của Giáo hội.

Nhìn chung với những thành tựu tốt đẹp đạt được, Ban Trị Sự Cùng Tăng Ni trụ trì các Tự Viên trong Huyện, quyết tâm phát huy cao hơn nữa; đối với những tồn đọng, khó khăn, khuyết điểm, hạn chế đã nêu sẽ cố gắng khắc phục, bằng với sự quyết tâm của toàn Giáo hội, cũng như tinh thần phụng sự Đạo pháp và Dân tộc của Ban Trị sự, Ban Đại diện Phật giáo thị trấn, xã và Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài huyện, sự giúp đỡ chân tình của các cơ quan chức năng lãnh đạo Trung ương và địa phương, nhất định công tác Phật sự trong năm 2019 của Giáo hội sẽ đạt được những thành quả tốt đẹp hơn.

THƯỜNG TRỰC BAN TRỊ SỰ GHPGVN HUYỆN LONG ĐIỀN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ý kiến phản hồi

Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu