GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

LONG ĐIỀN - BÀ RỊA VŨNG TÀU

Cập nhật lúc 20:14:10 05-07-2017 (GMT+7) Lượt xem:3335

BÁO CÁO SƠ KẾT CÔNG TÁC PHẬT SỰ 6 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ 6 THÁNG CUỐI NĂM 2017 CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ
   --------------------------
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
----------------------------
 
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 7 năm 2017
 
 
BÁO CÁO SƠ  KẾT CÔNG TÁC PHẬT SỰ
 
 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2017 CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
 
 
 
A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
 
Trong 6 tháng đầu năm 2017, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã triển khai nhiều Phật sự quan trọng và đạt kết quả tốt đẹp như chỉ đạo Tăng Ni, tự viện trong cả nước làm tốt công tác phục vụ nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng cho đồng bào Phật tử và nhân dân đón Tết cổ truyền dân tộc; Tổ chức Hội nghị sinh hoạt Giáo hội; Lễ kỷ niệm lần thứ 54 năm Bồ tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân; Đại lễ Kỳ siêu; Ban hành Thông điệp Đại lễ Phật đản PL. 2561, Thông bạch An cư Kiết hạ;Hưởng ứng lễ mitinh ngày Phật giáo thế giới 08/4/2017; Tổ chức Đại lễ Phật đản tại các nước Đông Âu; Tham dự Đại lễ Vesak tại Srilanka; Lễ tấn phong Tăng thống Phật giáo Vương quốc Thái Lan; Tham dự Hội nghị các tôn giáo tại Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ chủ trì; Hội nghị toàn quốc biểu dương, phát huy vai trò các tôn giáo tham gia hoạt động bảo trợ xã hội và dạy nghề do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp tổ chức; tham gia đoàn đại biểu do Chủ tịch nước dẫn đầu thắp hương tưởng niệm tại Đền Hùng và thả cá chép trên kênh Nhiêu Lộc – Tp. Hồ Chí Minh; Triển khai công tác tổ chức Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII; Vận động ủng hộ cúng dường công đức phí cho các hoạt động của Giáo hội; Đón tiếp Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chức sắc tôn giáo bạn đến thăm; đón tiếp các đoàn Ngoại giao, các tổ chức Phật giáo nước ngoài thăm hữu nghị Giáo hội Phật giáo Việt Nam và nhiều Phật sự quan trọng khác.
 
Đặc biệt, nhiều đơn vị Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Phật giáo nhiệm kỳ 2017 – 2022. Các đơn vị Ban Trị sự tỉnh, thành còn lại đang khẩn trương tiến hành công tác tổ chức Đại hội theo thời gian quy định của Trung ương Giáo hội.
 
Nhìn chung, công tác hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VII và chương trình hoạt động Phật sự 6 tháng đầu năm 2017 của Giáo hội đến nay đã đạt được những thành tựu nhất định theo kế hoạch hoạt động đề ra của nhiệm kỳ. Tuy nhiên, vẫn còn những Phật sự tồn đọng mà Giáo hội cần triển khai thực hiện vào những tháng cuối năm của nhiệm kỳ để hoàn tất chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VII của Giáo hội, tiến đến Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII, dự kiến tổ chức vào tháng 11/2017 tại Thủ đô Hà Nội.
 
B. CÁC PHẬT SỰ VÀ THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA GHPGVN
 
I. VỀ MẶT TỔ CHỨC
 
1. Phổ biến các văn kiện của Nghị quyết Hội nghị Kỳ 5 khóa VII Trung ương GHPGVN
 
Thông qua Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, hai Văn phòng Trung ương Giáo hội đã có văn bản hướng dẫn triển khai các văn kiện Nghị quyết Hội nghị Kỳ 5 Khóa VII GHPGVN, chương trình hoạt động Phật sự 6 tháng đầu năm 2017.
 
2. Hội nghị sinh hoạt Giáo hội
 
Để công tác Phật sự nhiệm kỳ VII (2012 - 2017) của Giáo hội Phật giáo Việt Nam được triển khai, thực hiện đồng bộ và có hiệu quả, nhất là công tác tổ chức Đại hội Phật giáo tỉnh nhiệm kỳ 2017 – 2022, tiến đến Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã có Thông tư tổ chức Hội nghị sinh hoạt Giáo hội tại 02 Văn phòng Trung ương Giáo hội.
 
Qua đó, ngày 08/4/2017, tại Văn phòng 1 Trung ương Giáo hội đã diễn ra Hội nghị sinh hoạt Giáo hội với sự tham dự của 29 Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phía Bắc; Hội nghị sinh hoạt Giáo hội tại phía Nam được diễn ra tại Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội ngày 28/4/2017 với sự tham dự của 34 Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành phía Nam.
 
3. Công tác tổ chức Đại hội Phật giáo cấp tỉnh nhiệm kỳ 2017 – 2022
 
Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã Thông tư số015/TT.HĐTS ngày 11/02/2016; Chỉ thị số 486/CT.HĐTS ngày 24/12/2016,  về công tác tổ chức Đại hội Phật giáo cấp tỉnh nhiệm kỳ 2017 – 2022.
 
Qua đó, Trung ương Giáo hội, Ban Chỉ đạo Đại hội đã kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc đối với nhân sự Phật giáo tại một vài địa phương để tiến hành Đại hội Phật giáo cấp tỉnh.
 
Đến nay đã có 31/63 đơn vị Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh, thành hoàn tất công tác tổ chức Đại hội như: Quảng Ngãi, Vĩnh Long, Bình Dương, An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đăk Nông, Đồng Nai, Tây Ninh, Kiên Giang, Kon Tum, Quảng Bình, Hà Nam, Điện Biên, Thanh Hóa, Nam Định, Nghệ An, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lai Châu, Ninh Bình, Hà Nội…  
 
Nhìn chung, công tác tổ chức Đại hội Phật giáo cấp tỉnh, thành nhiệm kỳ 2017 – 2022, đang được Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành tiến hành theo Thông tư hướng dẫn Đại hội của Trung ương Giáo hội.  
 
4. Triển khai công tác tổ chức Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII
 
Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã triển khai công tác tổ chức Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII, như:
 
-      Công văn số 090/CV.HĐTS ngày 09/5/2017, trình xin phép Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII.
 
-      Công văn số 086/CV.HĐTS ngày 28/02/2017, V/v cơ cấu nhân sự, kế hoạch hoạt động của các Ban Tổ chức Đại hội VIII;
 
-      Thông tư số 143/TT-HĐTS ngày 24/3/2017 hướng dẫn tấn phong Giáo phẩm  tại Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII;
 
-      Thông báo số 052/TB.HĐTS ngày 27/3/2017, hướng dẫn viết tham luận;
 
-      Thông bạch số 081/TB.HĐTS ngày 25/4/2017, vận động tài chánh cúng dường Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII;
 
-      Thông báo số 078/TB.HĐTS ngày 25/4/2017, cử đoàn đại biểu tham dự Đại hội;
 
-      Thông báo số 099/TB.HĐTS ngày 18/5/2017, gửi hình ảnh phục vụ triển lãm tại Đại hội VIII GHPGVN.
 
Các Ban của Đại hội như Ban Nhân sự, Ban Nội dung, Ban Văn hóa Triển lãm, Thông tin Truyền thông đã lập kế hoạch, khung nhân sự, chương trình hoạt động và tổ chức các phiên họp để triển khai công tác.
 
II. HOẠT ĐỘNG CHUYÊN NGÀNH
 
1. Công tác Tăng sự
 
1.1 Tăng Ni, Tự viện:
 
Qua báo cáo của Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố, Ban Tăng sự Trung ương đã tổng hợp tình hình Tăng Ni, Tự viện với số lượng tương đối cụ thể như sau:
 
- Tổng số Tăng Ni: 53.941, gồm: 38.629 Bắc tông; 8.574 Nam tông Khmer, 1.754 Nam tông kinh (1.100 chư Tăng, 654 Tu nữ); 4.984 Khất sĩ.
 
            - Tự Viện (cơ sở thờ tự, sinh hoạt tín ngưỡng của GHPGVN): 18.466 ngôi, gồm 15.846 Tự viện Bắc Tông; 454 chùa Nam Tông Khmer; 106 chùa Nam tông Kinh; 541 Tịnh xá, 467 Tịnh Thất, 998 NPĐ; 54 Tự viện Phật giáo Người Hoa.
 
1.2 Cấp giấy Chứng nhận Tăng Ni: Theo đề nghị của các Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành phố, Ban Tăng sự Trung ương đã duyệt cấp 509 giấy chứng nhận Tăng Ni.
 
1.3 Công tác tổ chức giới đàn, cấp giấy Chứng điệp thụ giới:
 
Trong 6 tháng đầu năm, Ban Tăng sự Trung ương đã hướng dẫn và cho phép Ban Trị sự GHPGVN tổ chức Đại giới đàn để truyền giới cho các Giới tử như: Tp. Hà Nội (277 giới tử), Đại giới đàn Nghệ Tĩnh (Hà Tĩnh, Nghệ An), 23 giới tử, tỉnh Thái Bình (79 giới tử), tỉnh Thanh Hóa (10 giới tử), tỉnh Bình Định (466 giới tử). Tổng cộng 855 giới tử thụ giới.
 
Ban Tăng sự Trung ương đã duyệt cấp 1.798 Chứng điệp thụ giới (414 CĐTG Tỷ khiêu; 253 Tỷ khiêu Ni; 252 Thức xoa; 531 Sa di và 348 Sa di Ni); đang tiếp tục duyệt xét cấp chứng điệp cho các giới tử đã chính thức thụ giới tại các giới đàn.
 
1.4 An cư Kiết hạ:
 
Thực hiện Thông bạch số 960/TB/HĐTS ngày 04/3/2017 của Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố đã tổ chức cho Tăng Ni An cư Kiết hạ PL. 2561. Năm 2017, do nhuận 02 tháng 6 âm lịch nên Tăng Ni Bắc tông, Khất sĩ an cư từ 15/5 đến 15/7/âm lịch; Chư Tăng, Tu nữ Phật giáo Nam tông Kinh, Nam tông Khmer an cư từ 15/6 nhuận âm lịch đến 15/9 âm lịch.
 
Năm nay, cả nước có 59 đơn vị Ban Trị sự GHPGVN tổ chức An cư Kiết hạ cho 32.535 Tăng Ni an cư. Trong đó: 27.983 Tăng Ni an cư tập trung (nội thiền) và 4.552 Tăng Ni an cư tại chỗ.
 
1.5 Bổ nhiệm trụ trì :
 
Thông qua ý kiến Ban Tăng sự Trung ương và Ban Tăng sự các tỉnh, thành, sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng liên hệ, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố đã bổ nhiệm trụ trì 109 cơ sở Tự viện; công nhận, thành lập mới 36 cơ sở.  
 
Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội đã chuyển 29 hồ sơ Tăng Ni chuyển vùng sinh hoạt Phật sự và tu học về các tỉnh phía Bắc; 38 Tăng Ni về tu học và sinh hoạt Phật sự tại các tỉnh phía Nam theo đề nghị của địa phương.
 
1.6 Bồi dưỡng nghiệp vụ Trụ trì, công tác quản lý hành chính:
 
Ban Trị sự GHPGVN tỉnh An Giang, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Đồng Nai tổ chức khóa Bồi dưỡng trụ trì và tập huấn hành chính Giáo hội, kỹ năng quản lý tự viện, triển khai Hiến chương GHPGVN tu chỉnh lần thứ V cho các thành viên Ban Trị sự tỉnh, các huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh, Tăng Ni Trụ trì các cơ sở tự viện.
 
Ngoài ra, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành đã cử đại biểu Tăng Ni tham dự Hội nghị triển khai Nghị định 92 về Tôn giáo của Chính phủ, do Ban Tôn giáo/Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố tổ chức; Tham dự Hội nghị phổ biến kiến thức Quốc phòng – An ninh năm 2017 do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức.
 
1.7 Xuất gia:
 
Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố đã xác nhận cho 276 nam nữ Phật tử xuất gia tu học tại các tự viện, gồm: Tp. Hồ Chí Minh (79), Long An (14), Cần Thơ (06), Bình Dương (11), Đồng Tháp (84), Bến Tre (21), An Giang (27), Gia  Lai (08), Đak Lak (03), Khánh Hòa (21), Bình Phước (02).
 
 1.8 Phật giáo Nam tông Khmer:
 
Trung ương Giáo hội đã có buổi làm việc với Cơ quan chức năng Tp. Cần Thơ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc giải phóng mặt bằng để tiến tới xây dựng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại quận Ô Môn.
 
Ban Thường trực HĐTS, Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Cần Thơ và Chính quyền Tp. Cần Thơ đã phối hợp tổ chức lễ đặt đá và vận động công đức xây dựng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại phường Châu Văn Liêm, Q.Ô Môn, TP.Cần Thơ.
 
1.9 Phân ban Ni giới:
 
Đã có 43/63 Ban Trị sự thành lập Phân ban Ni giới thuộc Ban Tăng sự GHPGVN cấp tỉnh, thành phố hoạt động ổn định với nhiều kết quả tốt đẹp.
 
Phân ban Ni giới thuộc Ban Tăng sự Trung ương đã tổ chức nhiều phiên họp tại Văn phòng Phân ban - Chùa Từ Nghiêm và chùa Phước Hải, quận 10, Tp. Hồ Chí Minh, Văn phòng Phân ban Ni giới Tp. Hà Nội để họp bàn triển khai các Phật sự của Phân ban Ni giới trong 6 tháng đầu năm; tổ chức các đoàn đi thăm và cúng dàng các Trường hạ tại các tỉnh phía Bắc, các tỉnh miền Trung, miền Đông, miền Tây và Tp. Hồ Chí Minh; tổ chức thăm viếng, tặng quà ủy lạo, cứu trợ đồng bào nghèo, đồng bào bị thiên tai .v.v…
 
Phân ban Ni giới Trung ương kết hợp với Phân ban Ni giới tỉnh Bình Dương tổ chức lễ giỗ tổ Kiều Đàm Di và tưởng niệm các vị tiền bối Ni, các vị thánh tử đạo tại chùa Hội An và tọa đàm với chủ đề: "Lịch sử hình thành và phát triển Ni giới” tại Trung tâm Hội nghị và triển lãm thành phố mới tỉnh Bình Dương.
 
Được sự cho phép của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Phân ban Ni giới T.Ư thuộc Ban Tăng sự T.Ư tổ chức khai giảng khóa bồi dưỡng kiến thức về Giới luật "Các pháp Yết-ma” dành cho chư Ni tại tổ đình Vĩnh Nghiêm, quận 3, TP.HCM. Theo Ban Tổ chức, khóa học có hơn 400 vị Ni đến từ 39 Phân ban Ni giới tỉnh, thành. Tại phía Bắc, Khóa Bồi dưỡng Giới luật và Nghi lễ Thiền môn được tổ chức tại Tổ đinh Bồ Đề, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Tp. Hà Nội với sự tham dự của 600 vị chư Ni đại diện 29 Phân ban Ni giới các tỉnh phía Bắc. Ngoài ra, Phân ban Ni giới tỉnh Lâm Đồng, Tiền Giang, Quảng Nam đã tổ chức Khóa Bồi dưỡng Giới luật cho chư Ni tại địa phương.
 
Được sự chấp thuận của Ban Thường trực HĐTS và Ban Tôn giáo Chính phủ, Phân ban Ni giới Trung ương đã tổ chức đoàn đại biểu gồm 161 thành viên do Ni trưởng Tịnh Nguyện, Ủy viên Thường trực HĐTS, Quyền Trưởng Phân ban Ni giới Trung ương dẫn đoàn chính thức tham dự Hội nghị Sakyadita lần thứ 15 tại Hồng Kông từ ngày 22 đến 28/6/2017.  
 
2. Công tác Giáo dục Tăng Ni
 
-     Công tác biên soạn sách giáo khoa Trung cấp Phật học đã ấn bản được 08 đầu sách và phân phối cho các Trường Trung cấp.
 
2.1 Cao học: Khóa I (2012 - 2014) có 60 Tăng Ni sinh  đã hoàn tất chương trình Cao học. 18 học viên bảo vệ Luận văn Thạc sĩ thành công; các luận văn khác sẽ được bảo vệ trong thời gian tới.
 
Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh đã tổ chức tuyển sinh Thạc sĩ Phật học niên khóa 2017 – 2019, có 156 Tăng Ni sinh viên trúng tuyển.
 
Trung ương Giáo hội đã có công văn trình Thủ tướng Chính phủ và Ban Tôn giáo Chính phủ chính thức tổ chức chương trình đào tạo Thạc sĩ tại 03 Học viện Phật giáo Việt Nam: Hà Nội, Huế và Tp. Hồ Chí Minh.
 
2.2 Cử nhân Phật học: Đang đào tạo 1.652 Tăng Ni sinh; Hệ đào tạo từ xa có 667 Học viên; Học viện Phật giáo Nam tông Khmer 30 chư Tăng.
 
Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội phối hợp với Trường Đại học Quốc gia Hà Nội mở lớp Hán Nôm với 100 Tăng Ni sinh theo học.
 
Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh tổ chức tuyển sinh Cử nhân Phật học khóa XII, niên khóa 2017 - 2021 , có 754 Tăng Ni thí sinh dự thi.
 
Khóa I (2015 - 2019) Sư phạm Mần non do Học viện Phật giáo Việt Nam liên kết với Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, có 68 học viên. 
 
2.3 Cao đẳng Phật học: Có 1.103 Tăng Ni sinh.
 
2.4 Trung cấp Phật học: 5.446 Tăng Ni sinh.
 
Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Ninh Bình đang xin phép Chính phủ thành lập Trường Trung cấp Phật học.
 
Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Tây Ninh, Quảng Trị đã được Ban Tôn giáo Chính phủ chấp thuận thành lập Trường Trung cấp Phật học.
 
2.5 Sơ cấp Phật học: 1.500 Tăng Ni sinh.
 
2.6. Giáo dục Phật giáo Nam tông Khmer:
 
Trường Bổ túc văn hóa Pali Trung cấp Nam bộ Sóc Trăng có 170 vị sư sãi theo học từ năm thứ nhất đến năm thứ tư; Hệ Pali 28 lớp có 284 Tăng sinh; hệ Thoma Vini 25 lớp, có 270 Tăng sinh; Tiểu học Ngữ văn Khmer (lớp 1 - 5), 931 lớp, 22.110 học viên; Sơ cấp Pali Khmer (lớp 6 – 9), 102 lớp, 2.797 học viên; Trung cấp Pali Khmer (lớp 10 - 12), 14 lớp, 459 học viên; chương trình ánh sáng hè 470 lớp, có 9.681 học sinh; 08 Lớp dạy thiền, 485 thiền sinh là chư Tăng, Tu nữ và Phật tử tham dự; 1.256 Achar tham dự Lớp tập huấn nghiệp vụ Sư phạm tại Trà Vinh.
 
Ngoài ra, một số Chư Tăng Phật giáo Nam tông Khmer đang theo học các Trường Đại học, Cao đẳng tại Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Trà Vinh với các chuyên ngành như: Luật, công nghệ thông tin, kế toán, du lịch, Anh văn, trường Chính trị, điêu khắc gỗ v.v… và nhiều vị Sư Phật giáo Nam tông Khmer du học tại Thái Lan, Myanmar.
 
2.7 Tăng Ni sinh du học:
 
Giáo hội đã cho phép và giới thiệu nhiều Tăng Ni du học tại Ấn Độ, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thái Lan, Myanmar; 08 Tăng Ni sinh được nhận học bổng toàn phần chương trình Thạc sĩ và Tiến sĩ Phật học do Chính phủ Ấn Độ tài trợ.
 
Hiện nay, có 150 Tăng Ni Tiến sĩ, 65 Thạc sĩ Phật học Ấn Độ, Trung Quốc đang phục vụ tại các Ban, Viện Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh thành và các cơ sở Giáo dục của Giáo hội.
 
3. Công tác Hoằng pháp
 
3.1 Đào tạo Giảng sư:
 
Ban Hoằng pháp Trung ương tiếp tục chương trình đào tạo Giảng sư tại cơ sở chùa Hòa Khánh, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.
 
- Tổ chức Lễ tốt nghiệp Khóa VII (2013 - 2016) Cao cấp Giảng sư, có 68 Tăng Ni tốt nghiệp.
 
- Khóa VIII (2015 - 2018): 61 Tăng Ni giảng sinh lớp Cao cấp; 46 Tăng Ni giảng sinh lớp Trung cấp.
 
- Khóa IX (2017 - 2020): 62 Tăng Ni giảng sinh lớp Cao cấp; 65 Tăng Ni giảng sinh lớp Trung cấp.
 
3.2 Công tác thăm viếng và thuyết giảng các lớp giáo lý, các Đạo tràng:
 
Nhân mùa An cư Kiết hạ PL. 2561, chư Tôn đức Ban Hoằng pháp Trung ương đã tham gia công tác thuyết giảng tại các khóa Bồi dưỡng nghiệp vụ trụ trì và sinh hoạt hành chánh Giáo hội tại các tỉnh thành địa phương.
 
Ban Hoằng pháp Trung ương và địa phương thực hiện liên tục, đồng bộ từ hình thức đến nội dung chương trình thuyết giảng Phật pháp tại các lớp giáo lý, các Đạo tràng tu tập trong cả nước. Chương trình giảng dạy giáo lý được phát triển đều khắp các đơn vị tỉnh, thành, Tự viện, vùng sâu vùng xa…
 
3.3 Các tỉnh, thành Phật giáo phía Bắc:
 
Ban Hoằng Pháp Tp. Hà Nội và các tỉnh Thanh Hóa, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh, Hải Dương, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Ninh… đã nỗ lực hoạt động thuyết giảng cho các Phật tử tại các giảng đường và khóa an cư kiết hạ. Chư tôn đức trong Ban Hoằng pháp phối hợp cùng các vị trụ trì tổ chức khóa tu Bát quan trai, Niệm Phật, trì Chú Đại Bi, mỗi giảng đường có từ 200 đến trên 1.500 Phật tử tham dự thính pháp, tu tập. Tổng cộng có 70 lớp Giáo lý, 661 đạo tràng tu tập, 7.200 thời giảng.
 
3.4 Các tỉnh, thành Phật giáo phía Nam: Có 1.739 đạo tràng, 3.487 lượt giảng sư thuyết giảng, có 20.868 thời giảng.
 
Với đội ngũ Tăng Ni sinh trẻ, nhiệt huyết và đông đảo, Ban Hoằng pháp Trung ương và Ban Hoằng pháp các tỉnh, thành đã tham gia công tác thuyết giảng tại các Đạo tràng, hướng dẫn Phật tử tu tập Bát Quan trai, các lớp giáo lý tại địa phương tương đối đồng bộ và đều khắp, tạo nên tinh thần say mê học Phật trong các giới Cư sĩ, Phật tử tại gia, như: Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Lâm Đồng, Đak Lak, Đak Nông, Gia Lai… mỗi điểm giảng trung bình có từ 300 đến 2.000;có tỉnh nhân mùa Phật đản, Lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm kết hợp việc thuyết pháp và văn nghệ đã thu hút hàng nghìn Phật tử đến tham dự.
 
Nhìn chung, công tác Hoằng pháp hoạt động đều đặn, chương trình thuyết giảng, khóa tu phong phú thu hút được đông đảo đồng bào Phật tử tham gia. Đặc biệt là sự kết hợp giữa hoằng pháp, từ thiện xã hội và hướng dẫn Phật tử nên công tác hoằng pháp ngày càng đạt nhiều hiệu quả.
 
4. Công tác Hướng dẫn Phật tử
 
4.1 Thăm viếng và làm việc với Ban Hướng dẫn Phật tử các tỉnh thành:
 
Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương đã tổ chức đoàn thăm viếng và làm việc với Ban Hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đak Lak, Đak Nông, Lâm Đồng, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang và Tp. Cần Thơ.
 
4.2 Tham dự Lễ hội, hội thảo và tập huấn:
 
Tham gia công tác tổ chức Đại lễ Phật đản PL. 2561 với các hoạt động như Diễu hành xe hoa, thắp nến cầu nguyện hòa bình, thắp sáng hoa sen trên sông, hội thi giáo lý, cung rước xá lợi, biểu diễn văn nghệ v.v.... 
 
Tổ chức khóa tập huấn Hoằng pháp viên cho Phật tử tại tỉnh Bình Dương, Ninh Bình; Tọa đàm "Phật giáo đối với nữ Phật tử” v.v...
 
Tham dự Hội nghị Đại biểu Huynh trưởng Gia đình Phật tử tỉnh Quảng Trị và Quảng Nam.
 
4.3 Tu học, sinh hoạt đạo tràng:
 
- Tu học: Có 488.420 Phật tử tham gia sinh hoạt tu học định kỳ tại 3.930 đạo tràng, khóa tu, lớp giáo lý và thính pháp tại các giảng đường.   
 
- Tổ chức xét xếp cấp Tín, cấp Tập cho Huynh trưởng Gia đình Phật tử thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang; Truy thăng cấp Tấn cho 03 Huynh trưởng Gia đình Phật tử tỉnh Quảng Trị và Gia Lai.
 
- Các khóa tu Tuổi trẻ, khóa tu Bồ đề Tâm, khóa tu mùa hè, Ươm mần hoa sen, khóa tu Thiện Tài Đồng Tử v.v…, có hơn 10.000 Thanh thiếu nhi Phật tử, học sinh sinh viên tham dự. Các khóa tu, hội trại, trại hè là sân chơi lành mạnh, bổ ích và giáo dục đạo đức, nếp sống lành mạnh, lòng tri ân, báo ân cho thanh thiếu nhi Phật tử. Đặc biệt, Phân banThanh thiếu nhi Phật tử sẽ tổ chức hội trại Tuổi trẻ Phật giáo lần thứ 11 với chủ đề: "Nghĩa tình Miền Tây” từ ngày 28 – 30/7/2017 tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam, Tp. Cần Thơ; Phân ban Gia đình Phật tử Trung ương tổ chức tọa đàm "Kỷ niệm 20 năm Gia đình Phật tử trưởng thành trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam” và Hội trại Họp bạn ngành Thanh, ngành Thiếu Gia đình Phật tử toàn quốc từ ngày 20 – 23/7/2017 tại Tổ đình Thiên Ấn, Tp. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. 
 
- Sinh hoạt các đạo tràng, theo thống kê hiện có: Đạo Tràng Bát quan trai 854 đơn vị, Tu thiền 39 đơn vị, Niệm Phật, Phật thất 361 đơn vị, Pháp Hoa 163 đơn vị, Dược Sư 10 đơn vị, Đại Bi 67 đơn vị, Khóa tu một ngày An lạc 82 đơn vị. Có 194.694.000 Phật tử tham dự.
 
 Hội Quy (Dành cho những Phật tử đã quy y Tam bảo, sinh hoạt tu học ở chùa các tỉnh thành phía Bắc) và các mô hình tu học khác như: Mật tông, Địa Tạng, Lương Hoàn Sám, v.v…: 30 đơn vị, có 57.200 Phật tử tham dự.
 
- Lớp Giáo lý: 185 lớp, 4.950 Phật tử tham dự; Về giảng đường: 317 đơn vị, có 1.600 Phật tử tham dự.
 
Ngoài các khóa tu tổ chức hàng tháng định kỳ, ở các tỉnh thành còn tổ chức các lễ hội như Phật đản, Vu lan, tết cổ truyền cho Phật tử tham gia tu tập. Đồng thời, còn tổ chức Lễ Quy y Tam bảo cho Phật tử tín tâm vào các dịp lễ hội của Phật giáo. Nhìn chung, tình hình tu học của Phật tử cũng khá sôi nổi.
 
4.4 Gia đình Phật tử: 1.047 đơn vị GĐPT, 73.953 Huynh trưởng và Đoàn sinh.
 
4.5 Tiếp sức mùa thi: Chương trình tiếp sức mùa thi được Ban Hướng dẫn Phật tử TƯ, Phân ban Thanh thiếu nhi Phật tử, Báo Giác Ngộ, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành tổ chức nhận được sự ủng hộ rất lớn từ các Tự viện, Gia đình Phật tử, các tình nguyện viên với các hoạt động như đón nhận và hỗ trợ các suất ăn chay, chỗ ở cho thân nhân và thí sinh, phương tiện đưa đón thí sinh đến trường thi cho khoảng hàng chục ngàn thí sinh dự thi Đại học tại các địa phương như: Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Cần Thơ, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Kiên Giang, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Nghệ An v.v…
 
                   4.6 Công tác khác:
 
Bên cạnh việc chăm lo phát triển công tác của Ban, các thành viên Ban Hướng dẫn Phật tử, Phân ban Cư sĩ Phật tử, Gia đình Phật tử Trung ương đã thăm hỏi, chia sẻ, tặng quà cho đồng bào nghèo, hiến máu nhân đạo, hỗ trợ sinh viên, học sinh nghèo hiếu học, vượt khó; tham dự Lễ kỷ niệm Bồ tát Thích Quảng Đức và chư Thánh Tử đạo vị Pháp thiêu thân; Lễ tưởng niệm chư Tôn đức Giáo phẩm, Tăng Ni viên tịch; Lễ húy kỵ các Huynh trưởng đã tạ thế, thăm viếng và hỗ trợ các Huynh trưởng, đoàn sinh có hoàn cảnh khó khăn v.v…
 
Nhìn chung, hoạt động của Ban Hướng dẫn Phật tử với các Phân ban thuộc Ban Hướng dẫn Phật tử tất cả đều nỗ lực hoạt động theo Hiến chương Giáo hội, Nội quy của Ban và cố gắng thực hiện có kết quả chương trình hoạt động của Ban đã đề ra. Tuy nhiên, do nhiều đặc điểm khác nhau của các địa phương, các hệ phái, nghi lễ truyền thống và sinh hoạt, nên việc triển khai các hoạt động còn một vài trở ngại.
 
5. Hoạt động Nghi lễ:
 
5.1 Đại Lễ Phật Đản PL. 2561:
 
Căn cứ Thông bạch số 037/TB.HĐTS ngày 03/3/2017 của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, V/v tổ chức Đại lễ Phật đản PL. 2561 và tuần lễ Văn hóa Phật giáo chào mừng Đại lễ Phật đản, Ban Nghi lễ Trung ương và Ban Nghi lễ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ban Nghi lễ các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đã tích cực tham gia công tác tổ chức Đại lễ từ trung ương đến địa phương, như: Cử hành Nghi thức đón mừng Phật đản sanh tại Lễ đài tập trung của Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự các tỉnh, thành phố và quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Tham gia công tác tổ chức tuần lễ Phật đản do Ban Trị sự các tỉnh, thành phố tổ chức từ ngày mùng 8 đến ngày Rằm tháng Tư âm lịch, với các chương trình hoạt động như thuyết giảng ý nghĩa Phật đản, Văn nghệ chào mừng Phật đản sanh; triển lãm hình ảnh, tranh tượng, pháp khí Phật giáo; Lễ hội hoa đăng, ẩm thực chay, diễu hành xe hoa, kiệu hoa, phóng sanh đăng v.v…
 
Đại Lễ Phật đản được Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố và quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cũng như tại các Tự viện, Tịnh xá, Tịnh thất, Niệm Phật đường đều tổ chức trang nghiêm trọng thể, mang đậm nét văn hóa Phật giáo Việt Nam, thể hiện lòng tôn kính đối với Đức Phật.
 
            5.3 An cư Kiết hạ:
 
Thực hiện tinh thần Thông bạch số 098/TB.HĐTS ngày 04/3/2016 của Trung ương Giáo hội, hướng dẫn tổ chức An cư Kiết hạ PL. 2561. Theo đó, do năm 2017 nhuận 02 tháng 6 âm lịch, nên chư Tăng Ni Phật giáo Bắc tông và Hệ phái Khất sĩ An cư Kiết hạ từ ngày 16/05 âl đến 16/07 âl; chư Tăng Phật giáo Nam tông Khmer, Nam tông Kinh và Tu nữ An cư Kiết hạ từ ngày 16/6 âl nhuận đến ngày 16/09 âl.
 
Ban Nghi lễ Trung ương, Ban Nghi lễ GHPGVN các tỉnh, thành đã tham gia công tác tổ chức nghi lễ khai hạ tại các Trường hạ; tham gia Ban Giảng huấn tại các Trường hạ, các khóa bồi dưỡng trụ trì thuyết giảng và hướng dẫn về một số Nghi lễ Phật giáo.
 
Ngoài ra, tại một số Tự viện, tùy trú xứ của các thành viên trong Ban Nghi lễ tổ chức các lớp Đào tạo kiến thức cơ bản về Nghi lễ như chùa Định Thành, chùa Viên Giác, Lớp học bồi dưỡng kiến thức về giới luật và nghi lễ thiền môn do Ban Trị sự GHPGVN Tp. Hồ Chí Minh tổ chức học tại chùa Huê Nghiêm, quận 2 với đông đảo Tăng, Ni tham dự.
 
5.4 Giới đàn:
 
Để duy trì mạng mạch của Như Lai với tinh thần "Tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức”, góp phần cho các Đại giới đàn được thành tựu viên mãn, Ban Nghi lễ Trung ương, Ban Nghi lễ GHPGVN các tỉnh, thành đã tham gia công tác khai Đại giới đàn do Ban Trị sự GHPGVN Tp. Hà Nội, Bình Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Đại giới đàn Nghệ Tĩnh (do Hà Tĩnh và Nghệ An) tổ chức.
 
5.5 Lễ Quy y và các ngày Lễ trong Phật giáo:
 
Ban Nghi lễ đã phối hợp với Ban Hoằng pháp, Ban Hướng dẫn Phật tử, trụ trì các Tự viện tổ chức Lễ Quy y cho 2.000Phật tử Quy y Tam bảo.
 
Lễ chúc thọ tập thể cho các Phật tử là cụ ông, cụ bà có tuổi từ 75 đến 100 tuổi ngày càng được nhiều tự viện tổ chức như chùa Thành tỉnh Lạng Sơn, chùa Phật Quang tỉnh Hòa Bình. Năm nay, có 352 cụ ông, cụ bà được chúc thọ tại Đạo tràng chùa Thành tỉnh Lạng Sơn. 
 
Lễ chúc thọ tập thể này đã thực sự trở thành ngày hội không những đối với các Phật tử mà còn là ngày hội của những người con, người cháu của các Cụ. Vì đây là dịp để con cháu các Cụ bày tỏ lòng hiếu kính đối với cha mẹ, ông bà của mình.
 
Chương trình tổ chức Lễ hằng thuận cho các con em gia đình Phật tử đến nay được nhiều đơn vị tự viện trong cả nước tổ chức cho con em Phật tử khi có hỷ sự. Đây cũng là một nét đẹp văn hóa Phật giáo cần khuyến khích các gia đình Phật tử tổ chức lễ hằng thuận tại các tự viện ngày một nhiều hơn.
 
5.6 Lễ Khánh tuế Đức Pháp chủ GHPGVN đại thọ:
 
Tại chùa Viên Minh (chùa Ráng, xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội) Trung ương GHPGVN cùng Tổ đình Viên Minh tổ chức trang nghiêm lễ khánh tuế Đức Pháp chủ - Trưởng lão HT.Thích Phổ Tuệ nhân dịp mừng xuân Đinh Dậu.
 
Chư Tôn đức giáo phẩm Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự, Ban Viện Trung ương, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh thành, Tăng Ni, đồng bào Phật tử và quý quan khách đã chúc mừng Khánh tuế Trưởng lão Hòa thượng Pháp chủ GHPGVN.
 
5.7 Lễ Tưởng niệm, Tang lễ:
 
- Ban Thường trực Hội đồng Trị sự trọng thể tổ chức Lễ tưởng niệm lần thứ 54 Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân và tưởng niệm chư Thánh tử đạo tại Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội và tại công viên Tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh, đông đảo Tăng Ni, Phật tử và lãnh đạo Chánh quyền thành phố, quận 3 tham dự, dâng hương, dâng hoa tưởng niệm. Đồng thời, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa trọng thể tổ chức Đại lễ tưởng niệm tại chùa Long Sơn, Tp. Nha Trang.
 
- Tại Văn phòng 1, Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội, Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố và Tự viện đã trọng thể tổ chức Lễ tưởng niệm các bậc tiền bối hữu công, chư Tôn Thiền đức Trưởng lão các tổ chức Giáo hội, Hệ phái Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ, chư Tôn đức Giáo phẩm thành viên Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự GHPGVN, chư Tôn đức Tăng Ni viên tịch trang nghiêm long trọng, thể hiện tinh thần tri ân và báo ân của người con Phật; Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Sóc Trăng và Phật giáo Nam tông Khmer trọng thể tổ chức tang lễ HT. Dương Dal, Thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Sóc Trăng.  
 
5.8 Lễ hội:
 
Lễ hội chùa Bái Đính, Ninh Bình (6/Giêng); Quảng Ninh, khai hội Xuân Ngọa Vân-Đông Triều (9/Giêng); Hà Nội khai hội chùa Hương với nhiều đổi mới trong công tác tổ chức và phục vụ; Bắc Ninh lễ hội Khán hoa Mẫu đơn Phật Tích, lễ hội quan họ chùa Lim truyền thống; Lễ hội Hoa Ban 2017 tại Điện Biên với nhiều hoạt động: cầu siêu các AHLS, cầu nguyện quốc thái dân an, giảng pháp, rước kiệu từ nghĩa trang Độc Lập và nghĩa trang Tông Khao về chùa Linh Quang và công chiếu vở cải lương "Vua Phật”; Lễ hội Mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc tỉnh Hải Dương, lễ tưởng niệm 683 năm ngày viên tịch của Đệ tam Tổ Huyên Quang Tôn Giả (1334 - 2017) và lễ khánh thành Tòa Cửu Phẩm Liên Hoa; Lễ dâng hương tưởng niệm 687 năm ngày viên tịch của Thiền sư Pháp Loa, Đệ nhị Tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, khai hội truyền thống mùa xuân 2017 và công bố quyết định bảo vật quốc gia "Thanh Mai Viên Thông Pháp Bi”;
 
Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức lễ đón nhận Huân chương Đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch nước truy tặng cho cố Đại lão HT.Thích Thanh Bản, nguyên trụ trì chùa An Thái và tưởng niệm 55 năm ngày Đại lão Hòa thượng viên tịch; Lễ đón Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà tỉnh Bắc Giang và Bằng công nhận Lễ hội chùa Bổ Đà là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Hội Di sản Văn hóa Việt Nam phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bắc Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội thảo khoa học: "Đệ nhị Tổ Thiền Phái Trúc Lâm Pháp Loa với việc kế thừa và phát triển di sản văn hóa Thiền Phái Trúc Lâm” nhân kỷ niệm 687 năm ngày Tổ sư Pháp Loa viên tịch (1330 – 2017) tại Di tích lịch sử Quốc gia Đặc biệt - Chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang…
 
Nhằm tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc, nhân kỷ niệm 42 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cùng các ngày lễ lớn của dân tộc và Phật giáo, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đak Lak, Đak Nông, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Dương, Bình Phước, Phú Thọ, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nghệ An, Điện Biên, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hòa Bình, Thái Nguyên, Hải Dương, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang, Sóc Trăng, v.v... đã phối hợp các Ban ngành địa phương tổ chức các buổi cầu siêu, trai đàn chẩn tế và đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm tại các nghĩa trang liệt sĩ trang nghiêm, long trọng với đông đảo Tăng Ni, chính quyền các cấp, các Bộ ngành Trung ương và địa phương, các lão thành cách mạng, hội cựu chiến bình cùng đông đảo đồng bào Phật tử, nhân dân các giới tham dự, tạo được nét đẹp văn hóa tâm linh đậm chất Đạo Phật trong lòng mọi người.
 
6. Hoạt động Văn hóa:
 
6.1 Hoạt động chuyên ngành dự án:
 
            Được sự chấp thuận của Ban Thường trực HĐTS GHPGVN, Ban Văn hóa Trung ương đã từng bước triển khai thực hiện 04 đề án: Pháp phục Phật giáo Việt Nam, Kiến trúc Phật giáo Việt Nam, Ngôn ngữ Phật giáo Việt Nam và Di sản Văn hóa Phật giáo Việt Nam.
 
Qua đó, ngày 05/02/2017 Ban Văn hóa Trung ương đã tổ chức tọa đàm thẩm định lần 2 về mẫu thiết kế pháp phục Phật giáo Việt Nam tại chùa Đại Tuệ, xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; Ngày 22/3/2017, tổ chức tọa đàm giới thiệu các mẫu thiết kế tại chùa Pháp Hoa, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh; Ngày 20/4/2017 tại chùa Yên Phú, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội Ban Văn hóa Trung ương và Hội đồng Trị sự làm việc với Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch với chủ đề "Phối hợp quản lý,, bảo tồn, phát huy di sản Văn hóa Phật giáo Việt Nam”; Tọa đàm chủ đề "Định hướng đặc trưng văn hóa Phật giáo Việt Nam” ngày 29/4/2017 tại hội trường khách sạn Phương Đông tỉnh Nghệ An, để thâm định lần thứ 4 đề an Pháp phục và Ngôn ngữ.
 
            6.2 Tạp chí, báo viết và báo điện tử, Nội san:
 
- Tạp chí Văn hóa Phật giáo; Ấn phẩm Văn hóa Phật giáo Việt Nam của Ban Văn hóa Trung ương; Tạp chí Nghiên cứu Phật học của Phân Viện NCPH; Tạp chí Nghiên cứu Phật học Khuông Việt; Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy của Phật giáo Nam tông; Tuần báo Giác ngộ, Nguyệt san Giác ngộ, các số báo đặc biệt như báo Xuân, báo Phật đản, Vu Lan, Thành đạo được đọc giả đánh giá cao về mặt nội dung và hình thức.
 
- Báo điện tử: Trang báo điện tử của Trung ương GHPGVN, Giác ngộ online, Ban Hoằng pháp Trung ương, Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương, Ban Thông tin Truyền thông, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Trung tâm Liễu Quán (Thừa Thiên Huế), Ban Trị sự GHPGVN Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Kiên Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên, Đà Nẵng, Đak Lak, Đak Nông, Quảng Trị, Thanh Hóa, Nam Định, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Huế, Phật giáo Nguyên Thủy, Phật giáo Nam tông Khmer, Khất sĩ, Đạo Phật Ngày nay, Phật tử Việt Nam, Phân ban Ni giới Trung ương… đăng tải những tin tức, hoạt động Phật sự của Giáo hội và địa phương đến đọc giả một cách nhanh nhất, số lượt người truy cập trang web ngày càng tăng. Đặc biệt, Ban Văn hóa đã thành lập và đưa vào hoạt động trang tin vanhoaphatgiaovietnam.net.
 
- Tờ Nội san Phật học của các tỉnh, thành như Nội san Hoằng pháp (Ban Hoằng pháp GHPGVN Tp. Hà Nội), Nội san Hoa Ưu Đàm (Phân ban Ni giới Trung ương), Nội san Hoa Từ (Ninh Thuận), Nội san Hoa Từ (Tp. Đà Nẵng), Hương sen (Bình Dương), Hương Từ Bi (Đak Nông), Hương Từ Bi (Kiên Giang) Nội san Vô Ưu (Đak Lak), Nội san Quảng Đức (Khánh Hòa), Đuốc sen (Hệ phái Khất sĩ), Nội san chùa Hòa Khánh (Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh), Nội san Trung tâm Liễu Quán (Thừa Thiên Huế), Tập san Đạo Phật ngày nay, Du lịch Tâm linh v.v… thông thường mỗi năm 3 số vào dịp Lễ Phật đản, Vu lan và Phật Thành đạo đã đăng tải những nội dung giáo lý Phật giáo và tình hình sinh hoạt Phật sự tại địa phương.
 
6.3 Sinh hoạt văn hóa, triển lãm, văn nghệ:
 
Hàng năm vào dịp Đại lễ Phật Đản, các Lễ hội Phật giáo… Ban Văn hóa Trung ương và Ban văn hóa, Ban Hướng dẫn Phật tử các tỉnh, thành tổ chức triển lãm văn hóa Phật giáo, văn nghệ, ẩm thực chay để phục vụ đồng bào Phật tử, tạo nên không khí hân hoan, sinh động.
 
Tuần lễ Văn hóa Phật đản gồm các hoạt động như thuyết giảng, văn nghệ, ẩm thực chay, triển lãm, hội thi giáo lý, tọa đàm, diễu hành xe hoa, thuyền hoa, hoa đăng, hội trại v.v… được Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp tổ chức trang nghiêm và trọng thể. Tại mỗi lễ đài tập trung có hàng ngàn Tăng Ni, đại diện chính quyền các cấp và đồng bào Phật tử tham dự.
 
Ngoài ra, chương trình Lễ hội chùa Yên Tử, chùa Bái Đính, chùa Hương, chùa Bà Đen, Lễ hội Phật giáo Mùa Hoa Ban lần thứ ba, Lễ hội Quán Thế Âm v.v... được Ban Trị sự GHPGVN Tp. Hà Nội, tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bạc Liêu, Quảng Ninh, Ninh Bình, Điện Biên, Tây Ninh trọng thể tổ chức trang nghiêm và trọng thể. Nhất là Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Nghệ An đã tổ chức thành công Lễ hội Hương Sen Xứ Nghệ.
 
6.4 Trùng tu, Tôn tạo chùa chiền:
 
Được sự giúp đỡ của Quý Cơ quan chức năng các cấp, nhiều cơ sở tự viện tại các tỉnh, thành đã được trùng tu, tôn tạo khang trang và làm lễ khánh thành. Một số công trình có tính quy mô đã khánh thành như khánh thành giai đoạn 1 và tiếp tục xây dựng các hạng mục của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh; Khánh thành Trụ sở - Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN Tp. Cần Thơ; Đại lễ khánh thành ngôi Liên Hoa Bảo Tháp chùa Linh Ứng, thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
 
Xây dựng công trình chùa cảnh có tính quy mô như: Công trình Việt Nam Quốc Tự - Trung tâm Hành chánh Văn hóa tâm linh mới của Tp. Hồ Chí Minh; Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lai Châu long trọng tổ chức lễ khởi công xây dựng Chùa Trụ sở Phật giáo tỉnh Lai Châu…
 
7. Hoạt động Kinh tế Tài chính
 
7.1 Công đức phí:  
 
Theo thông lệ hằng năm, để có kinh phí hoạt động cho 02 Văn phòng Trung ương Giáo hội tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, Ban Kinh tế Tài chính Trung ương đã có thông bạch số 077 ngày 20/02/2017 gửi đến Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành, Chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử, V/v cúng dàng công đức phí năm 2017 cho các hoạt động của Giáo hội; Thông bạch số 081 ngày 25/4/2017, vận động, phân bổ chỉ tiêu cúng dường Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII. 
 
7.2. Tài chính thu chi của Giáo hội (Có báo cáo riêng)
 
8. Hoạt động Từ thiện xã hội
 
8.1 Tổ chức Hội thảo:
 
Phát huy, nhân rộng mô hình các Tôn giáo tham gia xã hội hóa công tác xã hội, từ thiện (giáo dục mầm non, bảo trợ xã hội và dạy nghề); đồng thời để chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm, thống nhất nhận thức về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước; trách nhiệm của tôn giáo và các giải pháp phát huy vai trò của Phật giáo tham gia xã hội hóa công tác xã hội, từ thiện, an sinh xã hội …Qua đó, tìm giải pháp nhân rộng mô hình về giáo dục mầm non, bảo trợ xã hội và dạy nghề ở một số cơ sở của Phật giáo trong cả nước đã phát huy hiệu quả cao, Ban từ Thiện xã hội Trung ương GHPGVN phối hợp cùng Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc, trường Đại học Khoa Học xã hội và nhân văn Hà Nội và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội thảo khoa học chủ đề "Phát huy vai trò Phật giáo tham gia xã hội hóa công tác xã hội, từ thiện” vào ngày 14-15/6/2017 tại chùa Phật Quang, Tp. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
 
8.2 Tuệ Tĩnh đường, phòng thuốc Đông Tây y:   
 
Hệ thống Tuệ Tĩnh đường, phòng khám Đông Tây y, phòng thuốc Nam trong toàn Giáo hội hiện có trên 165 cơ sở, như Tuệ tĩnh đường Tịnh xá Trung Tâm - Tp. Hồ Chí Minh, Tuệ Tĩnh đường Hải Đức, Nam Phổ, Pháp Lạc, Quang Đức, An Phước, Cự Lại - Thừa Thiên Huế, Kiên Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Cà Mau, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Vĩnh Long, Trà Vinh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Trị, Gia Lai, chùa Trăm Gian – Hà Nội….
 
Tất cả các cơ sở phòng khám, phòng châm cứu, phòng hốt thuốc Nam đều hoạt động có hiệu quả, đã khám bệnh và phát thuốc cho hàng chục ngàn bệnh nhân, tổng trị giá hàng ngàn tỷ đồng.
 
8.3 Trường nuôi dạy trẻ, Lớp học tình thương:
 
Trên tinh thần trách nhiệm ưu đời mẫn thế của người con Phật, các lớp học tình thương, trường nuôi dạy trẻ khuyết tật, mồ côi… trong hệ thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam đều hoạt động ổn định, có kết quả như: Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi, khuyết tật, trẻ bị nhiễm HIV; Trung tâm hỗ trợ người bị nhiễm HIV/AIDS chùa Pháp Vân, chùa Thanh Am – Hà Nội; Trường nuôi dạy trẻ và khuyết tật, người già neo đơn tại Bắc Ninh, Tp. Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Bình Dương, Quảng Trị, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Bà Rịa – Vũng Tàu, Kiên Giang, Tây Ninh đã nuôi dưỡng gần 3000 trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và khuyết tật; chăm sóc hơn 1500 cụ già neo đơn.  
 
Trường dạy nghề tại tỉnh Thừa Thiên Huế đang hoạt động có hiệu quả, với hàng trăm người theo học.
 
Nhìn chung, các cơ sở từ thiện của Giáo hội đều khang trang, tiện ích, góp phần chia sẻ gánh nặng cho xã hội, chi phí cho toàn bộ công tác này hàng chục ngàn tỷ đồng.
 
8.4 Các công tác từ thiện khác:
 
Tăng Ni Phật tử cả nước đã nhiệt liệt hưởng ứng các phong trào ích nước lợi dân, ủng hộ tuyến đầu Tổ quốc, chiến sĩ biên phòng, Trường Sa, ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo, quỹ Bảo trợ trẻ em mồ côi, tàn tật, quỹ khuyến học, quỹ hội người mù, quỹ bảo trợ người cao tuổi, quỹ bảo trợ bệnh nhân nghèo, xây dựng cầu đường, xây nhà tình nghĩa, nhà tình thương, tặng xe đạp, xe lăn, xe lắc, áo quan, gạo, quần áo, thuốc men, trại tâm thần, nhà dưỡng lão, Quỹ Bảo thọ và nhiều công tác từ thiện khác….
 
Tổng công tác TTXH 6 tháng đầu năm 2017 là: 561.364.525.000 đ. Trong đó, Tp. Hồ Chí Minh đạt trên 197 tỷ; đạt từ 10 đến 30 tỷ có các tỉnh Kiên Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thừa Thiên Huế, Bình Dương, Trà Vinh, Cần Thơ, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Bình Thuận, Vĩnh Long, Tây Ninh; đạt dưới 10 tỷ có các tỉnh An Giang, Đak Lak, Cà Mau, Bình Phước, Đà Nẵng, Bình Định, Tiền Giang, Nam Định, Kontum, Thanh Hóa, Hậu Giang, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Gia Lai, Hải Dương… (Ngoài ra, còn một số tỉnh chỉ báo cáo chung, không nêu số tiền cụ thể nên Ban Thư ký không thể tổng hợp báo cáo).
 
9. Hoạt động Phật giáo quốc tế
 
9.1 Công tác hoạt động đối nội:
 
Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương đã tham gia một số công tác Phật sự tại Văn phòng Trung ương Giáo hội; tham dự Hội nghị kỳ 5 khóa VII Trung ương GHPGVN; Lễ mittinh ngày Phật giáo Quốc tế 8/4; Hội nghị sinh hoạt Giáo hội năm 2017; Lễ tưởng niệm lần thứ 54 Bồ tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân và chư Thánh tử đạo; Lễ tưởng niệm chư Tôn đức giáo phẩm đã viên tịch và các buổi lễ khác.   
 
  9.2 Công tác hoạt động đối ngoại:
 
  • Ngày 06/01/2017: HT. Thích Thiện Tâm (Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Phó Trưởng Ban PHật giáo Quốc tế Trung ương); TT. Thích Đức Thiện (Tổng Thư ký HĐTS; Phó Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương) đại diện Trung ương GHPGVN tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, nhiệm kỳ 2016-2021 do Hội Hữu nghị Việt Nam- Ấn Độ tổ chức. TT. Thích Đức Thiện được bầu làm Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam- Ấn Độ.
 
  • Ngày 12/02/2017: Phái đoàn Trung ương GHPGVN do HT. Thích Thiện Nhơn(Chủ tịch HĐTS GHPGVN)làm Trưởng đoàn, cùng với HT. Thích Thiện Pháp (Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS kiêm Trưởng Ban Tăng sự Trung ương) và TT. Thích Nhật Từ (Ủy viên HĐTS, Phó Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương) đã đến Bangkok- Thái Lan tham dự lễ Suy tôn Đức Hòa thượng Somdet Phra Maha Muneewong lên ngôi vị Tăng vương của Vương quốc Thái Lan do Đức vua Thái Lan cùng hoàng gia và Tăng đoàn Thái Lan tổ chức. Nhân dịp này, Viện Giáo dục Phật Đà Thế giới(International Buddha Education Institution) tại Ấn Độ đã phối hợp với Liên minh các lãnh đạo Phật giáo thế giới (World Alliance of Buddhist Leaders) đã trao bằng Tiến sĩ danh dự cho HT. Thích Thiện Nhơn nhằm ghi nhận những đóng góp to lớn của Hòa thượng cho Phật giáo và nền Phật học Việt Nam và Giải thưởng Biểu tượng Phật giáo toàn cầu (Global Buddhist Symbol Award) năm 2017, HT. Thích Thiện Pháp và TT. Thích Nhật Từ nhận Giải thưởng Đại sứ Phật giáo toàn cầu(Global Buddhist Ambassador Award) với sự tham sự của 300 đại biểu đến từ 15 quốc gia trên thế giới.
 
  • Ngày 13/03/2017: Phiên họp báo Ngày Văn hóa Phật giáo Ấn Độ lần thứ 2 được tổ chức tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Giáo hội, chùa Quán Sứ dưới sự đồng chủ trì của TT. Thích Đức Thiện (Tổng Thư ký HĐTS GHPGN) và ông Hà Minh Huệ (Phó Chủ tịch Thường trực Hội hữu nghị Việt Nam- Ấn Độ).
 
  • Ngày 16/03/2017: Trung ương GHPGVN phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ tổ chức Ngày Văn hóa Phật giáo Ấn Độ lần thứ 2 tại Đại Bảo Tháp Tây Thiên, Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc có sự hiện diện của: HT. Thích Thanh Nhiễu (Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN); HT. Thích Quảng Tùng (Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN); TT. Thích Đức Thiện (Tổng Thư ký HĐTS GHPGN); ông Trương Minh Tuấn (Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam- Ấn Độ) và nhiều lãnh đạo cơ quan ban ngành Trung ương và tỉnh Vĩnh Phúc; Ngài Pavathaneni Harish (Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam) và phu nhân, Ngài Gyalwang Drukpa và Tăng đoàn truyền thừa Drukpa cùng đông đảo Tăng Ni và Phật tử trong và ngoài tỉnh Vĩnh Phúc cùng tham dự.
 
  • Ngày 07- 09/04/2017: Phái đoàn Trung ương GHPGVN do TT. Thích Thiện Thống (Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh VP 2 Trung ương) làm Trưởng đoàn, cùng đi có HT. Thích Huệ Thông (Ủy viên Thư ký HĐTS kiêm Phó Chánh VP 2 Trung ương), TT. Thích Quang Thạnh (Ủy viên HĐTS kiêm Phó Chánh VP 2 Trung ương, Phó Trưởng Ban kiêm Chánh Thư ký Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương) đã đến thăm và làm việc với Đại Sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc cũng như Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc; đồng thời khảo sát tình hình Phật tử, bà con kiều bào đang làm ăn, công tác và học tập tại Hàn Quốc và  tham dự Lễ cầu siêu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ trận vong và 64 liệt sĩ Gạc Ma tại Tổ đình Phụng Nguyên (thủ đô Seoul, Hàn Quốc) do Hội Phật tử chùa Pháp Môn Việt Nam tại Hàn Quốc phối hợp với các hội đoàn người Việt Nam tại Hàn Quốc đồng tổ chức.
 
  • Ngày 08/04/2017: Trung ương GHPGVN long trọng tổ chức Lễ mít-tinh hưởng ứng ngày Phật Đản Quốc tế (8-4) tại chùa Quán Sứ, Trụ sở Trung ương GHPGVN.
 
  • Ngày 15/04/2017: Chư Tôn đức Ban Thường trực HĐTS và chính quyền các cấp đã đến Chùa Candaransi, quận 3, Tp.HCM chúc mừng chư Tăng và đồng bào Phật tử Khmer nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer.
 
  • Ngày 12/05/2017: Nhận lời mời của Ban Tổ chức Đại lễ, phái đoàn GHPGVN do HT. Thích Thanh Nhiễu(Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN)làm Trưởng đoàn cùng với HT. Thích Thiện Tâm (Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Phó Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương)và TT. Thích Đức Thiện (Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN, Phó Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương) đã đến thủ đô Colombo, Sri Lanka tham dự Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần thứ 14 năm 2017 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế BMICH.
 
  • Ngày 16/05/2017: HT. Thích Gia Quang (Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Trưởng Ban Thông tin Truyền thôngTrung ương) cùng với chư Tôn đức Trung ương GHPGVN đã tiếp đón thân mật Ông Ibnu Hadi (Đại sứ Indonesia tại Việt Nam) đến thăm và làm việc với chư tôn đức lãnh đạo GHPGVN tại Trụ sở Văn phòng Trung ương chùa Quán Sứ, thủ đô Hà Nội.
 
  • Ngày 21-22/05/2017: Nhận lời mời của Ban Tổ chức ABCP, TT. Thích Đức Thiện (Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN, Phó Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương GHPGVN), đã thay mặt Trung ương Giáo hội tham dự Hội nghị Phật giáo Châu Á vì Hòa Bình (The Asian Buddhist Conference of Peace, gọi tắt ABCP) tại Thủ đô New Delhi, Ấn Độ.
 
           Ban Phật giáo Quốc tế Tp. Hồ Chí Minh do Hòa thượng Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Trung ương, Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Tp. Hồ Chí Minh đã thực hiện một số công tác đối ngoại như sau: Tham dự mitinh kỷ niệm 38 năm giải phóng Campuchia; Hội nghị Việt Nam – Lào; Tuần lễ Văn hóa Ấn Độ chào mừng kỷ niệm 45 năm thiết lập quân hệ Việt Nam - Ấn Độ; Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia; Hội nghị tổng kết năm 2016 Hội Hữu nghị Việt – Mỹ; tọa đmà Việt – Mỹ đối tác toàn diện hợp tác và giao lưu nhân dân; Họp và tổ chức Tết cổ truyền 04 nước Campuchia – Lào – Myanmar – Thái Lan; Tham dự Đại lễ Vesak tại Srilanka; Tham dự chương trình "Hành hương 05 quốc gia vì nền hòa bình thế giới, theo dấu chân bậc hiền sư đắc đạo vùng sống Mê Kông” do Viện nghiên cứu Bodhigayavijjalaya 980 tổ chức và một số công tác khác.
 
  1. Tiếp đón các phái đoàn quốc tế:
 
  • Ngày 05/01/2017: TT. Thích Đức Thiện (Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN); TT. Thích Thanh Điện (Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng I Trung ương GHPGVN) tiếp Phái đoàn Đại sứ quán Mỹ do Bà Meghan E. Kleinsteiber (viên chức theo dõi mãng Tôn giáo của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam đã đến trụ sở Văn phòng Trung ương, số 73, phố Quán Sứ, chùa Quán Sứ, Hà Nội để làm việc và tìm hiểu về tôn giáo ở Việt Nam.
 
  • Ngày 01/02/2017: Phái đoàn Tịnh độ tông Nhật Bản do Hòa thượng Matsuoka Genryu và Hòa thượng Yoshimizu Daichi làm Trưởng đoàn đã đến thăm chư Tôn đức lãnh đạo GHPGVN tại Văn phòng trụ sở Trung ương GHPGVN, số 73, Quán Sứ, Hà Nội. HT. Thích Thanh Nhiễu (Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS), TT. Thích Thanh Điện (Phó Tổng Thư ký HĐTS kiêm Chánh Văn phòng I GHPGVN) và TT. Thích Thanh Tuấn (Ủy viên HĐTS kiêm Phó Văn phòng I GHPGVN) đã thân mật tiếp đoàn.
 
  • Ngày 17/03/2017: TT. Thích Đức Thiện (Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN) cùng với chư Tôn Đức Văn phòng I Trung ương đã thay mặt Trung ương GHPGVN tiếp đón phái đoàn Sri Lanka do Tiến sĩ Wijeyadasa Rajapakse (Bộ trưởng Bộ Tư pháp Sri Lanka) và phái đoàn Phật giáo Sri Lanka đã đến thăm và làm việc với chư Tôn Đức lãnh đạo GHPGVN tại Văn phòng Trụ sở Trung ương GHPGVN, chùa Quán Sứ, thủ đô Hà Nội.
 
 
  • Ngày 27/03/2017: Phái đoàn đại biểu Việt kiều và Phật giáo An Nam tông tại Thái Lan đã đến thăm chư Tôn Đức Trung ương GHPGVN tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. HT. Thích Thanh Nhiễu (Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN); HT. Thích Gia Quang (Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng Ban Thông tin Truyền thông Trung ương) và TT. Thích Đức Thiện (Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN, Trụ trì chùa Phật Tích) cùng chư Tôn đức lãnh đạo Trụ sở Văn phòng Trung ương đã tiếp đón phái đoàn.
 
  • Ngày 16/06/2017: Phái đoàn Phật giáo Ấn Độ doThượng tọa Bhante Sewalee (Tổng Thư ký Hiệp hội Đại thọ Bồ Đề) làm Trưởng đoàn đã đến thăm và chào xã giao chư Tôn Đức Trung ương Giáo hội tại Văn phòng Trụ sở Trung ương Giáo hội, chùa Quán Sứ, Hà Nội. HT. Thích Thanh Nhiễu (Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS) và TT. Thích Thanh Huân (UV. Thường trực HĐTS kiêm Phó VP I Trung ương) đã đón tiếp phái đoàn.
 
9.4 Tổ chức Hội Phật tử Việt Nam tại nước ngoài:
 
Các tổ chức Hội Phật tử Việt Nam tại Cộng hòa Séc, Liên bang Nga, Pháp, Đức, Hungary, Ucraina, Nhật Bản vẫn hoạt động đều đặn, tốt đẹp; Giáo hội đang liên hệ với các cơ quan chức năng để tiến hành thành lập Hội Phật tử Việt Nam tại Hàn Quốc, Singapore, Lào, Campuchia.
 
10. Hoạt động Ban Pháp chế, Ban Kiểm soát:
 
Với chức năng chuyên ngành Pháp chếvà Kiểm soát,Ban Pháp chế Trung ương và Ban Kiểm soát Trung ương đã tham mưu cho Ban Thường trực HĐTS, Văn phòng Trung ương Giáo hội trong công tác giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự, Tăng Ni, Tự viện như: Chia sẻ kinh nghiệm về công tác Pháp chế, công tác Kiểm soát với hoạt động Phật giáo địa phương; tham dự Hội nghị sinh hoạt Giáo hội năm 2017 tại Văn phòng Thường trực Hội đồng Trị sự; Hội nghị giao ban tại 02 Văn phòng Trung ương Giáo hội; tham mưu, góp ý cho Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Văn phòng Trung ương Giáo hội trong một số vấn đề liên quan đến Tăng Ni, tự viện. Đặc biệt là trong công tác tổ chức Đại hội, nhân sự Ban Trị sự cấp huyện, cấp tỉnh tại một vài đơn vị Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh.
 
Ban Pháp chế và Ban Kiểm soát các tỉnh, thành phố đều tích cực hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ được Ban Trị sự GHPGVN các cấp giao phó, góp phần ổn định tình hình sinh hoạt Tăng Ni, tự viện tại địa phương.
 
Ban Pháp chế Trung ương và Ban Kiểm soát Trung ương đã phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ VII (2012 - 2017). Tại Hội nghị, Trung ương Giáo hội đã tặng bằng Tuyên dương Công đức, Bằng Công đức cho các thành viên có nhiều đóng góp tích cực cho các hoạt động Phật sự của Giáo hội.  
       
  11. Hoạt động Thông tin Truyền thông
 
11.1 Kênh truyền hình An Viên và trang phatgiao.org.vn đã tập trung sản xuất tin, bài theo lịch hoạt động phật sự thường kỳ; sản xuất các chương trình chuyên đề giới thiệu các chùa, tự viện, giới thiệu các tấm gương điển hình có những đóng góp cho Phật giáo và cho xã hội như:
 
                 - Truyền thông các Phật sự trọng tâm các sự kiện, các lễ hội Phật giáo của Trung ương Giáo hội và Giáo hội các tỉnh, thành phố, các tự viện; Chủ động tuyên truyền làm rõ các yếu tố tiêu cực còn xảy ra trong lễ hội; đồng thời truyền thông những nỗ lực, cố gắng của GHPGVN các cấp trong việc giữ gìn chính pháp, sự linh thiêng, trong sáng của trong các lễ hội tại các chùa, và các di tích Phật giáo.
 
                 - Tuyên truyền cho quần chúng nhân dân hiểu đúng về các tính chất tôn giáo – Phật giáo trong các lễ hội, tránh các yếu tố mê tín dị đoạn.
 
                 - Truyền thông các sự kiện Phật giáo tại vùng biên giới, hải đảo, các tỉnh mới thành lập Ban Trị sự.
 
                 + Lịch phát sóng, kênh An Viên tăng tần suất phát sóng từ 1 bản tin lên 4 bản tin/ngày (7h; 12h; 16h; và 20h)
 
            11.2 Xử lý sự kiện khủng hoảng truyền thông:
 
Nhiều sự kiện khủng liên quan đến cơ sở Tự viện, Tăng Ni được đăng tải trên các nhật báo, báo điện tử hoặc phát sóng trên các kênh truyền hình, Ban Thông tin truyền thông đã có những cuộc trao đổi, những phản ánh, đề nghị quý báo, quý đài sử dụng từ đúng mực, tránh việc câu khách, giật gân ảnh hưởng đến uy tín chung của giới tu hành và có những định hướng để các báo thực hiện tác nghiệp.  
 
11.3 Trao đổi và phối hợp hoạt động Phật sự:
 
Ban Thông tin truyền thông đã phối hợp cùng các cơ quan báo đài ngoài xã hội như Đài THVN, Đài THHN, Đài TNVN, TTXVN, các báo in và báo điện tử như báo Nhân Dân, Hà Nội Mới, Kiến thức, VietnamNet, Vnexpress.Net, Vnmedia, Infonet … để đăng tải, truyền tải các sự kiện lớn của GHPGVN bằng việc phối hợp cung cấp thông tin, hình ảnh, cung cấp dữ liệu sự kiện; phối hợp thẩm định và kiểm tra một số nội dung trước khi đăng tải và truyền tải chính thức ra xã hội.
 
Ban TTTT T.Ư thường xuyên trao đổi và phối hợp hoạt động Phật sự với Ban TTTT các địa phương để nắm bắt và đưa tin về các thông tin, sự kiện Phật sự tại địa phương một cách chính xác và nhanh nhất.
 
Ban TTTT T.Ư cũng nhận được văn bản của Ban Trị sự các địa phương, cũng như thư từ, email của bạn đọc gửi…. Với những bài có thể đăng tải được, Ban TTTT T.Ư đã phân loại và đăng bài phản ánh trên trang phatgiao.org.vn, gửi Văn phòng Giáo hội xem xét và giải quyết cũng như liên hệ và gửi tới các tờ báo có liên quan đề nghị sửa chữa, gỡ bỏ hoặc chấn chỉnh các tin, bài có nội dung chưa chính xác.
 
12. Hoạt động Viện và Phân viện NCPHVN
 
12.1 Đào tạo nhân sự:
 
-    Trung tâm dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang đã chiêu sinh các lớp Hán nôm với các môn học mang tính chuyên ngành phối hợp giữa Hán học truyền thống và hiện đại, ngữ văn, dịch thuật, thư pháp, quản lý thư viện. Trung tâm đào tạo theo hai hệ, hệ đào tạo dài hạn (04 năm) có 69 học viên,  hệ đào tạo ngắn hạn có 223 học viên. Lớp hè vui học tiếng Hoa có 50 học viên, học trong thời gian 10 tuần.  
 
-     Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam kết hợp với Ban Phật học chùa Xá Lợi tiếp tục duy trì các lớp giảng dạy: Hán văn Phật pháp căn bản; lớp dạy tiếng Pali, lớp dạy tiếng Pali qua mạng Internet, lớp Anh văn Phật pháp, lớp Pháp văn, lớp viết thư pháp.
 
-    Trung tâm Nghiên cứu Phật học Hán truyền liên kết với các Phật học Viện ở Đài Loan Từ Quang, Viên Quang gửi Tăng Ni du học nhằm nâng cao trình độ Hoa ngữ.
 
-    Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thiền học Nam truyền tiếp tục giới thiệu Tăng Ni du học tại các nước có truyền thống Phật giáo Nam truyền.
 
12.2 Phiên dịch, Xuất bản:
 
Các Trung tâm của Viện: Trung tâm Phật học Hán truyền, Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Thiền Phật giáo Nam tông, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thiền học Bắc truyền, Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Phật học, Trung tâm Nghiên cứu Pali học, Trung tâm phiên dịch Hán Nôm Huệ Quang, Ban phiên dịch Anh ngữ đã phiên dịch 12 tác phẩm và xuất bản, tái bản 33 tác phẩm.
 
12.3 Hội thảo:
 
- Ngày 20/5/2017, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam kết hợp Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học tổ chức Hội thảo khoa học về Hòa thượng Khánh Hòa và phong trào chấn hưng Phật giáo ở việt Nam;
 
- Ngày 17/3/2017, tổ chức tọa đàm về "Truyền thống Phật giáo Kim Cang thừa và mối liên hệ với Phật giáo Việt Nam” tại chùa Phật học Xá Lợi.
 
- Tham dự Hội thảo "Thiền sư Pháp Loa” tại Thiền viện Sùng Phúc, Hà Nội; Hội thảo khoa học quốc tế về Đối thoại liên niềm tin tôn giáo và trách nhiệm xã hội do Viện Nghiên cứu Tôn giáo và Tổ chức Glocal.net tổ chức; tham dự Tọa đàm "Ni giới truyền thống và phát triển” do Phân ban Ni giới Trung ương tổ chức tại tỉnh Bình Dương; Hội thảo "Phát huy vai trò của Phật giáo tham gia xã hội hóa công tác từ thiện” tại Kiên Giang.    
 
12.4 Sinh hoạt Thiền:
 
Tổ chức các khóa thiền tại chùa Nguyên Thủy quận 2, Tổ đình Bửu Quang quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh, Thiền viện Phước Sơn Đồng Nai, Tổ đình Bửu Long quận Long Bình, chùa Tam Bảo Tp. Đà Nẵng; chùa Huyền Không, chùa Pháp Luân Huế; chùa Linh Thông, chùa Pháp Vân Hà Nội; Ni viện Viên Không …  thường xuyên tổ chức các khóa thiền ngắn hạn cho Tăng Ni, Phật tử do các Thiền sư Miến Điện, Thái Lan, Ấn Độ, Srilanka; HT. Viên Minh và một số Thiền sư trong nước hướng dẫn.
 
12.5. Phân viện Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội:
 
Tạp chí Nghiên cứu Phật học xuất bản đều đặn 2 tháng một số, có nhiều cải tiến về nội dung và hình thức, các số trong năm đều có các chuyên đề theo dòng sự kiện của Phật giáo và của Giáo hội.
 
Phân viện tiếp tục tiến hành in ấn kinh sách phổ biến cho các đạo tràng, cộng đồng Phật tử và tổ chức các buổi sinh hoạt Phật sự chuyên đề. 
 
Hòa thượng Gia Quang – Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội, Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Phật học đã tham gia viết bài tham luận, các bài nghiên cứu đăng trên Tạp chí công tác Tôn giáo, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Tạp chí Xây dựng Đảng, Dân vận và các báo.
 
IV. CÔNG TÁC XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
 
Phát huy tinh thần phụng đạo yêu nước, thiết thân cùng xã hội, hiện hữu trong lòng dân tộc, quyết tâm giữ vững tinh thần độc lập dân tộc, phụng sự chúng sinh là cúng dường Chư Phật, đồng thời, để phát huy vai trò thành viên trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện hữu hiệu phương châm hoạt động của Giáo hội "Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”, các thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp Tăng Ni, Phật tử cả nước đã tích cực tham gia các phong trào ích nước lợi dân, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi sinh, môi trường sinh thái, ứng phó biến đổi khí hậu, xây dựng nếp sống mới trên địa bàn khu dân cư, xây dựng chùa cảnh văn hóa, ủng hộ quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu; tích cực trong các mặt hoạt động từ thiện xã hội, xóa đói giảm nghèo, ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa, cứu trợ đồng bào các tỉnh vùng sâu, vùng xa; tham gia ủng hộ công tác xây dựng trường học, lớp học, phòng học tại các vùng sâu vùng xa, đắp lộ, xây cầu giao thông, khoan giếng nước sạch. Nổi bật nhất là bếp ăn từ thiện, nồi cháo tình thương giúp đỡ cho bệnh nhân nghèo tại các bệnh viện được các tự viện, các nhóm Phật tử thực hiện thường xuyên; động viên con em gia đình Phật tử thi hành nghĩa vụ quân sự, làm tròn bổn phận công dân đối với đất nước và xã hội.
 
Tăng Ni và Phật tử luôn giữ vững lập trường, phát huy truyền thống đoàn kết, hòa hợp, độc lập dân tộc, theo hướng đi lên của thời đại, góp phần xây dựng xã hội Việt Nam văn minh, tiến bộ, giàu mạnh. Từ đó, đã xuất hiện nhiều gương điển hình, gương người tốt việc tốt, bàn tay vàng giàu lòng nhân đạo v.v… nên đã được nhà nước trao tặng Huân chương, Bằng khen, Giấy khen và Bằng Tuyên dương công đức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
 
C. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ ƯU KHUYẾT ĐIỂM
 
1. Mặt ưu
 
Trên cơ sở chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VII (2012 - 2017), trong 6 tháng đầu năm, Giáo hội đã bám sát các mặt công tác bằng sự vận dụng trí tuệ tập thể, tinh thần hòa hợp, đoàn kết, phát huy tính sáng tạo, giữ vững niềm tin Đạo pháp của các thành viên Tăng Ni, Phật tử cả nước. Qua đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thành tựu những công tác và đạt thành quả nổi bật như sau:
 
-     Tiếp tục triển khai Nghị quyết Đại hội VII GHPGVN; hướng dẫn triển khai thực hiện Hiến chương GHPGVN tu chỉnh lần thứ V; Nghị quyết Hội kỳ 5 Trung ương Giáo hội. 
 
-     Bám sát và chỉ đạo sâu sắc Đại hội Đại biểu Phật giáo các tỉnh, thành nhiệm kỳ 2017 – 2022.
 
-     Văn phòng Trung ương Giáo hội và các Ban, Viện Trung ương đã được củng cố và tăng cường nhân sự hợp lý, quan hệ chặt chẽ, giải quyết kịp thời những Phật sự cần thiết và hoạt động đồng bộ.
 
-     Tổ chức thành công nhiều hội nghị, hội thảo và các lễ hội Phật giáo.
 
-     Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày càng tăng thêm uy tín và sự hiểu biết đối với Tăng Ni, Phật tử trong nước cũng như cộng đồng thế giới, qua các cuộc Hội nghị, hội thảo quốc tế của Giáo hội.
 
2. Hạn chế
 
-      Do nhiều yếu tố khách quan, nên một vài chương trình hoạt động Phật sự của Trung ương Giáo hội, Ban, Viện được đề ra nhưng việc thực hiện chưa đạt kết quả cao.  
 
-      Việc giải quyết các khiếu nại, kiến nghị của Tăng Ni, Phật tử tại một vài Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh, thành còn nhiêu khê, chưa đạt được kết quả.
 
-      Việc giải quyết vấn nạn giả sư mặc dù đưa ra nhiều biện pháp, nhưng chưa thực sự hiệu quả.
 
Tóm lại, với những thành tựu đạt được, Giáo hội quyết tâm phát huy cao hơn nữa. Đối với những tồn đọng, khó khăn và hạn chế đã nêu nhưng với sự quyết tâm của toàn Giáo hội, cũng như tinh thần phụng sự Đạo pháp và Dân tộc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp, Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước, sự giúp đỡ chân tình của các cơ quan chức năng lãnh đạo Trung ương và địa phương, nhất định công tác Phật sự trong 6 tháng cuối năm 2017 của Giáo hội sẽ đạt được nhiều thành quả tốt đẹp hơn, góp phần hoàn thiện chương trình hoạt động Phật sự năm năm mà Giáo hội đã đề ra tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VII tiến đến Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII thành công tốt đẹp./.
 
CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ
6 THÁNG CUỐI NĂM 2017 CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
 
Chương trình hoạt động Phật sự 6 tháng cuối năm 2017 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thiết lập trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII, chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ (2012 - 2017), Nghị quyết Hội nghị Kỳ 5 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; báo cáo sơ kết công tác hoạt động 6 tháng đầu năm 2017 và chương trình hoạt động 6 tháng cuối năm 2017 của các Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành.
I. TỔ CHỨC VÀ HÀNH CHÍNH:
1.    Tổ chức, triển khai, thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN.
2.    Hoàn tất các thủ tục, nội dung tổ chức Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2017 – 2022 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
3.    Tổ chức hoàn tất Đại hội Phật giáo các tỉnh, thành cuối quý III/2017.
4.    Thực hiện việc tuyên dương công đức, khen thưởng tại Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII.
5.    Thường xuyên trao đổi thông tin, hợp tác giữa Giáo hội Phật giáo Việt Nam với các tổ chức Phật giáo quốc tế.
6.    Hỗ trợ các Ban, Viện Trung ương, Phật giáo Nam tông Khmer, Phân ban, Phân viện triển khai thực các hoạt động Phật sự theo chương trình đã dự kiến.
II. HOẠT ĐỘNG CỦA BAN, VIỆN TRUNG ƯƠNG:
      1. Ban Tăng sự:
1.    Hoàn tất công tác Tấn phong Giáo phẩm tại Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn Quốc lần thứ VIII.
2.    Hỗ trợ và hướng dẫn các đơn vị Phật giáo tỉnh, thành tiến hành tổ chức Đại giới đàn như đã dự kiến.
3.    Tiếp tục duyệt cấp giấy Chứng nhận Tăng Ni, Chứng nhận Tu sĩ chư Tăng Phật giáo Nam tông Khmer và Chứng điệp thọ giới cho Tăng Ni.
4.    Hỗ trợ Phật giáo Nam tông Khmer trong việc thực hiện các chương trình hoạt động Phật sự.
5.    Hỗ trợ Phân ban Ni giới thuộc Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN trong các hoạt động Phật sự.
2. Ban Giáo dục Tăng Ni:
1.    Tiếp tục triển khai chương trình biên soạn sách Giáo khoa Trung cấp Phật học; tiến hành in ấn các sách giáo khoa đã nghiệm thu bản thảo.
2.    Từng bước áp dụng sách giáo khoa Trung cấp Phật học được Ban Giáo dục Tăng Ni biên soạn mới vào chương trình giảng dạy cho toàn bộ hệ thống Trung cấp Phật học.
3.    Lập kế hoạch tổ chức cho các Trường Trung cấp Phật học giao lưu trao đổi về việc nâng cao chất lượng đào tạo.
4.    Lập kế hoạch chuyển đổi các Trường Trung cấp Phật học đang đào tạo chương trình Cao đẳng Phật học thành Trường Cao Trung Phật học.
5.    Quan tâm, tạo mối quan hệ gắn bó giúp đỡ các lớp Sơ cấp, Trung cấp Phật học, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer được phát triển tốt.
 
6.    Theo dõi và hỗ trợ việc thực hiện chương trình thí điểm đào tạo Thạc sĩ Phật học khóa 2 niên khóa 2017 – 2019 tại Học viện Phật giáo Việt Nam Tp. Hồ Chí Minh.
 
3. Ban Hoằng pháp:
 
1.      Tiếp tục có kế hoạch cụ thể cho việc cơ cấu nhân sự và chương trình hoạt động Phật sự của các Phân ban thuộc Ban Hoằng pháp Trung ương.
 
2.      Duy trì và phát triển những buổi thuyết giảng tại các Giảng đường, Đạo tràng Tu Bát quan trai, khóa tu Phật thất, Một ngày an lạc, Tìm lại chính mình và các lớp Giáo lý tại các Tự viện trong cả nước.
3.      Tìm mặt bằng cho việc xây dựng Trung tâm Hoằng pháp phía Nam để làm cơ sở đào tạo Tăng Ni giảng sư và tập huấn hoằng pháp viên, tổ chức các khóa tu học, bồi dưỡng cho Tăng Ni và Phật tử trong công tác truyền bá Chính pháp.
4.      Tiếp tục Phối hợp với Ban Phật giáo Quốc tế phát triển chương trình Hoằng pháp ở nước ngoài.
5.      Kết hợp với Ban Viện Trung ương trong việc truyền bá Chánh pháp, lợi lạc chúng hữu tình.
6.      Kết hợp cùng Ban Thông tin, Báo chí, Triển lãm, Văn nghệ của Ban Tổ chức Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII để triển khai công tác tuyên truyền Đại hội VIII GHPGVN đến Tự viện, Tăng Ni, Phật tử GHPGVN trong và ngoài nước.
7.      Tiếp tục phối hợp với Ban Thông tin Truyền thông trong công tác truyền bá Chính pháp trên kênh truyền hình An Viên (AVG), cùng các trang mạng.
 
4. Ban hướng dẫn Phật tử:
1.      Tổ chức khóa tu toàn quốc, hội thi giáo lý, ngoại khóa … để đẩy mạnh công tác hướng dẫn Phật tử tu tập.
2.      Soạn thảo chương trình giảng dạy Lới Giáo lý dành cho Phật tử tại gia từ thấp đến cao, để có sự thống nhất chung trong toàn quốc. Cấp giấy chứng nhận Giáo lý do Ban Hướng dẫn Phật tử ban hành.
3.      Thiết lập Facebook của Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương gắn liền với cộng đồng mạng. Kết nối với các Ban Hướng dẫn Phật tử tỉnh, thành…
4.      Hướng dẫn và khuyến khích các Phật tử tích cực hưởng ứng việc tổ chức Lễ Hằng thuận tại các Tự viện.
5.      Tăng cường sinh hoạt hội nhập cộng đồng và từ thiện xã hội.
6.      Củng cố tổ chức các Phân ban mới thành lập, tạo điều kiện giúp đỡ để các Phân ban, Tiểu ban thuộc Ban Hướng dẫn Phật tử hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác Phật sự của Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương.
7.      Tiếp tục hướng dẫn Ban Hướng dẫn Phật tử các tỉnh, thành thành lập Phân ban Thanh thiếu nhi Phật tử và Phân ban Phật tử Dân tộc.
5. Ban Nghi lễ:
1.      Phổ biến chương trình hoạt động của Ban Nghi lễ Trung ương.
2.      Tham gia công tác giảng dạy về nghi lễ tại các khóa Bồi dưỡng Nghi lễ.
3.      Phối hợp với Ban Tăng sự thực hiện nghi lễ cho các Đại giới đàn.
4.      Hỗ trợ các hoạt động về Nghi lễ cho Ban Nghi lễ Phật giáo các tỉnh, thành.
5.      Tham gia công tác tổ chức Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII.
6.      Tổ chức phiên họp chuẩn bị cơ cấu nhân sự Ban Nghi lễ nhiệm kỳ VIII (2017 - 2022).
6. Ban Văn hóa:
1.      Tiếp tục thực hiện 04 đề án Pháp phục, kiến trúc, ngôn ngữ, di sản Phật giáo. 
 
2.      Triển khai các bước tiếp theo của Dự án số hóa 3D những ngôi chùa Việt Nam.
 
3.      Tiến hành các phần liên quan tới chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc chủ đề "Phật Tâm Ca” chào mừng Đại hội VIII GHPGVN.
 
4.      Chuẩn bị các tác phẩm mỹ thuật đặc sắc cho triển lãm mỹ thuật dự kiến tổ chức tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia – Hà Nội để chào mừng Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII.
 
5.      Kết hợp với Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Da giầy Việt Nam triển khai may pháp phục và làm giầy da cúng dường Đại biểu dự Đại hội VIII GHPGVN.
6.      Tiếp tục phối hợp với Ban Trị sự và Ban Văn hóa các tỉnh, thành tổ chức hội thảo chuyên đề hành trạng của chư Tôn đức Tăng Ni và Cư sĩ hữu công đối với Phật giáo; Thúc đẩy Ban Trị sự và Ban Văn hóa các tỉnh, thành hoàn tất việc biên soạn Lịch sử Phật giáo và hành trang chư tôn Thiền đức – Cư sĩ hữu công đối với Phật giáo.
7.      Xây dựng kế hoạch thống kê và phát triển hệ thống Viện bảo tàng và thư viện Phật giáo tại Trung ương và địa phương.
7. Ban Kinh tế Tài chính:
1.      Tham gia các hoạt động Phật sự của Trung ương Giáo hội, nhất là công tác tổ chức Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII tại Thủ đô Hà Nội. 
 
2.      Vận động Tăng Ni, Phật tử các Tự viện cúng dàng Công đức phí cho các hoạt động của GHPGVN, nhất là vận động tài chính cúng dường Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII.
 
3.      Tùy theo điều kiện tài chính sẽ hỗ trợ và cúng dường cho hoạt động của Trung ương Giáo hội, các Ban Trung ương.
 
4.      Tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ VII (2012 - 2017).
8. Ban Từ thiện Xã hội:
1.    Triển khai chương trình hoạt động TTXH chào mừng Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII.
 
2.    Củng cố và nhân rộng hệ thống Tuệ Tĩnh Đường, phòng phát thuốc Đông, Tây y tại các tỉnh, thành, quận, huyện trong cả nước.
3.    Hỗ trợ cho Tăng Ni, Phật Tử thành lập trường dân lập (Mẫu giáo mần non), lớp học tình thương, trung tâm dạy nghề, nuôi dạy trẻ mồ côi, trẻ em khuyết tật (nếu có yêu cầu), phát triển bếp ăn từ thiện, nồi cháo tình thương tại các Tự viện.
4.    Vận động Tăng Ni, Phật Tử trong và ngoài nước xây dựng nhà Đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, nhà tình thương; ủng hộ chương trình đem lại ánh sáng cho bệnh nhân đục thủy tinh thể, vận động cứu trợ đồng bào bị thiên tai; ủng hộ chương trình cây mùa xuân cho đồng bào nghèo.
5.    Phối hợp với Cơ quan liên hệ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện các chương trình bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu; nghiên cứu và phát triển thêm các Trung tâm tư vấn và chương trình phòng chống HIV/AIDS.
6.    Tiếp tục tiến hành thành lập dự án Trung tâm Từ thiện Xã hội.
 
9. Ban Phật giáo Quốc tế:
  1. Tiếp tục động viên và hỗ trợ cho các Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành có điều kiện thành lập Ban Phật giáo Quốc tế tại các tỉnh, thành.
  2. Hỗ trợ và tham mưu cho GHPGVN trong các công tác đối ngoại; tham gia công tác Phật sự đối nội do Trung ương Giáo hội chỉ đạo.
3. Tiếp tục phát huy vai trò, khả năng đoàn kết của GHPGVN với các tổ chức, hội đoàn và các nước Phật giáo thân hữu trên thế giới.
4. Tiếp tục quan tâm và hỗ trợ cho Hội Phật tử Việt Nam tại các nước: Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Nga, Đức, Vương quốc Bỉ, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Séc, Ucraina, Hungary, Ba Lan và Tiệp Khắc v.v… ổn định, đoàn kết và phát triển vững mạnh. 
5. Tiếp tục nghiên cứu, hỗ trợ và động viên cho đồng bào người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Hàn quốc, Anh quốc. Hướng đến việc thành lập Hội Phật tử Việt Nam tại Hàn quốc và Anh quốc.
6. Tiếp tục nỗ lực hỗ trợ và liên hệ thân hữu với Tăng Ni, đồng bào Phật tử Việt kiều ở nước ngoài để có thêm những cơ sở Phật giáo tại Âu Mỹ, Úc Châu và các nước trong khu vực; đặc biệt, quan tâm giúp đỡ Thiền viện Trúc Lâm Paris được ổn định và sinh hoạt lâu dài; Tăng cường mối liên hệ với Tăng Ni và Phật tử người Việt Nam tại nước ngoài nhằm thể hiện chính sách đoàn kết, tình đạo, tình quê hương và tình dân tộc của Giáo hội đối với cộng đồng người Việt đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài. 
7. Quan tâm đến việc đón tiếp các phái đoàn Phật giáo bạn, các tổ chức Phật giáo quốc tế và các đoàn khách nước ngoài đến thăm hữu nghị Việt Nam và GHPGVN; Tiếp tục tham mưu cho Trung ương Giáo hội của phái đoàn đại diện GHPGVN tham dự các lễ hội, hội thảo, hội nghị Phật giáo quốc tế và khu vực.
8. Tiếp tục tạo mối quan hệ hữu nghị chặt chẽ và giao lưu trao đổi văn hóa giữa Phật giáo Nam tông Khmer trong khu vực.
10. Ban Pháp chế:
  1. Triển khai các hoạt động chuyên môn của Ban Pháp chế Trung ương.
 
  1. Hỗ trợ Ban Pháp chế các tỉnh, thành trong công tác chuyên ngành.
 
  1. Tham mưu cho Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Văn phòng Trung ương Giáo hội trong công tác giải quyết khiếu nại liên quan đến Tăng Ni, Tự viện, nhân sự các cấp Giáo hội.  
 
  1. Tham gia công tác tổ chức và cử Đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII.
 
11. Ban Kiểm soát:
  1. Phối kết hợp với Ban Tăng sự, Ban Pháp chế Trung ương để rà soát và đề xuất với Ban Thường trực Hội đồng Trị sự giải quyết một số vụ việc liên quan đến cơ sở Tự viện, Tăng Ni và Phật tử.
2.      Đối với những vấn đề quan trọng trong quản lý, điều hành của Trung ương Giáo hội, Ban Kiểm soát Trung ương phối kết hợp với Ban Thư ký Giáo hội để nghiên cứu, đề xuất giải pháp giải quyết theo quy định của Hiến chương GHPGVN và Pháp luật Nhà nước.
3.      Hỗ trợ Ban Kiểm soát cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo sự phân công của Giáo hội cùng cấp.
4.      Giám sát, đề xuất ý kiến với Trung ương Giáo hội trong công tác tổ chức Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII  
12. Ban Thông tin Truyền thông:
1.      Tổ chức chương trình Vu lan và tôn vinh các tấm gương hiếu thảo; Chương trình truyền hình trực tiếp về Vu lan năm 2017 tại Nhà hát lớn Tp. Hà Nội. 
2.      Tiếp tục sản xuất tin, bài về công tác Phật sự trong nước và quốc tế bám sát các hoạt động Phật sự năm 2017. Đặc biệt là sự kiện Đại hội đại biểu Phật giáo các tỉnh, thành và Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII nhiệm kỳ 2017 – 2022.  
3.      Tăng cường phối hợp cùng các website, Tạp chí Phật giáo để trao đổi chương trình, mở rộng phạm vi truyền thông Phật giáo và phối hợp xử lý khủng hoảng truyền thông.
4.      Kết nối trực tiếp với các Ban TTTT của GHPGVN các tỉnh/thành để thu thập thông tin, tư liệu, ứng xử và xử lý nhanh các vụ khủng hoảng truyền thông, góp phần xây dựng hình ảnh tốt đẹp của GHPGVN.
5.      Phối hợp với Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội xuất bản các ấn phẩm về Lịch sử Phật giáo các nước, giúp cho nhu cầu tìm hiểu tư liệu và Phật giáo các nước, bắc nhịp cầu củng cố và phát triển quan hệ giữa Phật giáo Việt Nam và các nước có truyền thống Phật giáo.
6.      Tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ VII (2012 - 2017).
13. Viện – Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam:
1.      Tiếp tục công tác biên dịch, biên soạn, in ấn và phát hành kinh sách của Viện và Phân viện.
2.      Tiếp tục công bố những thành tựu đã nghiên cứu về Văn hóa Phật giáo Việt Nam thời du nhập; giới thiệu những công trình mới phát hiện về văn bia Phật giáo và phân tích giá trị tư tưởng và nghệ thuật.
3.      Tiếp tục tổ chức và giảng dạy các khóa thiền.
4.      Khai giảng lớp huấn luyện phiên dịch.
5.      Xuất bản ấn phẩm Tạp chí Nghiên cứu Phật học.
6.      Tăng cường việc in ấn và phổ biến kinh sách trong cộng đồng Phật tử, các đạo tràng.
III. PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN:
-        Tăng cường hiệu năng làm việc và liên hệ chặt chẽ giữa Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Ban, Viện Trung ương, Văn phòng Trung ương Giáo hội và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp.
 
-        Theo dõi tình hình, đôn đốc, kiểm tra hoạt động Phật sự ở các cấp Giáo hội, các Ban, Viện Trung ương Giáo hội, đối chiếu kế hoạch 5 năm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam để đảm bảo và hoàn thành công tác Phật sự nhiệm kỳ VII (2012 - 2017) đã được Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VII đã hoạch định.
 
-        Hỗ trợ, góp ý các Ban, Viện Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự GHPGVN các cấp triển khai, thực hiện các công tác Phật sự có liên quan phù hợp với Hiến chương Giáo hội, Nội quy Ban, Viện Trung ương và Pháp luật Nhà nước.
-        Phối hợp chặt chẽ công tác giữa Ban Thường trực Ban Trị sự, các Ban chuyên môn và hai Văn phòng Trung ương Giáo hội để nhanh chóng thực hiện các thông tin liên lạc giữa Trung ương Giáo hội với các địa phương; kịp thời báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đối với tình hình hoạt động của các Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự GHPGVN các cấp; đề xuất phương thức giải quyết trong trường hợp cần thiết, chú trọng đến các khó khăn, vướng mắc mới phát sinh có thể làm ảnh hưởng đến kỷ cương, sự ổn định và phát triển bền vững của GHPGVN.
-        Tiếp tục vận động Tăng Ni, Phật tử phát huy tinh thần phụng đạo yêu nước, tích cực tham gia các phong trào ích nước lợi dân, phúc lợi xã hội; bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu; xây dựng đời sống văn hóa trên lĩnh vực giao thông, ở khu dân cư v.v…; ủng hộ quốc phòng, biển đảo quê hương, bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ; nỗ lực góp phần xây dựng, phát triển Tổ quốc Việt Nam theo mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
-        Các Ban liên quan hoàn tất công tác chuẩn bị nội dung tổ chức Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII, nhiệm kỳ (2017 – 2022).
-        Liên hệ các ngành chức năng Trung ương và tỉnh, thành để hỗ trợ các thủ tục liên quan đến Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII tại Thủ đô Hà Nội. 
-        Ban Thư ký Hội đồng Trị sự, 02 Văn phòng Trung ương Giáo hội hoàn chỉnh các văn kiện liên quan tiến đến Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII. 
 
BAN THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Ý kiến phản hồi

Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu